ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC VÀ TÌNH TRANG HỎNG CỦA QUẠT

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ phun plasma hợp kim nền crom, ứng dụng phục hồi cánh quạt khói trong nhà máy nhiệt điện (Trang 141 - 144)

9. Bố cục luận án

5.1.ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC VÀ TÌNH TRANG HỎNG CỦA QUẠT

a, Điều kiện làm việc của quạt: Quạt khói là thiết bị dùng để hút khói cưỡng bức ra khỏi lò đốt, mục đích chống đóng xỉ và điều chỉnh nhiệt độ trong lò đốt. Quạt khói được bố trí trong lò hơi đốt than như (hình 5.1).

1. Bao hơi; 2. Van hơi chính; 3. Van cấp nước; 4. Ghi lò; 5. Buồng lửa; 6. Hộp tro xỉ; 7. Hộp gió; 8. Phễu than; 9. Ống khói; 10. Bộ sấy không khí; 11. Quạt gió; 12. Quạt khói; 13. Bộ hâm nước; 13a. Bơm nước cấp vào lò;

14. Dàn ống nước xuống; 15. Ống góp dưới; 16. Dàn ống nước lên; 17. Dãy ống pheston; 18. Bộ quá nhiệt.

nh 5.2 . Bả n vẽ chi tiết nh độ ng qu ạt kh ói

Quạt khói làm việc với số vòng quay tối đa là 750 (vòng/phút) trong môi trường có khói bụi tro và có nhiệt độ khoảng 1400C ÷ 1500C, điều đó dẫn đến cánh quạt bị hỏng sau một thời gian làm việc do sự mài mòn và xói mòn của các hạt bụi tro va đập vào cánh quạt gây ra. Quạt cũng như các thiết bị khác trong nhà máy, đó là phải làm việc liên tục trong thời gian 5000 ÷ 6000 h/năm với sự bảo dưỡng và kiểm tra tối thiểu nhất. Trong điều kiện làm việc như vậy thì khi chế tạo cần có độ bền và độ tin cậy để chi tiết có thể vận hành liên tục và lâu dài. Cánh quạt hút khói bụi này có cấu tạo dạng tấm cung tròn, làm từ vật liệu thép 16Mn, với độ dày

20mm; số lượng cánh là 14 cánh, đường kính bánh công tác Ø2735 mm. Chân cánh quạt được hàn với bầu thân côn cong, toàn bộ bánh công tác được lắp trên một trục có ổ bi ở hai đầu trục, trong đó một đầu trục được lắp nối trục để nối với động cơ, cánh quạt khói có cấu tạo chi tiết như (hình 5.2).

Hình 5.3. Hình ảnh quạt khói bị mòn hỏng trong quá trình làm việc

b, Tình trạng hư hỏng của quạt: Quạt khói làm việc trong điều kiện có khói bụi và nhiệt độ, điều này dẫn tới quạt sau một thời gian làm việc thường bị hư hỏng như: mòn cánh, nứt cánh, gãy cánh… dẫn tới hoạt động mất ổn định gây nguy cơ cao mất an toàn (hình 5.3). Đặc biệt khi mòn không đồng đều giữa các cánh làm cho quạt bị mất cân bằng, thể dẫn đến giảm hiệu suất hoạt động và làm hư hỏng nghiêm trọng các bộ phận và chi tiết khác liên quan. Căn cứ vào kết quả khảo sát và kiểm tra trực tiếp của quạt, cho thấy cánh quạt bị hỏng do mòn và xói mòn do các bụi tro gây ra chủ yếu ở các vị trí như thống kế trong (bảng 5.1).

Bảng 5.1. Các dạng hỏng chính của quạt khói trong quá trình làm việc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ phun plasma hợp kim nền crom, ứng dụng phục hồi cánh quạt khói trong nhà máy nhiệt điện (Trang 141 - 144)