ĐẠI DIỆN Điều 149 Đại diện

Một phần của tài liệu Du thao BLDS lay y kien nhan dan (Trang 41 - 45)

Điều 149. Đại diện

1. Đại diện là việc một cá nhân, pháp nhân (sau đây gọi là bên đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (sau đây gọi là bên được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.

2. Trường hợp pháp luật quy định thì bên đại diện phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập, thực hiện.

Điều 150. Căn cứ xác lập quyền đại diện

Quyền đại diện được xác lập theo ủy quyền giữa bên được đại diện và bên đại diện (sau đây gọi là đại diện theo ủy quyền); theo quy định của pháp luật hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (sau đây gọi là đại diện theo pháp luật).

Điều 151. Đại diện theo pháp luật của cá nhân

Người đại diện theo pháp luật của cá nhân gồm: 1. Cha, mẹ đối với con chưa thành niên;

2. Người giám hộ đối với người được giám hộ;

3. Người do Toà án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Điều 152. Đại diện theo pháp luật của pháp nhân

1. Người đại diện theo pháp luật được pháp nhân quyết định theo điều lệ hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Đại diện theo pháp luật có quyền nhân danh pháp nhân xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phù hợp với quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật. Pháp nhân có nhiều đại diện theo pháp luật thì mỗi người có quyền đại diện cho pháp nhân phù hợp với quyền, nghĩa vụ của mình; trường hợp điều lệ hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền không xác định rõ thẩm quyền của mỗi đại diện theo pháp luật thì giao dịch dân sự đó được coi là thực hiện đúng thẩm quyền.

3. Người đại diện theo pháp luật có thể xác lập, thực hiện một giao dịch dân sự với bên mà mình cũng là người đại diện nếu không có xung đột về lợi ích. Trường hợp có xung đột về lợi ích thì giải quyết theo quy định tại Điều 146 của Bộ luật này.

mình, vì lợi ích của pháp nhân, báo cáo và chịu sự giám sát trước cơ quan có thẩm quyền của pháp nhân.

Điều 153. Đại diện theo ủy quyền

1. Cá nhân, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân có thể uỷ quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.

2. Thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân có thể cử cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền trong xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân.

3. Pháp nhân là người đại diện theo ủy quyền nếu được cá nhân hoặc pháp nhân khác ủy quyền.

Điều 154. Hậu quả pháp lý của hành vi đại diện

1. Giao dịch dân sự do bên đại diện xác lập, thực hiện với bên thứ ba phù hợp với phạm vi đại diện làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của bên được đại diện.

2. Bên đại diện có quyền xác lập, thực hiện hành vi cần thiết tùy thuộc hoàn cảnh để đạt được mục đích phù hợp với phạm vi đại diện.

Trường hợp bên đại diện biết hoặc phải biết việc xác lập hành vi đại diện là do bị nhầm lẫn, bị lừa dối, bị đe dọa, cưỡng ép mà vẫn xác lập, thực hiện hành vi thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với bên được đại diện, trừ trường hợp bên được đại diện biết hoặc phải biết về việc này mà không phản đối.

Trường hợp bên đại diện xác lập, thực hiện hành vi thuộc phạm vi đại diện nhưng không đem lại lợi ích cho bên được đại diện thì đối với bên thứ ba, giao dịch dân sự này vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp bên thứ ba biết hoặc phải biết việc đem lại lợi ích cho bên được đại diện là điều kiện bắt buộc của hành vi đại diện.

Điều 155. Thời hạn đại diện

1. Thời hạn đại diện được xác định theo văn bản ủy quyền, theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền hoặc theo quy định của pháp luật.

Trường hợp không có quy định cụ thể thì thời hạn đại diện được xác định theo các căn cứ sau đây:

a) Nếu quyền đại diện được xác định theo giao dịch dân sự cụ thể thì thời hạn đại diện được tính đến thời điểm chấm dứt giao dịch dân sự đó;

b) Nếu quyền đại diện không được xác định với giao dịch dân sự cụ thể thì thời hạn đại diện là 1 năm kể từ thời điểm phát sinh quyền đại diện.

a) Theo thỏa thuận;

b) Thời hạn ủy quyền đã hết;

c) Công việc được uỷ quyền đã hoàn thành;

d) Bên được đại diện hoặc bên đại diện đơn phương chấm dứt thực hiện việc ủy quyền;

đ) Bên được đại diện, bên đại diện là cá nhân chết; bên được đại diện, bên đại diện là pháp nhân chấm dứt hoạt động hoặc bên đại diện là cá nhân không có năng lực hành vi dân sự phù hợp theo quy định của pháp luật;

e) Căn cứ khác làm cho hành vi đại diện không thể thực hiện được. 3. Đại diện theo pháp luật chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

a) Bên được đại diện là cá nhân đã thành niên hoặc năng lực hành vi dân sự đã được khôi phục;

b) Bên được đại diện là cá nhân chết;

c) Bên được đại diện là pháp nhân chấm dứt hoạt động;

d) Các căn cứ khác theo Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan.

Điều 156. Phạm vi quyền đại diện

1. Phạm vi quyền đại diện được xác định theo nội dung ủy quyền, theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền hoặc theo quy định của pháp luật.

2. Người đại diện chỉ được xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi quyền đại diện.

3. Trường hợp phạm vi quyền đại diện không được xác định cụ thể thì bên đại diện có quyền nhân danh bên được đại diện xác lập, thực hiện hành vi cần thiết, hợp lý trong quản lý tài sản, đáp ứng nhu cầu thiết yếu và bảo vệ quyền, lợi ích của bên được đại diện.

Điều 157. Giới hạn quyền đại diện

1. Một cá nhân, pháp nhân có thể đại diện cho nhiều cá nhân hoặc pháp nhân khác nhau nhưng không được nhân danh bên được đại diện để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với chính mình hoặc với bên thứ ba mà mình cũng là bên đại diện của người đó.

2. Giao dịch dân sự được xác lập, thực hiện trái với quy định tại khoản 1 Điều này không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của bên được đại diện, trừ các trường hợp sau đây:

a) Bên được đại diện công nhận giao dịch dân sự hoặc phải biết về giao dịch dân sự do bên đại diện xác lập, thực hiện;

b) Bên đại diện đã thông báo về việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự cho bên được đại diện nhưng bên được đại diện không phản đối trong một thời hạn hợp lý;

c) Giao dịch dân sự được xác lập, thực hiện vì lợi ích của bên được đại diện và được người giám sát việc đại diện hoặc được cơ quan có thẩm quyền cho phép;

d) Trường hợp khác do pháp luật quy định.

Điều 158. Thông báo về phạm vi quyền đại diện

Bên đại diện phải thông báo cho bên thứ ba biết về phạm vi quyền đại diện của mình. Trường hợp bên đại diện không thông báo thì coi như họ nhân danh chính mình trong xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ trường hợp bên thứ ba biết hoặc phải biết về phạm vi quyền đại diện hoặc pháp luật có quy định khác.

Điều 159. Đại diện lại

1. Bên đại diện có thể xác lập, thực hiện hành vi đại diện thông qua cá nhân hoặc pháp nhân khác (gọi chung là bên đại diện lại).

2. Trong đại diện theo ủy quyền, đại diện lại được áp dụng nếu có một trong những căn cứ sau đây:

a) Theo nội dung ủy quyền; b) Bên được đại diện đồng ý;

c) Do sự kiện bất khả kháng nếu không áp dụng đại diện lại thì mục đích xác lập, thực hiện giao dịch dân sự cho bên được đại diện không thể đạt được.

3. Trong đại diện theo pháp luật, đại diện lại được áp dụng không cần sự đồng ý của bên được đại diện, trừ trường hợp quyết định của cơ quan có thẩm quyền hoặc pháp luật có quy định khác.

4. Bên đại diện lại được coi là bên đại diện của bên được đại diện. Phạm vi quyền đại diện của bên đại diện lại không được vượt quá phạm vi quyền đại diện của bên đại diện.

5. Đối với bên thứ ba, việc đại diện lại không làm thay đổi hậu quả pháp lý của hành vi đại diện đối với bên được đại diện.

Điều 160. Không có quyền đại diện

Những trường hợp sau đây được coi là không có quyền đại diện: 1. Không có căn cứ xác lập quyền đại diện;

2. Việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự nằm ngoài phạm vi quyền đại diện.

Điều 161. Hậu quả của giao dịch dân sự do bên không có quyền đại diện xác lập, thực hiện

1. Giao dịch dân sự do bên không có quyền đại diện xác lập, thực hiện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của bên được đại diện đối với bên thứ ba, trừ các trường hợp sau đây:

a) Bên thứ ba có căn cứ để tin tưởng bên xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với mình có quyền đại diện và không có lỗi về việc đã tin tưởng đó;

b) Bên thứ ba yêu cầu bên được đại diện trả lời về việc công nhận hay không công nhận giao dịch dân sự nhưng bên được đại diện không thể hiện ý chí rõ ràng trong thời hạn hợp lý về việc không công nhận giao dịch dân sự;

c) Bên được đại diện đã công nhận giao dịch dân sự trước khi bên thứ ba tuyên bố hủy bỏ giao dịch dân sự.

2. Trường hợp giao dịch dân sự không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của bên được đại diện đối với bên thứ ba thì theo yêu cầu của bên thứ ba, bên không có quyền đại diện phải thực hiện giao dịch dân sự hoặc bồi thường cho bên thứ ba những lợi ích mà bên thứ ba có thể được hưởng nếu giao dịch dân sự có hiệu lực, trừ trường hợp bên thứ ba biết hoặc phải biết về việc không có quyền đại diện.

3. Trường hợp người thứ ba biết hoặc phải biết về việc không có quyền đại diện mà vẫn xác lập, thực hiện giao dịch dân sự thì việc công nhận giao dịch dân sự của bên được đại diện có hiệu lực với người thứ ba.

4. Trường hợp bên đại diện cố ý xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi quyền đại diện mà gây thiệt hại cho bên được đại diện thì phải bồi thường thiệt hại; nếu do lỗi của cả bên đại diện và bên thứ ba thì những người này liên đới bồi thường thiệt hại cho bên được đại diện.

CHƯƠNG X

Một phần của tài liệu Du thao BLDS lay y kien nhan dan (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(192 trang)
w