Các nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu Rủi ro trong thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải việt nam (MSB) (Trang 63 - 65)

N r

3.3.1. Các nguyên nhân khách quan

3.3.1.1. Nguyên nhân từ thực trạng nền kinh tế Việt Nam

Thứ nhất, từ thực trạng vẫn diễn ra trên nền kinh tế: Nen kinh tế Việt Nam luôn biến động chịu sự tác động chủ quan và khách quan, môi trường pháp lý cho hoạt động thanh toán quốc tế chưa hoàn thiện. Thị trường hối đoái của Việt Nam đang dần phát triển cùng với thị trường ngoại hối của thế giới. Hiện nay, hoạt động của thị trường này đang dần sôi động nhờ những nghiệp vụ thanh toán quốc tế dần khó hon, sự giao thương, hình thức xuất nhập khẩu ngày càng nhiều, các hợp đồng kỳ hạn dần xuất hiện nhiều hơn, các hợp đồng giao ngay, kỳ hạn, quyền chọn... là những công cụ để hạn chế rủi ro về tỷ giá cho doanh nghiệp và NHTM hiện nay.

Một vấn đề nữa là tỷ giá USD và VNĐ thường xuyên biến động, tỷ giá liên ngân hàng thấp hơn nhiều so với tỷ giá ngoài thị trường tự do, gây ra tình trạng cá nhân có USD không muốn bán cho ngân hàng, thường xuyên tích trữ USD dẫn đến khan hiếm USD mặt hoặc sẽ bán cho thị trường tự do với giá cao hơn ngân hàng, làm thị trường USD hay biến động và khó kiểm soát.

Thông tin tín dụng đầy đủ: hiện nay công tác xây dựng và cung cấp thông tin phục vụ hoạt động cúa ngân hàng chưa được giám sát chặt chẽ và đầy đủ. Trung tâm thông tin (CIC) cùa NHNN cung cấp thông tin còn cũ kỹ chưa có tính thời sự, thiếu dữ liệu và thiếu chính xác.

Các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu phụ thuộc nhiều vào các chính sách liên quan đến thương mại, nếu chính sách thương mại không ổn định sẽ làm đáo lộn hoạt động kinh doanh. Thủ tục hành chính rườm rà, dẫn đến không nắm bắt đúng thời cơ kinh doanh của doanh nghiệp và ngân hàng.

Từ thực trạng nền kinh tế biến động dẫn đến nguyên nhân gây ra chênh lệch tỷ giá, sự khó kiểm soát về ngoại tệ trong nước và khi các chính sách liên quan đến kinh tế chưa được rõ ràng, minh bạch, dẫn tới sự bất ổn trong hoạt động kinh doanh. Có thể đưa ra một vài tình huống cụ thể:

Tình huông 1: Công ty A là khách hàng thường xuyên có những nguôn ngoại tệ là USD và Euro khá đều đặn do đối tác của công ty thanh toán tiền hàng nhập khẩu chuyển về. Tuy nhiên, khi kinh tế gặp phải ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và tỷ giá của USD, Euro đều đang giảm mạnh, công ty A có nhu cầu bán lại nguồn ngoại tệ đó cho ngân hàng để quy đồi thành VNĐ. Nhưng do tỷ giá chênh lệch, công ty A quyết định không bán ngoại tệ mà giữ lại trong tài khoản ngoại tệ để giao dịch. Điều này gây ra sự nắm giữ ngoại tệ lớn trong doanh nghiệp, khiến kinh tế không thể bù đắp những thâm hụt của cán cân thanh toán, làm giảm dự trữ ngoại hối quốc gia...

Tình huống 2: Khách hàng B có ngoại tệ, thường xuyên giao dịch với MSB. Khi tham khảo tỳ giá mua bán USD sáng VNĐ tại ngân hàng thấp hơn giá bán tại thị trường tự do, khách hàng liền mang tiền trao đổi bên ngoài. Không chỉ với khách hàng B mà các khách hàng khác của các ngân hàng thương mại đều mang ngoại tệ trao đổi với thị trường ngoài, điều này đã gây nhũng nhiễu về tỷ giá, khó kiểm soát nguồn ngoại tệ và tiếp tay cho những hành động không đúng khi sử dụng ngoại tệ sai mục đích, vi phạm quy định của Ngân hàng Nhà nước về quản lý ngoại hối.

3.3.1.2. Từ phía khách hàng:

Khâu quản lý được đánh giá là trình độ yếu kém, sử dụng nguồn vốn kém hiệu quả, không khoa học, chưa bắt kịp với nhịp độ sản xuất của các đối tác nước ngoài dẫn đến các doanh nghiệp bị chậm thanh toán nợ khi đến hạn dẫn đến rủi ro tín dụng cho ngân hàng.

Các doanh nghiệp Việt Nam ít có cơ hội lựa chọn các bạn hàng nước ngoài có uy tín do không có dữ liệu tìm kiếm và mối liên hệ với các đại lý trung gian nước ngoài. Sự chủ quan cùng với thiếu thông tin làm sự các doanh nghiệp Việt Nam dễ bị lừa đảo. Thêm nữa, có nhiều doanh nghiệp không thể hiện được chữ “ Tín”trong làm ăn, sự trung thực không có, ảnh hường không nhỏ tới MSB.

Nguyên nhân từ phía khách hàng, dẫn đến nguyên nhân của nhiều tình huống, có thể ví dụ như sau:

Tình huống 3: Doanh nghiệp c hoạt động trong lĩnh vực vật liệu, tuy nhiên do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên phải tạm dừng hoạt động, tuy nhiên công ty

r-—'—

Thực hiện tạo lập mầu điện chuyên tiên hoặc gửi bô chứng từ tới ngân hàng đổi tác

đang vay ngân hàng đê thanh toán tiên đặt cọc cho những họp đông thương mại của nãm nay. Công ty chưa có kế hoạch dự phòng cho việc kinh doanh thêm các ngành nghề khác hoặc phương án dự phòng khi đại dịch xảy ra dẫn đến công ty không có khả năng thanh toán nợ đối với ngân hàng và cho đối tác, gây nên rủi ro tín dụng, ảnh hưởng uy tín đối với bạn hàng cũng như phía ngân hàng.

Một phần của tài liệu Rủi ro trong thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải việt nam (MSB) (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)