6. Bố cục của đề tài
2.2.3. Nguyên nhân của những tồn tại
Nguyên nhân khách quan là do đặc thù của ngành xây dựng nên công tác hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu là rất phức tạp, không thể tránh khỏi những hạn chế và sai sót.
Kho nguyên vật liệu nằm ngay tại chân các công trình thi công nên việc đảm bảo kho bãi một cách tốt nhất là rất khó, đòi hỏi nhiều chi phí.
Vì kho bảo quản nằm ở chân công trình, mà số lượng công trình của xí nghiệp là rất lớn, nằm rải rác nhiều nơi nên việc tổ chức kiểm tra, giám sát trong công tác nhập, xuất nguyên vật liệu là rất khó, đòi hỏi nhiều thời gian.
Công nhân là người làm công ăn lương, phần lớn là người có trình độ thấp nên việc để họ nhận thức được tầm quan trọng của việc tiết kiệm nguyên vật liệu là công tác lâu dài của xí nghiệp, không thể thực hiện một sáng, một chiều.
Bên cạnh những nguyên nhân trên thì biến động của nền kinh tế khu vực trong thời gian qua cũng ảnh hưởng không nhỏ tới công tác hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu của xí nghiệp.
Qua sự đánh giá về nguyên nhân của những tồn tại ta có thể nhìn thấy những cơ hội và thách thức về công tác hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu của xí nghiệp số 4:
Thách thức:
- Bài toán về tiết kiệm chi phí là một thách thức lớn đối với xí nghiệp. Do đặc thù ngành nên kho nguyên vật liệu của xí nghiệp phải bố trí tại chân các công trình, số lượng công trình xí nghiệp trúng thầu lại lớn, nằm rải rác khắp nơi nên đòi hỏi lượng chi phí để xây dựng kho bãi lớn.
- Số lượng nguyên vật liệu lớn, công trình nằm nhiều nơi nên gây thách thức trong công tác kiểm tra, kiểm soát, quản lí xuất, nhập nguyên vật liệu của xí nghiệp.
- Do nhu cầu nguyên vật liệu, nhân lực, tài chính lớn nên thách thức về nguồn cung ứng nguyên vật liệu, nguồn nhân lực, tài chính, cạnh tranh là điều không thể tránh khỏi.
Cơ hội:
Bên cạnh những thách thức thí xí nghiệp còn tìm thấy cho mình những cơ hội từ môi trường bên ngoài mang lại.
- Trên thị trường hiện nay có rất nhiều nguồn cung ứng nguyên vật liệu tạo cơ hội cho xí nghiệp lựa chọn.
- Nguồn lao động trong nước dồi dào và cơ chế mở cửa của nhà nước đã giúp xí nghiệp có nhiều cơ hội trong việc mở rộng thị trường, giảm chi phí về nhân lực, nguyên vật liệu, giảm bớt áp lực cạnh tranh trong đầu tư.
Qua việc nhận thấy những cơ hội và thách thức trên chúng ta có thể sử dụng ma trận EFE để đánh giá chiến lược của công ty trong mối quan hệ với các yếu tố bên ngoài như sau:
- Ma trận EFE
Là ma trận dùng để đáng giá xem chiến lược hiện tại của doanh nghiệp có còn tận dụng được các cơ hội và hạn chế được các thách thức của xí nghiệp hay không? Và mức độ tác động của các yếu tố hiện tại lên chiến lược của xí nghiệp.
Sơ đồ 2.2: Mô hình ma trận EFE
Các yếu tố thuộc
MTKD bên ngoài Mức độ quan trọng Phân loại Điểm quan trọng
(1) (2) (3) (4) - Nguồn cung cấp nguyên vật liệu (bạn hàng) - Thị trường ngành - Đối thủ cạnh tranh - Sự phát triển của nền kinh tế, cơ chế của nhà nước - Thị hiếu của khách hàng 0.3 0.2 0.2 0.2 0.1 4 4 3 3 2 1.2 0.8 0.6 0.6 0.2 Tổng = 1 Tổng = 3.4
Từ mô hình ma trận ta thấy tổng số điểm quan trọng của xí nghiệp là 3.4 cao hơn so với mức trung bình là 2.5 nên ta có thể kết luận: Xí nghiệp đang phản ứng khá tốt với các cơ hội và thách thức hiện tại trong môi trường. Hay nói cách khác, các chiến lược của doanh nghiệp tận dụng có hiệu quả các cơ hội hiện có và tối thiểu hóa các thách thức hay mối đe dọa, các ảnh hưởng tiêu cực có thể có của môi trường bên ngoài.
Từ việc thành lập 2 ma trận IFE và EFE ta hình thành nên ma trận I-E. Để đánh giá vị thế của xí nghiệp.
Sơ đồ 2.3: Mô hình ma trận I-E
IFE – YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG
Mạnh Trung bình Yếu EFE YẾU TỐ BÊN NGOÀI Cao Trung bình Thấp (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9)
Từ việc xây dựng hai ma trận EFE và IFE, ta xác định được rằng xí nghiệp phản ứng tốt với các cơ hội, thách thức hiện tại với môi trường bên ngoài và là một xí nghiệp mạnh về nội bộ, nên vị thế của xí nghiệp trên ma trận I-E là nằm ở 3 ô (1);(2) và (4) trong mô hình ma trận I-E. 3 ô này thể hiện xí nghiệp đang nằm trong vùng tăng trưởng nhanh, vì vậy cần tiếp tục đẩy mạnh đầu tư để thu về lợi nhuận cao hơn cho xí nghiệp.