CHIẾM HỮU Điều 199 Khái niệm chiếm hữu

Một phần của tài liệu Du thao BLDS lay y kien nhan dan (Trang 56 - 58)

Điều 199. Khái niệm chiếm hữu

1. Chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.

2. Chiếm hữu bao gồm chiếm hữu của chủ sở hữu và chiếm hữu của người không phải là chủ sở hữu.

Điều 200. Chiếm hữu của chủ sở hữu

1. Chiếm hữu của chủ sở hữu là việc chiếm hữu được thực hiện bởi một chủ thể trong tình trạng pháp lý được coi là chủ sở hữu đối với tài sản.

2. Người chiếm hữu một tài sản luôn được suy đoán và được đối xử như là chiếm hữu của chủ sở hữu, trừ trường hợp chính người này công khai thừa nhận tài sản mà mình chiếm hữu là thuộc quyền sở hữu của người khác.

Người nào cho rằng người đang chiếm hữu tài sản không phải là chủ sở hữu thì phải chứng minh.

3. Việc chiếm hữu của chủ sở hữu được thực hiện theo quy định tại các điều 214, 215 và 216 của Bộ luật này.

Điều 201. Chiếm hữu của người không phải là chủ sở hữu

1. Chiếm hữu của người không phải là chủ sở hữu là việc chiếm hữu được thực hiện bởi một cá nhân, pháp nhân trong tình trạng pháp lý không được coi là chủ sở hữu đối với tài sản.

2. Việc chiếm hữu của người không phải là chủ sở hữu không thể là căn cứ xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu.

3. Đối với tài sản do chủ sở hữu tẩu tán nhằm che giấu hành vi vi phạm pháp luật hoặc trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ dân sự thì người đang chiếm hữu phải thông báo hoặc giao nộp cho Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc công an cơ sở gần nhất hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật.

Điều 202. Chiếm hữu ngay tình

Người chiếm hữu ngay tình là người chiếm hữu có căn cứ để tin rằng việc chiếm hữu của mình là hợp pháp.

Điều 203. Chiếm hữu không ngay tình

Người chiếm hữu không ngay tình là người chiếm hữu biết hoặc phải biết rằng mình không có quyền đối với tài sản nắm giữ.

Điều 204. Chiếm hữu liên tục

Việc chiếm hữu được thực hiện trong một khoảng thời gian mà không có tranh chấp về tài sản đó là chiếm hữu liên tục, kể cả khi tài sản được giao cho người khác chiếm hữu.

Điều 205. Chiếm hữu công khai

Việc chiếm hữu được coi là chiếm hữu công khai khi thực hiện một cách minh bạch, không giấu giếm; tài sản đang chiếm hữu được sử dụng theo tính năng, công dụng và được người chiếm hữu bảo quản, giữ gìn như tài sản của chính mình.

Điều 206. Suy đoán về tình trạng và quyền của người chiếm hữu

1. Người chiếm hữu được suy đoán là ngay tình; người nào cho rằng người chiếm hữu không ngay tình thì phải chứng minh.

2. Trường hợp có tranh chấp về quyền đối với tài sản, thì người chiếm hữu được suy đoán là người có quyền đó. Người nào có tranh chấp với người chiếm hữu thì phải chứng minh rằng người chiếm hữu không có quyền.

Điều 207. Bảo vệ sự chiếm hữu

1. Người chiếm hữu được pháp luật bảo vệ trong trường hợp việc chiếm hữu tài sản bị người khác xâm phạm.

2. Người chiếm hữu bị người khác cản trở việc chiếm hữu đối với tài sản có quyền yêu cầu chấm dứt việc cản trở đó và lập lại tình trạng ban đầu.

3. Người chiếm hữu bị người khác chiếm đoạt tài sản có quyền yêu cầu trả lại tài sản bị chiếm đoạt cho mình.

4. Trường hợp có yêu cầu về quyền sở hữu hoặc các vật quyền khác đối với tài sản đang được người khác chiếm hữu thì cơ quan có thẩm quyền chỉ thụ lý giải quyết với điều kiện người có yêu cầu phải chấm dứt hành vi vi phạm với người chiếm hữu và khôi phục tình trạng ban đầu (nếu có).

CHƯƠNG XIII

Một phần của tài liệu Du thao BLDS lay y kien nhan dan (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(192 trang)
w