II- CHẤM DỨT QUYỀN SỞ HỮU
QUYỀN ƯU TIÊN Điều 298 Khái niệm quyền ưu tiên
Điều 298. Khái niệm quyền ưu tiên
Quyền ưu tiên là quyền của một chủ thể được thanh toán nghĩa vụ về tài sản trước các chủ thể có quyền khác theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan.
Điều 299. Quyền ưu tiên chung
Các trường hợp được áp dụng quyền ưu tiên chung gồm:
1. Chi phí liên quan đến bảo quản, xử lý, phân chia, thanh lý tài sản của người có nghĩa vụ;
2. Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng;
3. Tiền lương, tiền công lao động, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp mất sức lao động, bảo hiểm xã hội cho người lao động; tiền bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tổn thất tinh thần; tiền cấp dưỡng;
4. Chi phí liên quan đến việc đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người có nghĩa vụ.
Điều 300. Nguyên tắc áp dụng quyền ưu tiên chung
1. Trường hợp tồn tại nhiều chủ thể có quyền ưu tiên chung thì các chủ thể này được thanh toán theo thứ tự quy định từ khoản 1 đến khoản 4 Điều 299 của Bộ luật này.
2. Quyền ưu tiên chung được áp dụng đối với các tài sản của bên có nghĩa vụ. Trường hợp người có nghĩa vụ có tài sản gồm cả động sản và bất động sản thì phải xử lý động sản trước, nếu không đủ thì xử lý bất động sản không phải là đối tượng bảo đảm nghĩa vụ rồi đến bất động sản là đối tượng bảo đảm nghĩa vụ. 3. Trường hợp có nhiều chủ thể có quyền trong cùng một hàng quy định tại khoản 1 Điều này mà có nhiều người có quyền ưu tiên thì việc thanh toán được thực hiện theo tỷ lệ tương ứng với phần quyền của mình.
Điều 301. Quyền ưu tiên đối với động sản
1. Các quyền ưu tiên đối với động sản phát sinh trong các trường hợp sau đây:
a) Cho thuê bất động sản
Người cho thuê bất động sản có quyền ưu tiên từ việc xử lý động sản gồm vật dụng, công cụ, máy móc mà người thuê đặt vào bất động sản; hoa lợi thu được từ bất động sản cho thuê trong trường hợp người thuê không thanh toán tiền thuê và các chi phí phát sinh từ việc thuê bất động sản.
Trường hợp bất động sản được cho thuê lại, quyền ưu tiên của người cho thuê sẽ được thực hiện bằng động sản của người thuê lại bất động sản.
Trường hợp động sản nói trên được xử lý để thanh toán nhiều nghĩa vụ khác nhau, thì quyền ưu tiên của người cho thuê bất động sản chỉ được tính với khoản tiền thuê phải trả và các khoản khác có liên quan phát sinh trong thời hạn sáu tháng trước thời điểm thanh lý động sản để thực hiện nghĩa vụ;
b) Bảo quản, sửa chữa động sản
Người bảo quản, sửa chữa động sản có quyền ưu tiên từ việc xử lý động sản đó trong trường hợp không được thanh toán các chi phí phát sinh từ việc bảo quản, sửa chữa, bảo vệ động sản và chi phí khác có liên quan.
Quyền ưu tiên được xác lập nếu việc bảo quản, sửa chữa động sản làm tăng thêm giá trị của tài sản với điều kiện không vượt quá yêu cầu bảo quản, sửa chữa.
Người bảo quản trước được ưu tiên thanh toán; c) Mua bán động sản
Người bán động sản có quyền ưu tiên từ việc xử lý động sản đó trong trường hợp người mua không thực hiện các nghĩa vụ thanh toán và các chi phí phát sinh.
2. Chủ thể có quyền được thanh toán nghĩa vụ về tài sản quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này chỉ có quyền ưu tiên nếu cầm giữ tài sản của người có nghĩa vụ. Trường hợp không cầm giữ tài sản thì người đó có quyền yêu cầu như một chủ thể có quyền không có bảo đảm.
Điều 302. Quyền ưu tiên đối với bất động sản
1. Các quyền ưu tiên đối với bất động sản phát sinh trong các trường hợp sau đây:
a) Bảo quản, sửa chữa bất động sản.
Người bảo quản, sửa chữa bất động sản có quyền ưu tiên từ việc xử lý bất động sản đó trong trường hợp không được thanh toán các chi phí bảo quản, sửa chữa, bảo vệ bất động sản và chi phí khác liên quan.
Người bảo quản trước được ưu tiên thanh toán; b) Thi công bất động sản
Những người thợ, kỹ sư hoặc bên nhận thầu có quyền ưu tiên từ việc xử lý bất động sản đó trong trường hợp không được thanh toán chi phí thi công và các chi phí khác có liên quan;
Người bán bất động sản có quyền ưu tiên từ việc xử lý bất động sản đó trong trường hợp người mua không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ thanh toán và các chi phí có liên quan.
2. Quyền ưu tiên được xác lập trong các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này nếu việc bảo quản, sửa chữa, thi công bất động sản làm tăng thêm giá trị của tài sản và không vượt quá yêu cầu ban đầu.
3. Trường hợp có nhiều quyền ưu tiên cùng tồn tại trên một bất động sản thì thứ tự thanh toán được xác định theo thứ tự quy định tại khoản 1 Điều này. Trường hợp có nhiều chủ thể có quyền ưu tiên cùng hàng quy định tại khoản 1 Điều này thì việc thanh toán được thực hiện theo tỷ lệ tương ứng với phần quyền của mình.
4. Trường hợp việc xử lý bất động sản là đối tượng của quyền ưu tiên mà không đủ để thanh toán thì chủ thể có quyền ưu tiên tiếp tục được yêu cầu thanh toán như một chủ thể không có bảo đảm đối với phần còn thiếu.
Điều 303. Thứ tự thực hiện quyền ưu tiên trong trường hợp nhiều chủ thể có quyền ưu tiên
1. Trường hợp có nhiều quyền ưu tiên cùng tồn tại trên một tài sản thì quyền ưu tiên được quy định tại Điều 301 và Điều 302 của Bộ luật này sẽ được thực hiện trước quyền ưu tiên chung sau khi trừ đi chi phí quy định tại khoản 1 Điều 299 của Bộ luật này.
2. Trường hợp quyền ưu tiên và quyền của người nhận bảo đảm cùng tồn tại trên một vật, thì người nhận bảo đảm sẽ là người có quyền được thanh toán trước sau khi trừ đi chi phí quy định tại khoản 1 Điều 299 của Bộ luật này.