Xây dựng phương trình hàm hồi quy thực nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ phun plasma hợp kim nền crom, ứng dụng phục hồi cánh quạt khói trong nhà máy nhiệt điện (Trang 126 - 127)

9. Bố cục luận án

4.1.5.2.Xây dựng phương trình hàm hồi quy thực nghiệm

Phương trình hàm hồi quy thực nghiệm ở dạng đa thức bậc 2 được xây dựng thể hiện mối quan hệ giữa độ xốp của lớp phủ với các thông số phun được trình bày như biểu thức (4.4).

γLp = 45,10 – 0,08590Ip – 0,4038mp – 0,1475Lp + 0,000082Ip*Ip + 0,007884mp*mp

+ 0,000582Lp*Lp – 0,000064Ip*mp – 0,000038Ip*Lp – 0,000307mp*Lp (4.4) Phương trình hàm hồi quy (4.4) có hệ số xác định R2 = 0,9803 rất gần với 1, điều đó khẳng định phương trình này có khả năng tương thích rất cao với các số liệu thực nghiệm. Phương trình hàm hồi quy (4.4) là cơ sở cho việc tính toán lựa chọn giá trị cho các thông số phun (Ip, mp và Lp) nhằm đảm bảo độ xốp lớp phủ đạt được một giá trị phù hợp cụ thể nào đó. Ngoài ra, phương trình (4.4) cũng được sử dụng để tính dự đoán độ xốp của lớp phủ, kết quả so sánh giữa độ xốp dự đoán với kết quả đo thực nghiệm được mô tả trong biểu đồ (hình 4.15).

8 Kết quả thực nghiệm Kết quả dự đoán 6 4 2 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Thứ tự các thí nghiệm

Hình 4.15. Biểu đồ so sánh kết quả dự đoán và kết quả đo thực nghiệm của γLp

Kết quả so sánh cho biết, độ xốp lớp phủ khi tính dự đoán khớp với số liệu độ xốp lớp phủ đo được khi thực nghiệm, độ sai lệch lớn nhất là 5,7% và độ sai lệch trung bình là 2,8%. Như vậy, có thể thấy phương trình hàm hồi quy của hàm mục tiêu (γLp) đã được kiểm tra thành công và có thể dùng để dự đoán độ xốp lớp phủ và để tối ưu chỉ tiêu này.

Độ xốp γLp

(M Pa)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ phun plasma hợp kim nền crom, ứng dụng phục hồi cánh quạt khói trong nhà máy nhiệt điện (Trang 126 - 127)