- Khái niệm và mục đíc h:
Chương VII PHÂN TÍCH KINH TẾ XÃ HỘI DỰ ÁN
7.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế dự án
a/ Giá trị gia tăng thuần quốc nội (NDVA – Net Domestic Value Added)
Giá trị gia tăng thuần quốc nội là một trong những chỉ tiêu cơ bản phản ánh hiệu quả kinh tế của dự án đầu tư trên góc độ của nền kinh tế. Chỉ tiêu này cho biết giá trị tăng thêm mà dự án đóng góp vào sự tăng trưởng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Công thức tính toán:
NDVA = O – (MI+I)
Trong đó:
O: Output – Giá trị tổng sản lượng sản xuất ra của dự án
I: Investment – Chi phí đầu tư vào tài sản dài hạn
MI: Material Input – Chi phí vật chất đầu vào của dự án
Nếu NDVA càng lớn thì giá trị đóng góp của dự án vào GDP và tăng trưởng kinh tế của quốc gia càng nhiều.
NDVA cũng có thể được tính theo năm hoặc theo dự án. Cụ thể: - Trường hợp tính theo năm:
O : giá trị tổng sản lượng sản xuất ra trong 1 năm
MI: tiêu hao vật chất trong 1 năm
I: Khấu hao tài sản cố định
- Trường hợp tính theo dự án:
O: Giá trị tổng sản lượng sản xuất ra trong tuổi thọ của dự án
MI: Tiêu hao vật chất trong tuổi thọ của dự án
I: Chi phí đầu tư cho tài sản cố định
Giá trị gia tăng thuần quốc dân là chỉ tiêu phản ánh giá trị tăng thêm mà dự án đóng góp vào sự tăng trưởng của tổng sản phẩm quốc dân (GNP).
Công thức tính toán:
NNVA = NDVA – RP
Trong đó:
NDVA: Net Domestic Value Added – Giá trị gia tăng thuần quốc nội
RP: Return of Payment - Tổng các khoản phải trả cho các đối tác nước ngoài
Các khoản chuyển trả cho đối tác nước ngoài hàng năm bao gồm:
- Thu nhập hàng năm của đối tác nước ngoài
- Lợi nhuận được chia hàng năm của đối tác nước ngoài
- Vốn đầu tư thuộc phần góp của đối tác nước ngoài
- Thuế thu nhập doanh nghiệp hoàn lại do tái đầu tư (nếu có - tùy vào chính sách cụ thể của từng quốc gia)
- Nợ gốc và lãi vay của các khoản vay nước ngoài của dự án.
- Giá trị còn lại của khoản vốn đầu tư và vốn tái đầu tư trả cho đói tác nước ngoài khi kết thúc dự án.
- Các khoản chuyển ra nước ngoài khác.
Giá trị NNVA càng lớn thì mức đóng góp vào GNP của dự án càng nhiều. Đây chính là là phần giá trị gia tăng quốc nội thuần trừ đi toàn bộ phần giá trị tăng thêm thuộc sở hữu của bên nước ngoài.
c/ Đóng góp cho ngân sách Nhà nước
Khi các dự án hoạt động thực tế sẽ tạo ra nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. Nguồn thu này bao gồm tiền thuê đất, chi phí sử dụng dịch vụ công cộng của dự án, các khoản thuế như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tài nguyên,…, các loại phí, lệ phí khi dự án sử dụng dịch vụ công của Nhà nước,… Nhìn chung, mức đóng góp của dự án cho ngân sách Nhà nước càng cao càng tốt. Chỉ tiêu tính toán ở đây có thể kể tới:
Mức đóng góp cho ngân sách của 1 đồng vốn = Mức đóng góp cho ngân sách của dự án Tổng vốn đầu tư
d/ Tăng nguồn ngoại tệ cho quốc gia
Gia tăng dự trữ ngoại hối là vấn đề quan trọng với tất cả các quốc gia. Ngoại hối này đến từ nhiều nguồn trong đó có một nguồn quan trọng là hoạt động sản xuất kinh doanh của các dự án.
Các dự án cần mua ngoại tệ để thanh toán hàng hóa, máy móc thiết bị nhập khẩu, trả lương cho chuyên gia nước ngoài,…và thu được ngoại tệ từ việc xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài, nhận thanh toán từ đối tác nước ngoài cho các hợp đồng kinh doanh, nhận viện trợ từ nước ngoài,…
Nếu nguồn thu ngoại tệ về lớn hơn chi ngoại tệ ra thì dự án sẽ thu hút thêm ngoại tệ về cho quốc gia. Điều này đặc biệt quan trọng với các nước đang phát triển có tỷ lệ dự trữ ngoại tệ thấp.