KHÁI NIỆM PHÂN TÍCH KINH TẾ XÃ HỘ

Một phần của tài liệu Bài giảng Phân tích lập dự án: Phần 2 - Trường ĐH Thăng Long (Trang 69 - 70)

- Khái niệm và mục đíc h:

7.1KHÁI NIỆM PHÂN TÍCH KINH TẾ XÃ HỘ

Chương VII PHÂN TÍCH KINH TẾ XÃ HỘI DỰ ÁN

7.1KHÁI NIỆM PHÂN TÍCH KINH TẾ XÃ HỘ

Trong nền kinh tế hoạt động đầu tư được xem xét từ hai góc độ: nhà đầu tư và xã hội. Đứng trên góc độ xã hội để nhìn nhận đánh giá dự án đầu tư có thể thấy lợi ích kinh tế xã hội của dự án đầu tư là khoản chênh lệch giữa các lợi ích mà xã hội thu được so với các chi phí mà xã hội đã bỏ ra khi thực hiện dự án.

Những lợi ích mà xã hội thu có thể khó định lượng như góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế địa phương, thực hiện các chủ trương chính sách của Nhà nước, giảm ô nhiễm môi trường, …hoặc có thể đo lường bằng các số liệu cụ thể như tăng thu cho ngân sách Nhà nước, số việc làm tạo ra thêm do hoạt động của dự án, tăng tích lũy ngoại tệ,…

Chi phí xã hội bao gồm giá trị của các tài nguyên thiên nhiên, vật chất, sức lao động,… mà xã hội đã hao phí cho dự án (bao gồm cả các chi phí có thể định lượng và không thể định lượng được).

Phân tích kinh tế xã hội dự án đầu tư cũng có thể hiểu là việc so sánh, đánh giá một cách có hệ thống giữa những chi phí và các lợi ích của dự án trên quan điểm của nền kinh tế và xã hội.

Trong nền kinh tế khi một dự án đầu tư được thực hiện luôn luôn chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau. Mục tiêu của việc thực hiện dự án có thể đơn giản chỉ là mục đích tài chính, nhằm mục đích cuối cùng là đemlại lợi nhuận cho chủ đầu tư và hoặc có những mục tiêu khác hơn như ý muốn tạo thêm nhiều việc làm cho đan cư địa phương, đóng góp vào sự phát triển của một vùng nào đó,…

Về cơ bản, năng lực sinh lời của dự án là nhân tố chủ đạo ảnh hưởng đến quyết định bỏ vốn để thực hiện đầu tư của chủ đầu tư. Khả năng sinh lời của dự án càng cao thì dự án càng trở nên hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư. Tuy nhiên trên thực tế không phải tất cả các dự án có khả năng sinh lời cao đều tạo ra những ảnh hưởng mang tính chất tích cực đối với xã hội. Điều đó đặt ra vấn đề cần phải xem xét đánh giá khía cạnh kinh tế xã hội của dự án đầu tư.

Phân tích khía cạnh kinh tế xã hội của dự án là một nội dung quan trọng đối với cơ quan có thẩm quyền của nhà nước khi thẩm tra dự án và ra quyết định chấp thuận đầu tư.

Một phần của tài liệu Bài giảng Phân tích lập dự án: Phần 2 - Trường ĐH Thăng Long (Trang 69 - 70)