Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Phát triển sản phẩm mới tại công ty cổ phần chứng khoán kb việt nam (Trang 70)

Hoạt động nghiên cứu thị trường, truyền thông quảng bá vẫn bị phân tán theo từng nhóm sản phẩm của tùng mảng do vậy không tận dụng được quy mô như

một lợi thế cạnh tranh, gây lãng phí. Phòng PTSP và phòng Marketing cùng tiến

hành khảo sát theo kế hoạch từng phòng, không thống nhất gây ra lãng phí, hiểu nhầm của khách hàng và các thông tin thừa nhiều không cần thiết. Ví dụ đều đi khảo sát về mức phí giao dịch hay lãi suất margin mà khách hàng mong muốn, dẫn

tới tốn kém thời gian và khách hàng khó chịu không cho thông tin chính xác khi 1

câu hởi được hỏi 02 lần.

Tình hình cạnh tranh giành nguời giỏi trên thị trường việc làm ngày càng

gay gắt. Tuy nhiên chính sách đãi ngộ và giữ chân người tài trong công ty chưa đủ đế giữ chân nhân viên. Hiện nay, các công ty chứng khoán lần lượt đẩy mạnh hoạt

động phát triển sản phẩm mới, các nơi đưa ra các chế độ đãi ngộ cực kỳ cạnh tranh

như công ty Chứng khoán SSI, VPS hay TCBS. Nêu muôn giữ chân các nhân sự chú chốt ngoài bộ phận PTSP còn có các bộ phận khác như Giám đối khối phân

tích, Giám đốc khối nghiệp vụ thì càn có chế độ lâu dài như thưởng 5 năm, 10 năm 15 năm cống hiến, chế độ đào tạo các khóa học cơ bản cũng như chuyên sâu về chuyên ngành chứng khoán. Ngoài ra còn có các khóa học đào tạo các kỹ năng mềm

như: tư duy lãnh đạo, nhân viên năng động,...Chế độ lương thưởng hợp lý cũng như

giờ làm việc cường độ cao thì tính phí overtime khoảng 150-200% theo luật lao

động, ngoài ra còn có các chế độ nghỉ dưỡng, bảo hiểm,...

Yếu tố thị trường tác động quá lớn tới việc ra sản phấm dự kiến, KBSV

đang thiếu một đội ngũ phân tích nhận định thị trường tốt để phối hợp với chiến

lược ra sản phẩm đúng đối tượng đúng thời điểm. Hiện nay về phân tích dự đoán thị trường chứng khoán chỉ mang tính dự báo cảm tính, chưa có điều tra phân tích sâu

về dự báo xu hướng phát triến của thị trường ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. Khi thị

trường giảm 70 điểm 1 phiên mà không hiểu nguyên nhân từ đâu để dự báo cảnh

báo cho nhà đầu tư tránh được thiệt• • • hại tài sản. Nếu 1 phân tích báo cáo được tất cả

các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng tới nền kinh tế và ngành chứng khoán nói riêng sẽ tìm

ra được thời điểm mấu chốt để thị trường giảm điểm cảnh báo được cho nhà đầu tư, từ đó tạo dựng niềm tin của khách hàng vơi công ty KBSV. Đây là lợi thế cạnh tranh tuyệt đối để đưa ra các sản phẩm phù hợp, như khi thị trường đi ngang và giao

dịch ốn định thì đưa ra các sản phấm giảm lãi suất, khi thị trường sôi động giao dịch lớn thì đưa ra các sản phẩm phí giao dịch thấp, nguồn khách hàng sử dụng tốt và gây tiếng vang lớn.

Sản phẩm về phái sinh và trái phiếu còn yếu, chỉ tồn tại ở quy mô nhỏ chưa

tận dụng được thế mạnh của thương hiệu KBSV để phát triển mở rộng thị phần.

Hoạt động kém hiệu quả do sự phối hợp giữa các phòng ban không trôi chảy (quy trình không họp lý, không có quy trình hoặc tính tuân thủ kém). Các thành viên

không hiểu rõ trách nhiệm và vai trò của minh, còn đùn đẩy công việc. Hiện nay

chủ yếu mảng trái phiếu là dành riêng cho các khách hàng tổ chức, không có cho

khách hàng cá nhân, mà trên thực tế các công ty chứng khoán huy động chủ yếu từ

khách hàng cá nhân và nguôn cung dôi dào. Do là công ty nước ngoài nên giây tờ

thủ tục và nhân sự thay đối nên khả nàng cung cấp 1 dịch vụ đòi hỏi tính ốn định

của người quản lý cần làm ngay tránh trường hợp hồ sơ làm 1,5 năm chưa xong vi chưa có quyết định chức vụ của lãnh đạo do làm việc theo nhiệm kì, chưa làm xong hồ sơ đã thay đổi nhân sự.

3.3.3. Những nhân tố ảnh hưởng tói quá trình phát triển sản phẩm mói của công ty

3.3.3.1 . Các nhân to chủ quan

về chiến lược phát triển thị trường

Các chiến lược KB Việt Nam áp dụng trong quá trình phát triển sản phấm

mới đó là phát triển danh mục sản phẩm (như sản phẩm KB Amazing, KB Super

Dream, KB 8.8. KB Thanks, .. ) hay chiến lược làm nổi bật sản phẩm cao cấp bằng

cách thiết kế hình ảnh sản phẩm thu hút, slogan bắt tai gây ấn tượng mạnh với

khánh hàng; hay chiến lược loại bỏ sản phẩm kinh doanh không hiệu quả;... Những chiến lược đó đã góp phần quan trọng trong việc phát triển sản phẩm mới, chiếm

lĩnh thị trường và đánh bại đối thủ cạnh tranh.

về nguồn lực của doanh nghiệp

Với nguồn lực tài chính mạnh, nguồn nhân lực trinh độ chuyên môn phù

hợp, cơ sở vật chất hệ thống phần mềm máy móc thiết bị hiện đại, cùng với sự hỗ

trợ cùa công ty mẹ thì KB Việt Nam đã có một nền tảng vững chắc trong quá trình phát triển sản phẩm mới. Tuy nhiên trong quá trình phát triển sản phẩm mới, đội

ngũ nhân viên nghiên cứu và phát triển làm việc chưa thực sự nhịp nhàng nên hiệu

quả đạt được chưa cao.

3.3.3.2 . Các nhân tố khách quan

Khách hàng

Theo thống kê dân số thế giới tính đến nay, dân số Việt Nam có hơn 97

triệu người, đứng thứ 15 trong số các quốc gia đông dân nhất thế giới và dân cư đô thị chiếm 35,92% tổng dân số. Theo IMF, nãm 2020, kinh tế Việt Nam sẽ tăng

trưởng mức 2,4% và là một trong 4 nền kinh tế trên thế giới có được sự tăng trưởng về GDP bình quân đầu người, đó là: Việt Nam, Đài Loan, Ai Cập và Trung Quốc.

GDP bình quân đầu người ước đạt 2.750 USD, tăng gần 35,6 USD so với năm

2019. Dịch Covid hạn chê đi lại và lãi suât huy động của các ngân hàng kì hạn dưới 01 năm thấp 4.3-5.5%/ năm đã thúc đấy một lượng lớn khách hàng F0 tham gia vào

thị trường.

KB Việt Nam có hệ thông cơ sở đáp ứng tôt các giao dịch online cũa khách hàng trên khắc đất nước, đây là một lợi thế lớn trong đời đại công nghẹ 4.0 hiện nay.

KBSV chính thức tham gia thị trường chứng khoán từ năm 2018, phải đôi mặt

với các công ty bề dày kinh nghiệm như SSI VND HSC, cũng như nguồn lực to lớn tại Việt Nam, ngoài ra các công ty chứng khoán tới từ Hàn Quốc với những lợi thế

tương tự KBSV như Mirea accet, Pintree, NH. Thêm nữa là các công ty tới từ Trung

Quốc là Quốc thái quân an đã mua lại Công ty CPCK đầu tư Việt Nam (IVS). Thị

trường ngày càng cạnh tranh khôc liệt.

Sản phâm dịch vụ chứng khoán dê băt chước nhau, các doanh nghiệp liên tục đổi mới sản phẩm để kích thích lôi kéo khách hàng, dẫn đến cuộc đua sản phẩm mới

giữa các doanh nghiệp trong ngành.

Có thê nhận thây các công ty đôi thủ như MAS, KIS, Pintree... ngày càng phát triển, làm gia tăng mức độ cạnh tranh. Cùng với đó là nhà đầu tư trong thị

trường chứng khoán hướng tới giao dịch online nhiều dẫn tới đầu tư về công nghệ

lớn, cập nhật, hiện tại nhiêu doanh nghiệp như VND đã áp dụng công nghệ nhận

diện hình ảnh, đê mở tài khoản một cách nhanh chóng tiện lợi. Sau đó các công ty lần lượt như TCBS, SSI, VPS lần lượt chạy đua về công nghệ, nhằm cung cấp các giải phát hiện đại tiện ích và tuân thủ luật pháp cho khách hàng. Hiện tại công nghệ

digital OTP đang được dần thay thế SMS OPT khi trả kết quả khớp lệnh hay báo mã

nhập giao dịch như đặt lệnh, rút/nộp tiên hay những tính năng khác.

Cuộc chạy đua giảm phí giao dịch, lãi suât margin được lan rộng nhanh chóng,

lần lượt các công ty lớn đầu ngành như VND, SSI đã giảm lãi suất từ 14%/ nãm xuống 12%/năm, làm mặt bằng chung lãi suất thị trường giảm xuống.

Xét cho cùng, đôi với thị trường chứng khoán nói chung và công ty KB Việt Nam nói riêng thì công ty luôn tìm cách đa dạng các loại sản phấm và cải tiến công

nghệ của mình đê có thê đáp ứng được những nhu câu của từng khách hàng, mong muốn mang đến cho khách hàng những sản phẩm tốt nhất cho khách hàng. Điều đó đặt ra cho KB Việt Nam áp lực về cải tiến công nghệ, sản phẩm hấp dẫn, phải thật

sự khác biệt với đối thủ, phải nhanh chân hơn đối thủ để đi tiên phong thu hút khách hàng mới ngày càng nhiêu.

♦ĩ* Nhà cun 2 că

Hiện tại KBSV có 02 nhà cung câp chính là cung câp phân mêm là FSS và

TECHX, FSS thiên về phần core với luồng hệ thống và xử lý tinh vi giúp bộ máy

giao dịch của KBSV hoạt động trôi chảy, TECHX thiên vê giao diện và các tính

năng hiện đại thông minh hỗ trợ tối đa khách giao dịch online.

Ngoài ra các nhà cung câp phụ như các công ty in ân, cung câp thiêt bị máy

móc, chuyên phát nhanh,...

Những thuận lợi của KB Việt Nam từ nhà cung câp đó là: Hệ thông xử lý các

giao dịch đảm bảo tuân thủ theo nguyên tắc ƯBCK, SGD, TTLK đề ra, tính năng mới đi đầu thị trường tạo ra lợi thế cạnh tranh của công ty. Có nhiều phương án thay

thế khi 1 trong 2 đối tác không thực hiện được yêu cầu đề ra của KBSV.

Bên cạnh đó cũng có những khó khăn khi công ty phát triên sản phâm mới đó

là: Sự tương thích giữa phần mềm 02 đối tác mất rất nhiều thời gian. Khi có một

tính năng mới ngoài 02 công ty này cung cấp thì gặp bất cập như thời gian thực thi,

chuẩn bị hệ thống tương thích, chi phí cao vì KBSV chạy song song 02 phần mềm

giao dịch. Chi phí duy trì 02 phần mềm của FSS và TECHX hàng năm rất cao gây

lãng phí trong khi các công ty khác chỉ có 01 nhà cung câp.

r

Kinh tê:

Theo IMF, năm 2020, kinh tê Việt Nam sè tăng trưởng mức 2,4% và là một

trong 4 nền kinh tế trên thế giới có được sự tăng trưởng về GDP binh quân đầu người trong đó có Việt Nam

Theo bà Era Dabla-Norris, đại diện Vụ châu A - Thái Bình Dương của IMF,

bước sang năm 2021, nền kinh tế Việt Nam sẽ có bước phục hồi mạnh mẽ với GDP

dự kiên tăng lên 6,5%.

Lý giải về điều này, bà Era Dabla-Norris nhận định, năm 2021, khi các hoạt

động kinh tế trong và ngoài nước được bình thường hóa, những chính sách củng cố

tài khoá thận trọng trong năm 2020 sẽ là bước tạo đà cho Việt Nam vượt qua các bất ổn và phục hồi tốc độ tăng trưởng GDP.

Thị trường chứng khoán cơ sở: Tổng huy động vốn đến tháng 6/2020 đạt 2.4

triệu tỷ đồng, vốn hóa đạt 64.5% GDP. So với thời điểm ra mắt năm 2000, mức vốn hóa đã tăng 3,949 làn trong 20 năm.

Thị trường chứng khoán phái sinh: Bao gồm hai loại sản phẩm là Hợp đồng

tương lai (HĐTL) chỉ số VN30 và HĐTL trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 05 năm.

Trong đó, HĐTL VN30 chiếm ưu thế hơn. 7 tháng đầu năm 2020, số lượng HĐTL

VN30 đã vượt số lượng của cả năm 2019.

KLGD và OI cua HĐTL trên chì số VN30 và VN30 - Index

Điêm 1,400.00 (từ 10/8/2017 - hết 31/7/2020) 400,000 Họp đồng 1,200.00 1,000.00 800.00 Ố00.00 400.00 200.00

Khối lượng giao dịch HĐTL VN30 (Hợp đồng) OI HĐTL VN30 (Họp đồng) VN30 Index (điểm)

Hình 3.5: Khối lưọng giao dịch trưòng chứng khoán Phái sinh từ năm 20ĩ 7 đến nay

(Nguồn: HNX)

Điêu này là một thuận lợi lớn cho thị trường chứng khoán Việt Nam và đông

thời cũng là thách thức của KBSV cũng như các CTCK cùng ngành.

Chính trị - phát luật:

Môi trường chính trị của Việt Nam khá ổn định so với các nước trong khu

vực, hệ thống pháp luật ngày càng được hoàn thiện tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh. Đặc biệt hiện nay Nhà nước đưa ra nhiều hệ thống luật để

quy chuẩn hóa các hoạt động của CTCK, nhiều thông tư của BTC đã ngăn ngừa

được các yếu tố làm giá, đội lái, tạo ra sự minh bạch cho thị trường chứng khoán

Việt Nam và tăng giá trị với các nước trong cùng khu vực.

Ngoài ra hệ thống luật của nước ta còn rất phức tạp, chồng chéo lên nhau. Còn

tồn tại một vài bộ luật không rõ ràng tạo nhiều lỗ hổng, từ đó làm cho doanh nghiệp lợi dụng lách luật. Hay nhiều trường hợp luật không quy định nên cả từ hai phía cơ

quan quản lý và CTCK không biết làm như thế nào cho đúng quy định. Điều này là một bất lợi lớn cho các CTCK khi tiến hành thực hiện, dẫn tới hồ sơ tồn đọng, chậm

triển khai các dự án làm ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp.

Vãn hóa - hội:

Dân số hiện tại của Việt Nam là 97.704.406 người vào ngày 18/12/2020 theo

số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc. Dân số Việt Nam hiện chiếm 1,25% dân số thế giới. Việt Nam đang đứng thứ 15 trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số các nước

và vùng lãnh thổ. Mật độ dân số của Việt Nam là 315 người/km2. Với tổng diện

tích đất là 310.060 km2. 35,92% dân số sống ở thành thị (34.658.961 người vào năm 2019). Độ tuổi trung bình ở Việt Nam là 32,5 tuổi (Nguồn: https://danso.org/viet-nam/). Dân cư trẻ và sống ở thị thành nhiều nên khả năng cập nhật xu hướng công nghệ và kiến thức tốt nên khả năng tham gia vào thị trường chứng khoán cao.

Văn hóa người Việt luôn hướng tới sự phục vụ chu đáo và tôn trọng khách hàng, từ những chi tiết nhỏ nhất, sản phẩm của thị trường chứng khoán là sản phấm dịch vụ nên càng cần chú trọng những chi tiết nhở nhất như thái độ đón tiếp, tiếp

nhận các yêu cầu thắc mắc qua điện thoại email phải lịch sự, nhiệt tình mới giừ chân được khách hàng. Ý kiến của khách hàng là quan trọng nhất, bất kể các yêu

câu của khách hàng không vi phạm các điêu luật câm đêu muôn được thỏa mãn.

KÌỈOCI học - công nghệ:

KB Việt Nam đang sở hữu song song 02 nhà cung cấp chính là cung cấp phần mềm là FSS và TECHX, FSS thiên về phần core với luồng hệ thống và xử lý tinh vi

giúp bộ máy giao dịch của KBSV hoạt động trôi chảy, TECHX thiên về giao diện và các tính năng hiện đại thông minh hỗ trợ tối đa khách giao dịch online.

Đây là yếu tố giúp KB Việt Nam thuận lợi hơn trong quá trinh phát triển sản

phẩm mới, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Tóm tắt Chương 3

Trong chương 3, tác giả đã trình bày về thực trạng phát triển sản phẩm mới tại công ty cồ phần chứng khoán KB Việt Nam. Đã nêu rõ các vấn đề nội tại của công

ty, các kết quả đạt được trong quá trình phát triển các sản phẩm mới. Và đã chỉ ra

các nguyên nhân khách quan, chủ quan cũng như các tồn tại của công ty.

CHƯƠNG 4. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁT TRIỂN

SẢN PHÁM MỚI CỦA CÔNG TY CÓ PHÀN CHƯNG KHOÁN KB VIỆT NAM

4.1. Định hướng của KB Việt Nam

4.1.1. Định hướng phát triển

Với khối lượng giao dịch tầm 600 triệu cổ phiếu tương đương với 20 nghìn tỷ trong một ngày, dư nợ cho vay hiện tại của các công ty đều ít nhất 170% vốn chủ sở hữu, cách chính sách nâng khối lượng, công nghệ phát triển, thông tin tài chính

minh bách với các công ty trên 03 sàn chứng khoán HNX, HSX, UPCOM với thị trường cơ sở. Với thị trường trái phiếu, việc Chính phủ ban hành 03 Nghị định quy định về chào bán và giao dịch TPDN, bao gồm (i) Nghị định số 153/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 cùa Chính phũ quy định về chào bán và giao dịch TPDN riêng lẻ, chào bán TPDN ra thị trường quốc tế; (ii) Nghị định số 155/2020/NĐ-CP ngày

31/12/2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng

Một phần của tài liệu Phát triển sản phẩm mới tại công ty cổ phần chứng khoán kb việt nam (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)