4.1.2. ỉ. về hoạt động kinh doanh tại KB Việt Nam
a) Định hướng hoạt động về mảng kinh doanh chứng khoán cơ sở tại công ty:
Hội sở
+ Hiện nay nhóm khách hàng hội sở tách biệt ra với Khối RCC- Khách hàng bán lẻ, chuyên chăm sóc các khác hàng cá nhân nhở và vừa, trong nước và nước ngoài. Với đội ngũ thông thạo tiếng Hàn, tiếng Anh và kiến thức nghiệp vụ chuyên môn đầy đù, 100% khách hàng phản ánh tốt về dịch vụ của công ty.
+ Các chiến lược quảng bá hình ảnh công công ty, tố chức hội thảo tại khách sạn
với những khách mời là các diễn giả hoặc nhân vật nối tiếng trong thị trường chứng
khoán đã tạo được thương hiệu của KB Việt Nam.
+ Liên tục tuyến mới và đào tạo gấp rút, số lượng nhân viên đã lên tới hơn 80 người ban đầu từ 5 người trong năm 2021. Đây là hướng đi mới của công ty, tập chung
các khách hàng mới, chưa từng có tài khoản tại KB Việt Nam, cần mở rộng và nâng
cao nghiệp vụ nhân viên chăm sóc khách hàng
+ Lương cứng cao hơn và chia % hoa hồng nhiều hơn, mới mức lương phổ biến 7-8 triệu đồng/ tháng, hiện tại cần chia thêm % hoa hồng hàng tháng cho các nhân viên
đạt các chỉ tiêu vê doanh sô vượt KPI mức lương cứng.
Chi nhánh Sở giao dịch 1.
+ Với nhân sự 40 người và một phòng Support team hỗ trợ, Sở giao dịch 1 có thế
mạnh là các deal chiếm tỉ trọng tốt và có lài suất cạnh tranh cũng như khả năng
quay vòng các deal mang về doanh thu tích cực cho Công ty. Bên cạnh đó nghiệp
vụ cùa một số các môi giới chưa được tốt dẫn tới hiện tượng tranh dành khách hàng
cùa công ty tại các chi nhánh. Do đó cần quán triệt chính sách rõ ràng tránh mất
đoàn kết nội bộ.
+ Đẩy mạnh tuyển dụng các môi giới có các khách hàng cá nhân thay vì phụ thuộc
vào các deal lớn chiếm 70% chi nhánh như hiện nay.
+ Công tác hoàn thiện hồ sơ thực hiện nghiêm túc, dầy đủ, các chữ ký phải đảm bảo đúng người không kí khống, kí hộ hoặc làm các nghiệp vụ không đúng với quy định
của công ty
Chi nhánh Hà Nội
+ Chiếm 50% doanh thu toàn công ty, với các deal khách hàng tổ chức lớn, số
lượng nhân viên hơn 10 người, trong suốt 3 năm qua chi nhánh Hà Nội luôn đi dầu
trong các cuộc thi, giải thưởng cá nhân và tổ chức tại công ty KB Việt Nam. cần
đánh giá đúng năng lực tùng cá nhân tránh tình trạng xét tổng thể các KPI của nhân viên đạt nhưng một số nhân viên KPI không đạt vẫn có mức thu nhập tốt nhờ vào năng lực bảo lãnh của giám đốc
+ Hỗ trợ các chi nhánh khác trong quá trình xin deal mới, tránh tình trạng xin nhiều
room, pool nhưng lại không dùng tới, dẫn tới các chi nhánh khác không có điều
kiện triển khai các dịch vụ riêng biệt cho khách hàng VĨP.
+ Giảm các deal với các mã kém như TTF, ROS... tránh rủi ro cho công ty.
Chi nhánh Sài Gòn.
+ Triển khai có hiệu các sản phẩm mới như KB 8.8, KB Joy, Super Dream... đều đứng đầu trong dư nợ và giá trị giao dịch toàn công ty. Đội ngũ Môi giới trẻ, nhiệt tình năng động, có kiến thức cơ bản tốt và ham học hỏi đã đấy doanh số chi nhánh
đứng thứ 2 công ty sau chi nhánh Hà Nội.
+ Tập chung thu hút khách hàng cá nhân, khách hàng lớn đầu tư thuần túy giúp chi nhánh phát triển bền vững, mồi tháng với 1000 tài khoản mở mới ( trược khí có công nghệ eKYC) là con số vững chắc không có chi nhánh nào vượt qua được.
+ Cải tiến quy trình tiếp nhận và trả hồ sơ cho khách hàng giúp số lượng mở tài
khoản mới gia tăng.
+ Hoàn thiện sớm các chứng chỉ hành nghề Môi giới, hiện nay một số môi giới chưa kịp có chứng chỉ hành nghề không đặt được lệnh trực tiếp cho khách hàng mà phải
thông qua đội ngũ support team gây ra thất lạc hoặc nhầm lẫn cho khách hàng.
Chi nhánh Hồ Chí Minh
+ Chi nhánh hoạt động lâu năm nhất tại công ty với 20% doanh thu công ty, xu
hướng không đổi trong suốt các năm qua. Chi nhánh Hồ Chí Minh hiện có nhiều deal chiếm tỉ trọng lớn so với các khách hàng cá nhân. Đội ngũ nhân viên gắn bó với công ty nhiều năm. Hiện tại có 50% số nhân viên được thưởng phàn thưởng trên
10 năm gắn bó thuộc về chi nhánh.
+ Ôn định nhân sự cấp cao của chinh nhánh, nhân sự thay đổi là một bất lợi trong
việc phát triển của chi nhánh, dẫn tới nhiều hoạt động hay kế hoạch dừng giữa
chừng gây thất thoát nguồn lực của công ty.
b) Định hưóìig hoạt động về mảng kinh doanh chúng khoán phái sinh tại công ty:
+ KB Việt Nam đang thiết lập hệ thóng giao dịch đầy đủ phục vụ nhu cầu giao dịch
phái sinh với các khách hàng lớn gấp 10 lần hiện tại.
+ Các sản phẩm phái sinh ngoài giảm phí để thu hút khách ban đầu không có sản
phẩm khác thay thế dẫn tới khó cạnh tranh, đẩy mạnh các sản phẩm kho, hỗ trợ
marign
+ Hoàn thiện sớm các thủ tục hồ sơ trở thành đại lỷ phân phối chứng chỉ quỹ đế hợp tác làm đại lý cho nhiều quỹ ngoại.
c) Định hưóng hoạt động về mảng kinh doanh trái phiếu tại công ty
+ Triển khai các sản phẩm dành cho khách hàng cá nhân để thu hút các nguồn vốn
nhàn rỗi của nhà đầu tư khi thị trường chứng khoán cơ sở kém hấp dẫn.
+ Xây dựng hệ thông định giá các trái phiêu một cách minh bạch khoa học
+ Nâng mức chịu rủi ro của khối IB cũng như hoa hồng dành cho các chuyên viên.
4.1.2.2. về công tác đầu tư xây dựng cơ bản, sửa chữa, nâng cấp, mua Sắm
Phối hợp tốt giữa các phòng ban về nhu cầu cơ sở máy móc, không thừa tại
phòng ban này nhưng thiếu ở phòng ban khác, tránh các máy móc không phù hợp
• •
với nhiệm vụ các phòng ban.
Thanh lý các máy tính, bàn, ghế, máy chiếu, .... Trước hạn để phục vụ nhu
cầu làm việc và kịp thời đầu tư trang thiết bị mới.
Thành lập đội dự án về hệ thống từ nhân viên các phòng ban tham gia đế đạt
hiệu quả tốt nhất.
Tích cực sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ người người lao động cũng như khách hàng tới công ty.
Thường xuyên thực hiện công tác duy tu, bảo dưỡng định kỳ, sửa chữa các
trang thiết bị, cũng như các chuyên gia thẩm định xây dựng hệ thống phần mềm
sang giám sát nâng cấp chất lượng phần mềm.
Sử dụng hợp lý nguồn kinh phí để đầu tư cơ sở vật chất cũng như tỉm hiểu đàm phán giá trị hợp đồng mua sắm trang thiết bị hay xây dựng nâng cấp hệ thống hoạt động của công ty.
4.1.2.3. về công tác tổ chức cán bộ
a) Tổ chức bộ máy:
Kiện toàn tồ chức bộ máy, tách và thành lập mới một số phòng để đảm bảo hoạt
động hợp lý phục vụ khối lượng công việc gấp 03 lần năm 2010, giảm thiểu bất cập
vận hành giữa các phòng ban.
Thành lập khối hỗ trợ kinh doanh của toàn công ty gồm : phòng nghiệp vụ, phòng
phát triển sản phẩm, phòng IT.
Thêm số lượng nhân sự tại Ban kiểm soát.
b) Công tác cán bộ: Bổ nhiệm giám đốc điều hành với thời hạn dài hơn.
c) về việc thực hiện tuyến dụng lao động mới.
Căn cứ theo quy định hiện hành cùa Công ty, căn cứ chức năng, nhiệm vụ,
định hướng phát triên và khả năng thực tê của từng phòng ban; Công ty xây dựng kê
hoạch tuyển dụng lao động phù hơn biên chế, lao động hợp đồng hơn 1 năm phục
vụ kế hoạch phát triển từng phòng ban.
Bổ sung nguồn nhân lực còn thiếu trong đó đặc biệt thu hút, tuyển dụng các nhân sự cấp cao như Trưởng phòng quản trị rủi ro hệ thống, trưởng phòng IT...
d) về công tác đào tạo.
Tích cực cử cán bộ đi đào tạo nâng cao trinh độ chuyên môn nghiệp vụ, đào
tạo các chứng chỉ hành nghê đế phục vụ cho từng vị trí như Môi giới, phân tích hay chứng chỉ quỹ.... Tuy nhiên, cần phải xác định rõ vị trí việc làm và mức độ cần
thiết hay thời gian khi cử nhân viên đi đào tạo.
Tăng cường đào tạo tại chỗ thông qua các ứng dụng zoom, MT, đào tại tại
phòng tố chức sự kiện của công ty.
Đề xuất với các cơ quan như ƯBCK nhà nước, Sở giao dịch Hà Nội, Sở giao
dịch Hồ Chí Minh, Trung tâm lưu ký Việt Nam cử cán bộ hồ trợ chuyên môn cho
các nhân viên công ty đế hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
4.1.2.4. về công tác phân tích nghiên cứu
Khối phân tích đưa ra các báo cáo về các ngành, các nhóm ngành trong từng thời kì phát triển của thị trường. Các báo cáo số liệu minh bạch chính xác có chính
kiến về định giá các mã chứng khoán trên thị trường. Tránh đưa ra các thông tin sai
lệch, gây ảnh hưởng tới uy tín của công ty trên thị trường chứng khoán.
Xây dựng hệ thống định giá riêng biệt so với phòng quản trị rủi ro margin đế rồ các vấn đề còn tồn đọng giữa các Phương án định giá từ đó đưa ra một Phương án
chung tốt nhất.
4.1.2.5. Công tác kiêm tra, kiếm soát và thực hiện quy trình trong hoạt động.
Định kỳ 03 tháng/lần, ban kiểm soát cùng ban quản trị rủi ro hệ thống sẽ tra
soát các hồ sơ chứng từ, các báo cáo từ các phòng ban đế đưa ra đánh giá chung nhất về mức độ thực hiện các quy định chính sách của công ty tại từng phòng ban.
Qua đó xem xét báo cáo ban lãnh đạo để có phương án tối uu để các phòng ban thực
hiện hiệu quả hợp lý và chất lượng.
Tiếp nhận các hình thức tiếp thu ý kiến đóng góp cũng như phản ảnh của các
nhân viên công ty đê bộ máy hoạt động hoàn hảo hơn.
4.1.3 Đối thủ cạnh tranh trên thị trường chứng khoán Việt Nam
4.1.3.1 Các công ty chứng khoản Hàn Quốc tại Việt Nam
Trên TTCK Việt Nam có 6 CTCK vốn Hàn Quốc, bao gồm Công ty Chứng
khoán KĨS, Công ty Chứng khoán Pinetree (tiền thân HFT, được Hanwha mua lại),
Công ty Chứng khoán Mirae Asset, Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (tiền thân
là Công ty chứng khoán Maritime), Công ty Chứng khoán NH (tiền thân chứng
khoán Woori CBV),Công ty Chứng khoán Shinhan Việt Nam (tiền thân là Công ty
Chứng khoán Nam An. Như vậy là cả 4 CTCK lớn nhất tại Hàn Quốc đều đã hiện
diện trên TTCK Việt Nam gồm Mirae Asset, NH Securities and Investment, KB
Securities và Korea Investment and Securities.
Tổng kết quý 3 năm 2021 trên TTCK Việt Nam, top 10 CTCK có dư nợ
margin lớn nhất đều có đóng góp của các CTCK Hàn Quốc, đứng đầu là Mirae Aset
(9.670 tỷ đồng), thiết lập kỷ lục mới về dư nợ trên TTCK Việt Nam bở xa các doanh nghiệp nội, vị trí thứ 4 là CTCK K1S với 3.854 tỳ đồng, KBSV với 2.641 tỷ
đồng.
Xét về thị phần môi giới trên thị trường, theo Bảng xếp hạng thị phần môi giới cổ phiếu và chứng chỉ quỹ quý III/2020 của Sở GDCK TP. Hồ Chí Minh (HSX), đáng chú ý trong top 10 thị phần có sự xuất hiện mới của hai cái tên đến từ
Hàn Quốc là Mirae Asset Việt Nam 4,49% và KĨS Việt Nam 3,78%. Còn tại thị
trường cổ phiếu niêm yết tại HNX trong quý III/2020, Mirae Asset Việt Nam chiếm
5,69%. Đáng chú ý, VPS xếp đầu bảng xếp hạng với thị phần 8,20%, theo sau là
HDB chiếm 6,97%, SSI chiếm 6,89%.
Qua đây có thế thấy, dù các doanh nghiệp Hàn Quốc có dư nợ cho vay
margin lớn trên thị trường, nhưng về thị phần môi giới, các doanh nghiệp nội vẫn có
phần lợi thế “sân nhà” hơn các doanh nghiệp Hàn Quốc.
Áp lực cạnh tranh ló’n
Với thê mạnh vê tài chính từ các doanh nghiệp Hàn Quôc sẽ là lợi thê cạnh tranh rất lớn đế các CTCK Hàn Quốc nâng cao sức cạnh tranh với các doanh nghiệp
chứng khoán Việt Nam.
Chẳng hạn tính đến 30/9/2021, Công ty chứng khoán lớn nhất tại Hàn Quốc
là Mirae Asset Deawoo có tổng tài sản khoảng 68.483 tỉ won (tuơng đuơng 1,4 triệu
tỉ đồng). Huởng lợi từ nguồn tài chính dồi dào của công ty mẹ, trong năm 2019,
Mirae Asset (Việt Nam) tăng vốn điều lệ lên 5.455 tỉ đồng, trở thành CTCK có vốn
điều lệ lớn nhất thị trường.
Vốn lớn giúp các CTCK Hàn Quốc gia tăng lợi thế cạnh tranh khi đua nhau hạ giá dịch vụ, đặc biệt khi Thông tư 128/2018/TT-BTC (Thông tư 128), thay thế
cho Thông tư số 242/2016/TT-BTC quy định giá dịch vụ trong lĩnh vực chứng
khoán áp dụng tại các tổ chức kinh doanh chứng khoán, ngân hàng thương mại
tham gia vào TTCK Việt Nam đã chính thức có hiệu lực.
Thông tư này đã cho phép không còn mức giá sàn dịch vụ mua, bán chứng
khoán 0,15%, hay các CTCK có thề cạnh tranh lẫn nhau từ việc giảm phí dịch vụ.
Ke từ khi ra đời Thông tư 128, một số CTCK như Yuanta, Pinetree...đã tiến hành hạ phí giao dịch, thậm chí một số công ty miễn phí giao dịch chứng khoán để thu hút sự quan tâm lớn từ nhà đầu tư. Với lợi thế huy động được nguồn vốn lãi suất rẻ từ nước ngoài, các CTCK vốn ngoại có thể cho vay margin với lãi suất cực kỳ ưu
đãi từ 8-9%/năm, thấp hơn rất nhiều so với các CTCK nội (dao động từ 12-
14%/năm). Điều này đang khiến xu hướng dịch chuyển của nhà đầu tư sang các
CTCK có chi phí thấp.
Như vậy, với chi phí cao hơn các doanh nghiệp ngoại, các CTCK nội sẽ khó
lòng níu chân nhà đầu tư hơn, đặc biệt là các nhà đầu tư mới tham gia thị trường.
Điều quan trọng hiện nay, CTCK nội cần làm thế nào để giữ chân các khách hàng hiện tại và thu hút thêm các khách hàng mới, bởi các CTCK ngoại sẽ hiện diện ngày
càng nhiều ở Việt Nam.
4.1.3.2 Các công ty chứng khoán Việt Nam
Nhìn rõ lợi thê cạnh tranh của các công ty nước ngoài mà ở đây chủ yêu
là Hàn Quốc, Các công ty chứng khoán Việt Nam lần lượt tiến hành phát hành vốn để cung cấp nguồn tới nhà đầu tư để giữ vững thị phần. Các công ty lần lượt như
VND, SHS, SSI, MBS,... từ 01/2021 đã tiến hành nâng vốn bằng cách chi trả cổ
phiếu thưởng, nhằm đặt mục tiêu tăng vốn càng nhanh càng tốt để cạnh tranh với các công ty ngoại.
Các sản phẩm được đa dạng và đầu tư bài bản hệ thống, VPS là công ty Việt
Nam hàng đầu về các sản phẩm cho thị trường chứng khoán Phái sinh với các phần thưởng lên tới 2 tỉ đồng, hàng tháng hàng quý đều có các cuộc thi để kích thích các
nhà đầu tư. Bên cạnh đó các công ty như TCBS hay FPTS đều đẩy mạnh về công
nghệ đề phục vụ đối tượng khách hàng giao dịch không cần môi giới chăm sóc
Các công ty chiếm thị phần lớn VND, SSI, HSC liên tục đưa ra các sản phẩm
về phí giao dịch, lãi suất margin, danh mục quan tâm... để thu hút các nhà đầu tư.
Thông tư 128/2018/TT-BTC ra đời đã tạo điều kiện để các công ty chứng khoán có
khung để ra sản phẩm phù hợp.
4.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện phát triển sản phẩm mói tại công ty cổ phần chứng khoán KB Việt Nam.
4.2.1 Các biện pháp hoàn thiện các yếu tố bên trong công ty
Tổ chức hoạt động Khối hỗ trợ kinh doanh, trong đó phòng nghiệp vụ phân
chia rõ trưởng bộ phận từng nghiệp vụ như: trưởng bộ phận chúng khoán cơ sở;
trưởng bộ phận chứng khoán phái sinh; trưởng bộ phận trái phiếu. Tất cả các nghiệp vụ phát sinh liên quan tại các chi nhánh sau khi thực hiện phải chuyển giấy tờ hồ sơ