CƠ TRƠN LÀNH TÍNH THÂN TỬ CNG

Một phần của tài liệu Bài giảng Atlas thực tập giải phẫu bệnh (năm 2018): Phần 2 (Trang 45 - 48)

Là u lành thường gặp nhất ở tử cung, liên quan với nội tiết tố estrogen. U có thể không có triệu chứng hoặc gây đau trằn bụng dưới, ra huyết âm đạo bất thường

Đại thể: Thường có nhiều u. U tròn, chắc, giới hạn rõ, mặt cắt trắng xám, có dạng cuộn,

kích thước từ vài mm đến 30 cm; vị trí có thể nằm trong lớp cơ, dưới nội mạc tử cung hoặc dưới thanh mạc (hình 1).

Hình 1: 1- U cơ trơn trong lớp cơ, tròn, giới hạn rõ, mặt cắt trắng, dạng cuộn; 2- U cơ trơn dưới nội mạc tử cung; 3- U cơ trơn dưới thanh mạc.

Vi thể:

Quan sát tiêu bản ở VK4, mẫu mô lấy từ thành cơ thân tử cung, phân biệt hai vùng rõ rệt: mô u cấu tạo bởi các tế bào cơ trơn tăng sản mạnh nên có mật độ tế bào cao, tế bào chen chúc nhau; và vùng mô cơ trơn bình thường bao quanh u, với các bó cơ trơn nằm sát mô u bị ép dẹt tạo thành vỏ bao giả bắt màu hồng đậm hơn (hình 2 và 3).

Quan sát vùng mô u ở VK10 và 40, ta thấy tế bào u là những tế bào cơ trơn tăng sản mạnh, có hình dạng và kích thước giống nhau; tế bào hình thoi, bào tương màu hồng, nhân bầu dục thuôn dài với 2 đầu tù, hạt nhân nhỏ, xếp thành các bó đan chéo nhau. Không có hình ảnh phân bào (hình 4 và 5).

Mục tiêu cần tìm:

1. Tế bào u hình thoi, nhân bầu dục xếp thành bó.

2. Vỏ bào giả: tế bào cơ trơn bình thường của tử cung bị ép dẹt. 3. Tế bào cơ trơn bình thường của lớp cơ bình thường xung quanh u.

Lưu ý: Học viên cần ôn lại cấu tạo mô học của thân tử cung.

Hình 2: 1- U cơ trơn ; 2- Vỏ bao giả ; 3- Cơ trơn bình thường

Hình 4: U tạo bởi các tế bào cơ trơn tăng sản xếp thanh bó đan chéo nhau.

Hình 5: Các tế bào cơ trơn tăng sản hình thoi, bào tương mầu hồng, nhân bầu dục

thuôn dài với 2 đầu tù (mũi tên), xếp thành các bó đan chéo nhau. 1- Bó cơ cắt dọc; 2- Bó cơ cắt ngang; 3- Bó cơ cắt vát

Một phần của tài liệu Bài giảng Atlas thực tập giải phẫu bệnh (năm 2018): Phần 2 (Trang 45 - 48)