N r
3.2. Thực trạng rủi ro trong thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Hàng Hả
Hăi Việt Nam
Trong quá trình hoạt động, mặc dù đã sử dụng các biện pháp phòng tránh rủi ro, tuy nhiên, hoạt động thanh toán quốc tể diễn ra trong môi trường kinh doanh quốc tế đầy biến động, hàm chứa các loại rủi ro muôn hình, muôn vẻ nên MSB
không thê tránh khỏi những rủi ro phát sinh. Là một trong những ngân hàng tiên phong về triển khai Basel II ở Việt Nam và chuấn bị hướng tới Basel III, việc quản trị rủi ro ở cả 3 tuyến phòng thủ (giao dịch trực tiếp với khách hàng, kiếm soát, kiểm toán nội bộ) bao gồm nhận diện, phòng ngừa và xử lý luôn được chú trọng trong mọi khâu nghiệp vụ bao gồm cả hoạt động TTQT.
3.2.7. Rủi ro đối với phương thức chuyến tiền
về mặt tiền tệ hóa, rủi ro phổ biến nhất của MSB là rủi ro liên quan đến thương mại, trao đổi, quốc gia, lãnh đạo và nền kinh tế. Đặc biệt khi ký kết họp đồng kinh doanh, các bên có thế bỏ sót hoặc cố tình xóa các điều khoản bắt buộc, và có nhiều trường hợp bị chậm, chậm thanh toán. Trong giao dịch thương mại, việc thanh toán chậm sẽ gây ra các khoản phạt, chiếm dụng, phát sinh các chi phí trong lưu kho bãi hàng hóa điều này gây thiệt hại cho bên còn lại và cũng sẽ ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng.
Một trong những rủi ro mà nhân viên MSB phải đối mặt là chưa thực sự quản lý được quá trình giao dịch, nguyên nhân là do khách hàng thanh toán sai hoặc nhân viên của công ty ngân hàng không có quy trình xác nhận chặt chẽ. Kết quả là khoản thanh toán đà được gửi đến sai nơi nhận, không đúng người nhận, sai mục đích của hợp đồng...
Tình huống 1: Rủi ro do lỗi nghiệp vụ: Khách hàng gửi lệnh thanh toán 9.500 USD tại MSB- CN Hà Nội vào ngày 12/10/2015, nhưng do sơ suất nên nhân viên ngân hàng đã chọn nhầm loại tiền là 9.500 Euro. Khách hàng kiểm tra số dư tài khoản thấy không khớp lệnh thanh toán, lập tức gọi điện để thông báo, nhân viên phát hiện có lỗi và yêu cầu trung tâm thanh toán dừng điện. Tuy nhiên, lệnh đó đã được chuyển đến ngân hàng trung gian của đối tác nên việc xin đòi là vô cùng khó khăn. Trung tâm thanh toán MSB đã phối hợp với ngân hàng đại lý nước ngoài xin hoàn trả món tiền do chuyển nhầm loại ngoại tệ.
Kết quả: Sau hai tuần, ngân hàng đại lý đã hoàn trả món tiền đó, tuy nhiên không đủ số tiền ban đầu chuyển do mất phí của ngân hàng trung gian. Không chỉ vậy, MSB phải chịu phần chênh lệch tỷ giá giữa đồng đô la Mỹ và Euro để thực
hiện lại lệnh đúng ban đâu cho khách hàng. Chỉ vì sai sót mà MSB đã phải gánh chịu rất nhiều chi phí làm ảnh hưởng đến việc thanh toán hàng hóa của khách hàng.
Tình huống 2: MSB Chi nhánh Hải Phòng 04/09/2017 tiếp nhận trường hợp thanh toán lần 2 cho hợp đồng mua bán hàng hóa. Tuy nhiên, khi có tờ khai hải quan vì hàng đã được thanh toán trước, biên bản kiểm tra phát hiện hàng đang ở cảng Iran và hàng được chuyển từ đó. MSB ngay lập tức tổ chức một cuộc họp khẩn cấp và yêu cầu khách hàng giải trình. Khách hàng nhận vì muốn thanh toán được họp đồng này, để tránh sự can thiệp của Iran, công ty đã chỉnh sửa họp đồng để hàng hóa được xuất xứ từ London, Anh.
Kết quả: Khách hàng chịu hoàn toàn trách nhiệm về việc cố ý vi phạm quy định chuyển tiền quốc tế của MSB do có liên quan đến Iran và công ty phải chịu mọi rủi ro.
Tinh huống 3: Một rủi ro khác liên quan đến việc trao đối thông tin hợp đồng qua email. Khách hàng là một doanh nghiệp lớn tại Hà Nội, họ thường liên lạc với khách hàng từ khắp nơi trên thế giới qua e-mail. MSB đã thực hiện thanh toán quốc tế cho các đối tác của công ty trong nhiều năm. Tuy nhiên, vào cuối năm 2019, khách hàng gửi lệnh thanh toán quốc tế yêu cầu ngân hàng thanh toán tiền hàng từng lần cho đối tác quen. Nhưng đến giữa năm 2020, đối tác của họ phản hồi chưa nhận được bất kỳ một lần thanh toán nào. Doanh nghiệp gửi lại phản hồi điện những lần thanh toán và phát hiện đã có hacker xâm nhập vào email chung của họ để thay đối tất cả thông tin của người thụ hưởng.Sau khi dữ liệu được khớp, ngân hàng di chuyển theo nhu cầu thanh toán. Sau khi nhận được thông tin, MSB phối họp cùng với trung tâm thanh toán trong nước cũng như nhờ hỗ trợ của các ngân hàng trung gian đòi lại số tiền đã thanh toán trước đó theo lệnh của bên người chuyển tiền. Do số tiền lớn nên MSB phối họp cùng công an an ninh quốc tế và các bên có liên quan để hồ trợ khách hàng một cách tối đa.
Kết quả: Sau những nỗ lực rất vất vả, bộ phận dịch vụ khách hàng cùng bộ phận doanh nghiệp và trung tâm thanh toán điện nước ngoài, công an an ninh quốc tế, tất cả cùng hỗ trợ công ty, sau vài tháng nhờ các ngân hàng trung gian cùng vào
cuộc, sô tiên khách hàng nhận hoàn trả được khoảng 70% sô tiên đã chuyên. Đây là cố gắng rất lớn của các bộ phận tại MSB và các đối tác ngân hàng nước ngoài. Qua đây, một bài học được rút ra là khách hàng giao dịch thương vụ nước ngoài phải rất thận trọng, không chỉ bằng email và có thể bằng những phương tiện hiện đại hơn và chắc chắn mình đã thanh toán đúng.
3.2.2. Rủi ro đối với phương thức tín dụng chứng từ
MSB đã trau dồi kiến thức cũng như có sự phòng ngừa với các rủi ro mà các ngân hàng khác đã gặp phải. MSB chưa gặp rủi ro nghiêm trọng về phương thức tín dụng chứng từ, song vẫn tồn tại môt số sai sót trong quá trình tác nghiệp như ở ví dụ dưới đây:
* Khi ngân hàng là ngân hàng phát hành (NHPH)
Tình huống 4: Công ty V.B (trụ sở tại KCN Đình Vũ, Hải Phòng) yêu cầu MSB Chi nhánh Hải Phòng phát hành thư tín dụng chuyến nhượng trả ngay trị giá USD 40.8500 với điều kiện giao hàng CIF Hai Phong port, VietNam Incoterms 2000. Sau khi MSB Hải Phòng phát hành thư tín dụng và thông báo cho ngân hàng của người bán thì nhận được thông báo từ ngân hàng thông báo là người bán không thể thực hiện giao hàng. Kế đó, công ty V.B khiếu nại MSB Hải Phòng kiểm tra đơn đề nghị mở thư tín dụng và hợp đồng thì phát hiện sai tên người thụ hưởng. Bởi vì đây là họp đồng ký tay ba nên người thụ hưởng trong thư tín dụng không phải là người bán ký kết họp đồng và họp đồng không thể hiện ngân hàng chuyển nhượng.
Kết quả: Khách hàng bổ sung thêm ngân hàng chuyển nhượng trong hợp đồng. MSB phải sửa đổi thư tín dụng mà không được thu phí của khách hàng vì đây là lỗi của mình.
* Khi ngân hàng là Ngân hàng thông báo
Theo điều 7 ƯCP500 ( điều 9 UCP 600) thì “ ngân hàng thông báo L/C có trách nhiệm kiểm tra tính chân thật bề ngoài của L/C mà mình thông báo. Khi ngân hàng không thông báo L/C thì phải có ý kiến phản hồi cho NHPH không trậm chễ”. Đây là một trong những trách nhiệm rất quan trọng của NHTB. Nếu thư tín dụng là giả mạo thì NHPH hoàn toàn không bị ràng buộc vào cam kết này và nhà xuất khẩu
không thê đòi tiên từ NHPH. Rủi ro gặp phải khi ngân hàng không thê phát hiện tính chân thật của L/C hoặc tư vấn không đầy đủ về những điều khoản bất lợi xảy ra cho khách hàng. Có một ví dụ tiêu biếu cho trường hợp này:
Tình huống 5: MSB Chi nhánh Hoàn Kiếm-Hà Nội nhận được một L/C trị giá USD 300.000 phát hành bằng telex từ một ngân hàng ở Mỹ vào ngày 30/12/2016 cho người hưởng lợi là công ty XNK gạo trên địa bàn Hà Nội. Ngân hàng này thông báo là không cung cấp số testkey nào như bức điện đã gửi và đề nghị MSB gõ điện hỏi lại với NHPH. Khách hàng trong nước đã chuẩn bị đủ hàng ở cảng, đang rất cần L/C để xuất hàng nên giục MSB thông báo L/C. Do không kiểm tra được tính xác thực của bức điện, Hội sở chính MSB đã yêu cầu chi nhánh Hoàn Kiếm từ chối thông báo L/C cho khách hàng. Sau khi tìm hiểu, khách hàng phát hiện ra người nhập khấu là kẻ lừa đảo và rất may họ chưa giao hàng.
Đây là một bài học kinh nghiệm trong việc kiểm tra tính chân thực bề ngoài của L/C và sửa đối L/C trước khi thông báo cho người thụ hưởng. Trong bất cứ hình thức giả mạo, cam kết NHPH đều không có hiệu lực, và rủi ro đối với nhà xuất khẩu chắc chắn xảy ra nếu không phát hiện kịp thời. Chính vì vậy, với vai trò là Ngân hàng thông báo, bằng các nghiệp vụ của mình, NHTB phải có trách nhiệm kiểm tra tính chân thực bề ngoài của thư tín dụng để tránh sự giả mạo. Ngân hàng có thể kiểm tra tính chân thực thông qua nhiều hình thức như bằng các mẫu điện đảm bảo tính xác thưc ( nếu phát hành bằng SWIFT), chữ ký trên thư tín dụng ( kiểm tra chữ ký ủy quyền nếu phát hành bằng thư)...Neu ngân hàng đã sử dụng các giải pháp nghiệp vụ nhưng vẫn không thề xác định được tính chân thực bề ngoài của L/C thì phải có ý kiến phản hồi cho NHPH và từ chối thông báo cho người thụ hưởng. Nếu ngân hàng không kiểm tra tính xác thực của L/C đã thông báo cho nhà xuất khẩu để nhà xuất khẩu giao hàng nhưng không đòi được tiền do L/C giả mạo, nhà xuất khẩu có quyền yêu cầu NHTB phải bồi thường. Rủi ro của NHTB lúc này không chỉ cho chính lô hàng bị mất mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới uy tín của ngân hàng trong hoạt động TTQT.
Với vai trò là NHTB L/C, MSB thường xuyên nhăc nhở khách hàng kiêm tra nội dung của L/C so với hợp đồng ngoại thương. Bởi vì L/C được phát hành trên cơ sờ nội dung của hợp đồng ngoại giữa nhà xuất khấu và nhà nhập khẩu, tuy nhiên khi đã được phát hành thì L/C hoàn toàn độc lập với hợp đồng. Cam kết của NHPH dựa trên L/C, không liên quan đến hợp đồng kinh tế. Những điều khoản của L/C phải được phản ánh chân thật trách nhiệm và quyền hạn của mình đã thỏa thuận trong hợp đồng. Nếu phát hiện những điều khoản bất lợi, mâu thuẫn với hợp đồng, những quy định không rõ ràng thì nhà xuất khấu phải yêu cầu nhà nhập khấu đề nghị ngân hàng sửa đổi L/C rồi mới giao hàng. Đây là một vấn đề đơn giản những các khách hàng xuất khẩu cùa Ngân hàng MSB thường xuyên bở qua, cho đến khi giao hàng xong và xuất trình chứng từ để đòi tiền thì ngân hàng mới phát hiện ra bất đồng, do L/C quy định không giống như hợp đồng đã ký. Tại lúc đó việc sửa đổi L/C và nhà xuất khẩu phải chấp nhận rủi ro khi đòi tiền bằng bộ chứng từ có bất đồng thì quá muộn
* Khi ngân hàng là ngân hàng chiết khấu
Trong quá trình soạn thảo hợp đồng có những điều khoản sai với thông lệ quốc tế dẫn tới bộ chứng từ không hợp lệ. Đối với bộ chứng, ngân hàng chiết khấu ở thế bị động phải xuất trình theo đúng yêu cầu của thư tín dụng. Vì vậy, ngân hàng sè gặp phải rủi ro không thu được tiền hàng hoặc bị khẩu trừ những khoản phí bất hợp lệ và bị khách hàng đánh giá không tốt về trình độ nghiệp vụ. MSB đà từng gặp một tình huống như vậy: .
Tình huống 6: Ngày 25 tháng 6 năm 2016, MSB Chi nhánh Hải Phòng có nhận được bộ chứng từ xuất trình theo phương thức tín dụng chứng từ của Công ty TNHH xuất nhập khẩu T.A tại Hải Phòng xuất khẩu gạo trị giá 550.000 USD. Bộ chứng từ bất hợp lệ được Hội sở MSB tìm ra do thư tín dụng có điều khoản không thể thực hiện được “ Vận đơn đường biển lập theo lệnh của ngân hàng phát hành và ghi cước phí trả trước (freight prepaid)”. Trong khi đó điều kiện giao hàng là FOB Hai Phong port, Incoterms 2000 nên hãng tàu phát hành vận đơn thể hiện ‘freight collect”. Do đó, MSB đã đề nghị Công ty TNHH xuất nhập khẩu T.A thông báo
cho người nhập khâu sửa đôi thư tín dụng trước khi giao hàng đê ngân hàng phát hành không thể từ chối thanh toán. Tuy nhiên, 4 ngày sau Công ty TNHH xuất nhập khẩu T.A phải bồi thường hợp đồng do giao hàng trễ. Vì vậy, Công ty TNHH Tân Thạch An yêu cầu MSB gửi chứng từ đòi tiền nhưng phải kèm theo văn với điều khoản “ Bộ chứng từ có bất hợp lệ, đề nghị MSB Chi nhánh Hải Phòng gửi chứng từ. Nếu bộ chứng từ xuất trình có vấn đề bị ngân hàng phát hành từ chối thanh toán thì phía công ty chúng sẽ chịu trách nhiệm.
Kết quả: Mặc dù người nhập khẩu đồng ý thanh toán nhưng ngân hàng phát hành khẩu trừ phí bất hợp lệ 100 USD. Các ngân hàng hoàn toàn thường không thể chú động xuất trình được bộ chứng từ theo đúng yêu càu cửa thư tín dụng. Với trường hợp cụ thể này, quyền chủ động thanh toán sẽ thuộc về ngân hàng phát hành chứ không phải ngân hàng chiết khấu. Tuy nhiên, rủi ro như vậy có thể bị loại trừ nếu trước khi thư tín dụng được phát hành, ngân hàng chiết khấu tư vấn cho khách hàng nhừng điều khoản này gây bất lợi khi xuất trình bộ chứng từ.
3.2.3. Rủi ro trong phương thức nhờ thu kèm chúng tù'
Đối với nhà xuất khẩu
Nếu ngân hàng thu hộ sai sót trong việc thực hiện lệnh nhờ thu thi hậu quả phát sinh do nhà xuất khẩu chịu
Nhà nhập khẩu khước từ thanh toán hay chấp nhận thanh toán trong khi hàng hóa đã được gửi đi trc. Nhà xuất khẩu có thể kiện nhưng sẽ tốn nhiều thời gian
Đối với nhà nhập khâu
Chịu rủi ro khi có gian lận trong thương mại ( nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ giả), các ngân hàng ko chịu trách nhiệm khi chứng từ là giả mạo hay có sai sót hay hàng hóa không khớp với chứng từ
- Ngân hàng nhờ thu: nếu không nhận dc tiền từ ngân hàng thu hộ thì ngân hàng nhờ thu phải chịu rủi ro tín dụng từ phía nhà xuất khẩu
- Ngân hàng thu hộ: nếu ngân hàng này chuyển tiền cho ngân hàng nhờ thu trc khi nhà nhập khẩu chấp nhận thanh toán thì phải chịu rũi ro nếu như nhà nhập khẩu ko nhận chứng từ và không thanh toán
Như vậy, trong phương thức nhờ thu hôi phiêu kèm chứng từ, người xuât khâu ngoài việc uỷ thác cho ngân hàng thu tiền còn nhờ ngân hàng thông qua việc khống chế bộ chứng từ hàng hoá để buộc người nhập khấu phải trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền. Nhờ vậy phương thức này đảm bảo khả năng thu tiền hơn phương thức chuyển tiền và nhờ thu hối phiếu trơn. Đồng thời, đã có sự ràng buộc chặc chẽ giừa việc thanh toán tiền và việc nhận hàng của bên mua. Tuy nhiên việc bên mua có nhận hàng và thanh toán hay không vẫn tuỳ thuộc vào thiện chí của người mua, như vậy quyền lợi của bên bán vẫn chưa được bảo đảm. Đó cũng là lí do vì sao phương thức thanh toán nhờ thu kèm chứng từ được sử dụng khá nhiều trong thanh toán quốc tế.
Nghiệp vụ TTQT là nghiệp vụ đòi hỏi tính chuyên môn, vì vậy không chỉ đối với riêng MSB và các ngân hàng khác cũng đều gặp phải rủi ro như rủi ro từ hệ thống công nghệ ngân hàng ( lồi mạng, mất tín hiệu đường dần từ máy chủ...)... Đối với các nhà nhập khấu Việt Nam, thường hay thanh toán đặt cọc hoặc thanh toán trước giá trị hợp đồng, hoặc trong việc mở L/C bất lợi cho mình, khiến việc