Nội dung chương trình đào tạo và lựa chọn phươngpháp đào tạo:

Một phần của tài liệu Đào tạo nguồn nhân lực tại công ty TNHH lavie việt nam (Trang 83 - 86)

*Nội dung chương trình đào tạo

Với từng mục tiêu đào tạo mà phòng đào tạo cần có các nội dung chương trinh khác nhau đế đảm bảo kết quả của khoá đào tạo đạt được mục tiêu yêu cầu đề ra.

Các nội dung cần được xây dựng sao cho nhân sự có thế học tập dề dàng và sau đó có thể truy vấn lại học viên có những gợi ý sau :

- Nội dung các bài học phải kết hợp lý thuyết và thực hành kèm những ví dụ minh hoạ cụ thể để giúp nhân sự dễ nắm bắt nội dung nhanh hơn tránh lí thuyết suông gây hiểu nhầm hay khó hiểu trong việc học tập. Đảm bảo nhân sự phải vận dụng được ngay sau khoá học

- Nội dung đào tạo phải được cập nhật và đổi mới thường xuyên, sát với thực tế công việc hàng ngày của nhân viên, cần phân loại rõ nội dung đào tạo, vị trí nào đào tạo những nội dung nào? Thêm vào đó cần phân chia rõ ràng giữa đào tạo cho cán bộ cấp cao, cấp trung hay cấp cơ sở. Ớ mỗi vị trí khác nhau thì sẽ có các yêu cầu phát triển năng lực khác nhau. Giả như cơ cấp nhân viên và quản lý cấp trung cần trú trọng đến những kĩ năng nghiệp vụ công việc và quy trình phối hợp bộ phận, làm việc nhóm. Còn ở cấp quản lý cao cấp lãnh đạo cần chú kĩ đến kĩ năng quản lý, lập kế hoạch và quản trị ...

- Đối với nội dung được xây dựng bởi giảng viên công ty thì phải đảm bảo sát với thực tế công việc với các kĩ năng và nghiệp vụ công việc phải mang tính quy chuẩn

và thông nhât phải tham khảo các công ty có lĩnh vực tương tự đê học hỏi và rút kinh nghiệm. Và giáo trình cần được các cấp quản lý chuyên môn thông qua tránh việc chương trình đào tạo dựa trên kinh nghiệm cá nhân của giáo viên và không mang tính áp dụng rộng rãi mà chỉ phù hợp với một số người.

- Đối với các nội dung được xây dựng bới giảng viên thuê ngoài thì phải hết sức chú ý tới tính ứng dụng thực tiễn của khoá học và trước khi thuê đào tạo cần phải biết thật rõ mục tiêu mong muốn của khoá đào tạo. Đe tránh đào tạo mang tính hình thức không mang tính ứng dụng. Muốn vậy thì trước khi mua khoá học bộ phận đào tạo cần nghiên cứu kĩ các chiến lược kinh doanh, tình hịnh thực tế doanh nghiệp ( sản xuất, nhân sự, trình độ, độ tuổi...) để đưa ra đề cương cơ sở cho việc lựa chọn nơi để mua khoá học. Và để có thể mang tính ứng dụng nhiều hơn thì nếu có thể thì sẽ có thêm giảng viên nội bộ phối hợp cùng trong giảng dạy thì sẽ làm cho không khí cũng như những nội dung giảng dạy mang tính thân thiện cũng như dễ hiếu hơn.

Trong thời gian vừa qua thì do ảnh hưởng của dịch bệnh nên việc đào tạo của công ty chủ yếu vẫn là đào tạo với giảng viên nội bộ với nội dung tương đối sơ sài và đơn giản chủ yếu vẫn là việc nhắc lại kiến thức là chủ yếu. Với nhũng rào cản khó khăn là việc không thể tập chung lại để đào tạo được nên chủ yếu việc đào tạo chỉ mang tính hình thức và hiệu quả chưa cao do tâm lý nhân viên và do thực tế công việc . Vì thế, cũng nhân những thực tế không mong muốn này phòng đào tạo cũng nên có nhũng kế hoạch nhất định đề phòng cho việc dịch bệnh còn có thể kéo dài và vì thế việc đào tạo trực• 1 ^2 • • • • • • tuyến có thể phải áp dụng thường xuyến. Thể nên việc xây dựng nội chung chương trình đào tạo cần có những bài giảng sao cho phù họp tình hình để tránh xảy ra chuyện có dịch bệnh là không có kế hoạch đào tạo hay đào tạo chỉ mang tính hình thức cho qua.

về cơ sở việc đào tạo chú yếu ở đây là dành cho đội ngũ kinh doanh. Vi đội ngũ này đông đảo và thường biến động cũng như trình độ không đồng đều và việc chia sẻ một cách trực quan các công việc hay cách xử lí công việc của những cá nhân xuất sắc cũng đem lại hiểu quả rất tốt. Và để có thể xây dựng đội ngũ nhân viên chất lượng cao hơn thì từng bước Lavie cần tăng thêm những yêu cầu và trình độ của nhân viên từng cấp bậc. Ví dụ : Đối với cấp quản lý cần yêu cầu sử dụng được

ngoại ngữ, năm vững các kĩ năng đôi với quản lý câp trung tránh việc chỉ sử lí công việc theo kinh nghiệm cá nhân. Và điều này cũng sẽ khuyến khích nhân viên nâng cao trình độ của mình , vì hiện tại các công cụ cũng như phương pháp học tập bồ trợ kĩ năng có rất nhiều hình thức hỗ trợ

*Phươngpháp đào tạo :

Việc có phương pháp đào tạo hay dễ hiểu, dễ ứng dụng sẽ thu hút được sự ủng hộ học tập của nhân sự. Vì thế phương pháp đào tạo ảnh hưởng rất nhiều tới hiệu quà đào tạo và nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc truyền tải thông tin tới đối tượng đào tạo nên đây là một trong những yếu tố cốt lõi mà công ty cần phải chú ý đến

Việc lựa chọn phương pháp đaò tạo phải dựa trên cơ sở đối tượng được lựa chọn đào tạo và nội dung cần đào tạo để có nhừng phương pháp đào tạo phù hợp. Giả như đối với cấp quản lỷ thì phải đào đạo ngắn gọn và gợi mở nhiều còn đối với các nhân viên thì phải sử dụng phương pháp đào tạo dễ hiểu trực quan như phương pháp mô hình hoá hành vi, đóng kịch hay các bài tập xử lí tình huống...

Dù là phương pháp nào thi đều có những được và phần chưa được vì thế dựa trên những ưu nhược này mà bộ phận đào tạo có thề kết hợp đế giúp người được đào tạo thu nhận được lượng kiến thức cao nhất. Và sau mỗi khoá học cần có những khảo sát để rút kinh nghiệm cho những lần đào tạo sau.

Đa dạng hóa các phương pháp đào tạo : Việc ngày càng hoàn thiện phương pháp đào tạo là một trong các giải pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả của việc đào tạo. Vì nó tạo ra sự phù hợp đối với các đối tượng đào tạo từ đó tạo cho nhân sự được đào tạo sự tiếp cận dề dàng cũng như việc tiếp thu kiến thức một cách chắc chắn và từ đó dễ dàng áp dụng vào chính công việc của mình. Hiện nay việc đào tạo tại công ty đa phần vẫn là phương pháp kèm cặp, chỉ dẫn và mở các lớp tại chính công ty và cơ bản vẫn do những nhân sự cứng của công ty đứng lớp. Vì vậy dưới góc nhìn của học viên xin đưa ra một số các góp ý để có thể khắc phục các nhược điểm trên :

- Cho các cán bộ quản lý và các nhân sự nguồn có thể tham ra các khoá học bên ngoài để họ có thể tăng thêm kiến thức cũng như kĩ năng đào tạo. Và từ đó với kiến thức và kĩ năng được nâng cao đó họ sẽ chính là các giảng viên tốt

- Trong lớp học nên được tô chức thành các nhóm nhỏ và tô chức việc thực hành hay thảo luận đội nhóm kết hợp với người hướng dẫn để có thể dễ dàng trao đổi đưa ra các thắc mắc và từ đó có các giải pháp tốt nhất.

- Áp dụng phưong pháp mô hình ứng xử : Làm bảng Ọ&A và các video ứng xử mẫu ( đã được đúc kết từ các nhân sự nòng cốt có trình độ chuyên môn giỏi và có kĩ năng cũng như kinh nghiệm tốt trong quá trình làm việc. Và các tài hiệu hay video này cần được các cấp quản lý phê duyệt đề đảm bảo tính chuẩn xác của thông tin cũng như cách xử lí). Từ những mẫu hướng dẫn cách ứng xử này nhân viên sẽ tự liên hệ với hành vi ứng xử của mình trong công việc sao cho phù hợp nhất. Đây là phương pháp giúp nhân viên mau chóng hoà nhập với công việc cũng như giảm bớt thời gian giải thích hay xử lí vẩn đề của các cấp quản lý. Nhất là trong thời kì dịch bệnh tràn lan như hiện tại thì phương pháp này rất hữu dụng và giúp học viên nhanh chóng học thuộc, củng cố và nâng cao các kĩ năng. Phương pháp này rất phù hợp cho các bộ phận như : Bán hàng, chăm sóc khách hàng và các bộ phận liên quan đến công tác giao tiếp đàm phán. Trong thời gian gần La vie với chiến lược phủ rộng khắp đất nước thì phương pháp này sẽ tỏ ra rất hữu dụng. Vì nó sẽ luôn kịp thời để cung cấp những kiến thức cần thiết nhất cho nhân viên mà không phải tập chung về công ty đào tạo. Việc này cũng giảm bớt các chi phí đào tạo của công ty.

Việc lựa chọn phương pháp đào tạo nào vào thời điểm nào thì phòng đào tạo phải đưa ra được những un khuyết điểm của từng phương pháp và dựa trên những lợi thể của phương pháp mà lựa chọn phương pháp tối ưu nhất.

Một phần của tài liệu Đào tạo nguồn nhân lực tại công ty TNHH lavie việt nam (Trang 83 - 86)