Vật liệu phủ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ phun plasma hợp kim nền crom, ứng dụng phục hồi cánh quạt khói trong nhà máy nhiệt điện (Trang 46 - 47)

9. Bố cục luận án

2.3.1. Vật liệu phủ

Cấu trúc và tính chất của lớp phủ nhận được sau khi phun phụ thuộc vào các thông số khác nhau trong đó vật liệu sử dụng phủ đóng một vai trò quan trọng [43, 44]. Vật liệu phủ có ảnh hưởng đến tính hiệu quả của lớp phủ do một trong các yếu tố như: Thành phần hóa học, kích thước hạt, cấu trúc pha, độ ẩm và hình thái hạt... Điều này đã được chứng minh khi phun plasma [45 - 51]. Dựa vào điều kiện làm việc của từng loại chi tiết để chọn lựa loại bột phun thích hợp đối với từng loại vật liệu nền nhằm đáp ứng yêu cầu kỹ thuật. Những loại bột phun dùng phổ biến hiện nay được chia làm bốn nhóm cơ bản được trình bày trong (bảng 2.1).

Trong số các nhóm loại bột phủ trên, nhóm bột phủ Crôm cacbit là vật liệu cứng có khả năng chịu mài mòn, xói mòn và ăn mòn tốt. Nó cũng là một hợp chất chịu nhiệt lên đến khoảng 9000C mà vẫn giữ được cơ tính tốt vốn có như ban đầu. Thành phần có độ cứng nhất và được sử dụng phổ biến nhất cho mục đích chống mòn, chịu nhiệt là Cr3C2. Crôm cacbit có ba cấu trúc tinh thể khác nhau, tương ứng với ba thành phần hóa học khác nhau [41]:

+ Cr23C6 có cấu trúc tinh thể khối và độ cứng Vickers: 976kg/mm2. + Cr7C3 cấu trúc tinh thể hình lục giác và độ cứng Vickers: 1336kg/mm2.

+ Cr3C2 là bền nhất trong ba chế phẩm, và có cấu trúc tinh thể trực giao với độ cứng Vickers là 2280kg/mm2. Chính vì Cr3C2 có độ cứng cao nên nó là dạng chính của Crôm cacbit được sử dụng trong xử lý bề mặt.

Bảng 2.1. Nhóm vật liệu phun dạng bột phổ biến đang dùng hiện nay

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ phun plasma hợp kim nền crom, ứng dụng phục hồi cánh quạt khói trong nhà máy nhiệt điện (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(179 trang)
w