QÁI TRƯỞNG THÀNH BỒNG TRỨNG

Một phần của tài liệu Bài giảng Atlas thực tập giải phẫu bệnh (năm 2018): Phần 2 (Trang 48 - 52)

Là loại u tế bào mầm thường gặp nhất ở buồng trứng; có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi. U cấu tạo bởi nhiều thành phần xuất phát từ cả 3 lá phôi sắp xếp lộn xộn; do tế bào mầm biệt hoá theo hướng mô trong phôi.

Đại thể: U có kích thước trung bình 15 cm, dạng bọc, bề mặt láng, chứa tóc và chất bã. Bên trong bọc có các nốt đặc, chứa răng và xương (hình 1).

Hình 1: 1- U quái trưởng thành dạng bọc, chứa tóc; 2- Nốt đặc chứa răng, xương.

Vi thể:

Quan sát với VK 4, tiêu bản gồm 2 lát cắt, một lát chứa biểu bì, nang lông tuyến bã, các biểu mô, mô mỡ, mô thần kinh đệm và hạch thần kinh, lát kia chứa xương, sụn và mô thần kinh đệm.

Quan sát lát cắt thứ nhất với VK 10 và VK 40, biểu bì là 1 biểu mô lát tầng sừng hóa, tạo ra nhiều vẩy sừng bong rớt vào trong lòng bọc, bên dưới biểu mô này có các phức hợp nang lông tuyến bã (hình 2). Ở một vùng khác của lát cắt, có thể thấy biểu mô trụ giả tầng có lông chuyển giống biểu mô hô hấp (bên dưới biểu mô này có các đám tuyến tiết nhầy giống tuyến nhầy trong niêm mạc phế quản) và biểu mô trụ đơn tiết nhầy giống biểu mô lót đường tiêu hóa (hình 3). Xen lẫn giữa các loại biểu mô, có các đám tế bào mỡ, mô thần kinh đệm và 1 hạch thần kinh. Mô thần kinh đệm tạo bởi các tế bào thần kinh đệm có nhân tròn đậm mầu giống limphô bào; giữa các tế bào này là chất nền thần kinh (neuropil), có dạng lưới sợi rất mảnh bắt

Mục tiêu cần tìm:

Các thành phần mô xuất phát từ 3 lá phôi: 1. Ngoại bì: biểu bì, nang lông, tuyến bã.

- Ngoại bì thần kinh: Mô thần kinh đệm (tế bào thần kinh đệm, chất nền thần kinh), hạch thần kinh.

2. Trung bì: Xương, sụn, mô mỡ

3. Nội bì: biểu mô trụ giả tầng có lông chuyển, biểu mô tuyến tiết nhầy.

Lưu ý: Học viên cần ôn lại cấu tạo mô học của mô xương, sụn, mô thần kinh đệm, hạch thần kinh.

mầu hồng nhạt (hình 4). Hạch thần kinh là 1 cấu trúc hình bầu dục, tạo bởi các tế bào hạch thần kinh với các tế bào vệ tinh bao quanh. Tế bào hạch thần kinh có bào tương mầu hồng, nhân tròn sáng nằm chính giữa với 1 hạch nhân lớn (hình 5).

Hình 2: 1- Biểu mô lát tầng sừng hóa; 2- Nang lông; 3- Tuyến bã.

Hình 3: 1- Biểu mô trụ giả tầng có lông chuyển; 2- Tuyến tiết nhầy; 3- Biểu mô trụ đơn

Hình 4: 1- Tế bào thần kinh đệm; 2- Chất nền thần kinh.

Quan sát lát cắt thứ hai với VK 10 và VK 40, có thể thấy các bè xương có bờ nham nhở sắc cạnh, bắt mầu đỏ; trong bè xương có các hốc nhỏ chứa tế bào xương. Phân biệt với các ổ sụn có bờ đều, bắt mầu xanh tím; trong ổ sụn cũng có rất nhiều hốc nhỏ chứa tế bào sụn (hình 6).

Một phần của tài liệu Bài giảng Atlas thực tập giải phẫu bệnh (năm 2018): Phần 2 (Trang 48 - 52)