BẢO LƯU QUYỀN SỞ HỮU Điều 359 Bảo lưu quyền sở hữu

Một phần của tài liệu Du thao BLDS lay y kien nhan dan (Trang 98 - 99)

Điều 359. Bảo lưu quyền sở hữu

1. Quyền sở hữu tài sản trong hợp đồng mua bán có thể được bên bán bảo lưu cho đến khi nghĩa vụ thanh toán được thực hiện đầy đủ.

2. Bảo lưu quyền sở hữu phải được lập thành văn bản riêng hoặc được ghi trong hợp đồng mua bán.

Điều 360. Tài sản là đối tượng của quyền bảo lưu

1. Tài sản là đối tượng của bảo lưu quyền sở hữu có thể là động sản hoặc bất động sản.

2. Trường hợp động sản là vật tiêu hao thì các bên có quyền thỏa thuận bảo lưu quyền sở hữu đối với giá trị tương ứng với vật tiêu hao.

3. Trường hợp tài sản được bán cho người khác thì việc bảo lưu quyền sở hữu được xác lập đối với quyền đòi nợ của người có nghĩa vụ đối với người đã mua lại tài sản hoặc số tiền bảo hiểm hoàn trả thay cho tài sản.

Điều 361. Quyền đòi lại tài sản

1. Trường hợp bên mua tài sản không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thanh toán được thỏa thuận trong hợp đồng mua bán thì bên bán tài sản có quyền đòi lại tài sản mà bên mua đang chiếm hữu.

2. Giá trị của tài sản lấy lại được trừ vào số tiền còn lại mà bên mua còn nợ bên bán tài sản. Trường hợp giá trị của tài sản lấy lại lớn hơn số tiền mà bên mua còn nợ bên bán thì bên bán phải trả cho bên mua tài sản số tiền bằng phần chênh lệch.

Điều 362. Quyền và nghĩa vụ của bên mua tài sản

1. Bên mua có quyền sử dụng tài sản và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản trong thời gian thỏa thuận bảo lưu quyền sở hữu của bên bán có hiệu lực.

2. Bên mua phải chịu rủi ro trong thời gian sử dụng, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Điều 363. Chấm dứt thỏa thuận bảo lưu quyền sở hữu

1. Bên mua hoặc người thứ ba thực hiện xong nghĩa vụ thanh toán cho bên bán.

2. Bên bán đòi lại tài sản là đối tượng của thỏa thuận bảo lưu quyền sở hữu.

3. Theo thỏa thuận của các bên.

Một phần của tài liệu Du thao BLDS lay y kien nhan dan (Trang 98 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(192 trang)
w