- Quan điểm chủ đầu tư (EPV)( EPV Equity point of vie w)
Chương VI PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ
6.5 CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ 1 Giá trị hiện tại ròng (NPV – Net Present Value)
6.5.1 Giá trị hiện tại ròng (NPV – Net Present Value)
Giá trị hiện tại ròng là chênh lệch giữa tổng các khoản thu nhập và tổng các khoản chi phí của toàn bộ dự án quy về thời điểm hiện tại. Chúng ta không thể xác định được chính xác giá trị thị trường hay giá trị thực tế của một dự án cho đến khi dự án kết thúc chu kỳ hoạt động của mình. Mục tiêu lúc này là ước tính giá trị NPV cho dự án. Thông thường NPV chỉ số tốt nhất để đánh giá khả năng sinh lời của dự án vì nó cho biết mức lãi ròng của toàn bộ dự án sau khi đã kết thúc mọi hoạt động.
Giá trị hiện tại ròng cũng có thể hiểu là giá trị hiện tại của mọi dòng tiền sau thuế (CFAT) liên quan đến dự án (bao gồm các khoản mục thu và các khoản mục chi trong tương lai) bao gồm cả các giá trị thu hồi. Công thức tính toán cụ thể:
𝑁𝑃𝑉 = ∑ 𝐵𝑖 (1 + 𝑟)𝑛− ∑ 𝐶𝑖 (1 + 𝑟)𝑛 𝑛 𝑖=0 𝑛 𝑖=0 Trong đó:
Bi : khoản thu của năm i (doanh thu, giá trị thanh lý, thu hồi vốn lưu động) Ci : chi phí năm i (vốn đầu tư ban đầu, chi phí vận hành)
r : tỷ suất chiết khấu
n : số năm chiết khấu
Quy trình chi tiết đánh giá dự án dựa trên NPV thu được từ ước tính dòng tiền tương lai dự án gồm các bước sau:
Bước 1. Ước tính dòng tiền tương lai từ dự án.
Bước 2. Đánh giá rủi ro và xảc định tỷ suất chiết khấu dòng tiền tương lai. Bước 3. Tính giá trị hiện tại của dòng tiền tương lai.
Bước 4. Kết luận.
Dự án có tính khả thi chỉ khi NPV > 0. Trong khi tính toán giá trị hiện tại ròng, nếu vốn đầu tư được giải ngân trong nhiều năm thì giá trị của các khoản đầu tư này cũng phải quy chuyển về năm gốc để tính toán.
- Ưu điểm: Cho biết quy mô lợi nhuận ròng của toàn dự án, có xét đến giá trị thời gian của tiền tệ và quy mô của dự án, tính đến toàn bộ dòng tiền của dự án.
- Nhược điểm: NPV phụ thuộc vào suất chiết khấu mà việc xác định suất chiết khấu rất phức tạp với các dự án dài hạn, khó khăn khi lựa chọn các dự án đầu tư phức tạp nếu chỉ dùng đơn thuần chỉ tiêu NPV.
- Quy tắc ra quyết định thông thường cho 1 dự án dựa vào chỉ tiêu NPV:
NPV > 0: chấp thuận dự án
NPV < 0: loại bỏ dự án
Nếu chủ đầu tư phải cân nhắc giữa nhiều dự án thì lựa chọn dự án có NPV lớn nhất.
Ví dụ 6.1: Công ty Nam Cường dự tính đầu tư một dự án sản xuất hàng may mặc xuất khẩu với số vốn đầu tư ban đầu là 12.000 triệu đồng với tỷ suất chiết khấu là 12%. Dòng tiền dự kiến hàng năm như sau:
Năm 0 1 2 3 4 5 6
CF -12.000 6.000 6.800 7.300 7.320 7.500 8.000
Bảng 6.1 Ví dụ 6.1
Kết luận: Vậy Công ty Nam Cường nên thực hiện dự án.
- Trong một số trường hợp đặc biệt:
+ Nguồn vốn bị giới hạn: Tính chỉ tiêu PI (Profitability Index)
PI = NPV/ Tổng vốn đầu tư
+ Không đồng nhất về thời gian
Trường hợp 1: có doanh thu, chi phí. NPV là lợi nhuận ròng của dự án.
EAB : thu nhập hiện tại ròng tương đương hàng năm. Để tính NPV trước hết tính giá trị hiện tại ròng tương đương hàng năm EA. Từ đó tính EAB.
Trường hợp 2: bài toán chi phí, không quan tâm đến các khoản thu. Ví dụ: mua sắm máy móc mới. Giá trị NPV tính tổng chi phí cả đời dự án quy về hiện tai. Tính chỉ tiêu EAC là dòng chi phí đều hàng năm của cả đời dự án.