Rủi ro đối với phương thức tín dụng chứng từ

Một phần của tài liệu Rủi ro trong thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải việt nam (MSB) (Trang 58)

N r

3.2.2. Rủi ro đối với phương thức tín dụng chứng từ

MSB đã trau dồi kiến thức cũng như có sự phòng ngừa với các rủi ro mà các ngân hàng khác đã gặp phải. MSB chưa gặp rủi ro nghiêm trọng về phương thức tín dụng chứng từ, song vẫn tồn tại môt số sai sót trong quá trình tác nghiệp như ở ví dụ dưới đây:

* Khi ngân hàng là ngân hàng phát hành (NHPH)

Tình huống 4: Công ty V.B (trụ sở tại KCN Đình Vũ, Hải Phòng) yêu cầu MSB Chi nhánh Hải Phòng phát hành thư tín dụng chuyến nhượng trả ngay trị giá USD 40.8500 với điều kiện giao hàng CIF Hai Phong port, VietNam Incoterms 2000. Sau khi MSB Hải Phòng phát hành thư tín dụng và thông báo cho ngân hàng của người bán thì nhận được thông báo từ ngân hàng thông báo là người bán không thể thực hiện giao hàng. Kế đó, công ty V.B khiếu nại MSB Hải Phòng kiểm tra đơn đề nghị mở thư tín dụng và hợp đồng thì phát hiện sai tên người thụ hưởng. Bởi vì đây là họp đồng ký tay ba nên người thụ hưởng trong thư tín dụng không phải là người bán ký kết họp đồng và họp đồng không thể hiện ngân hàng chuyển nhượng.

Kết quả: Khách hàng bổ sung thêm ngân hàng chuyển nhượng trong hợp đồng. MSB phải sửa đổi thư tín dụng mà không được thu phí của khách hàng vì đây là lỗi của mình.

* Khi ngân hàng là Ngân hàng thông báo

Theo điều 7 ƯCP500 ( điều 9 UCP 600) thì “ ngân hàng thông báo L/C có trách nhiệm kiểm tra tính chân thật bề ngoài của L/C mà mình thông báo. Khi ngân hàng không thông báo L/C thì phải có ý kiến phản hồi cho NHPH không trậm chễ”. Đây là một trong những trách nhiệm rất quan trọng của NHTB. Nếu thư tín dụng là giả mạo thì NHPH hoàn toàn không bị ràng buộc vào cam kết này và nhà xuất khẩu

không thê đòi tiên từ NHPH. Rủi ro gặp phải khi ngân hàng không thê phát hiện tính chân thật của L/C hoặc tư vấn không đầy đủ về những điều khoản bất lợi xảy ra cho khách hàng. Có một ví dụ tiêu biếu cho trường hợp này:

Tình huống 5: MSB Chi nhánh Hoàn Kiếm-Hà Nội nhận được một L/C trị giá USD 300.000 phát hành bằng telex từ một ngân hàng ở Mỹ vào ngày 30/12/2016 cho người hưởng lợi là công ty XNK gạo trên địa bàn Hà Nội. Ngân hàng này thông báo là không cung cấp số testkey nào như bức điện đã gửi và đề nghị MSB gõ điện hỏi lại với NHPH. Khách hàng trong nước đã chuẩn bị đủ hàng ở cảng, đang rất cần L/C để xuất hàng nên giục MSB thông báo L/C. Do không kiểm tra được tính xác thực của bức điện, Hội sở chính MSB đã yêu cầu chi nhánh Hoàn Kiếm từ chối thông báo L/C cho khách hàng. Sau khi tìm hiểu, khách hàng phát hiện ra người nhập khấu là kẻ lừa đảo và rất may họ chưa giao hàng.

Đây là một bài học kinh nghiệm trong việc kiểm tra tính chân thực bề ngoài của L/C và sửa đối L/C trước khi thông báo cho người thụ hưởng. Trong bất cứ hình thức giả mạo, cam kết NHPH đều không có hiệu lực, và rủi ro đối với nhà xuất khẩu chắc chắn xảy ra nếu không phát hiện kịp thời. Chính vì vậy, với vai trò là Ngân hàng thông báo, bằng các nghiệp vụ của mình, NHTB phải có trách nhiệm kiểm tra tính chân thực bề ngoài của thư tín dụng để tránh sự giả mạo. Ngân hàng có thể kiểm tra tính chân thực thông qua nhiều hình thức như bằng các mẫu điện đảm bảo tính xác thưc ( nếu phát hành bằng SWIFT), chữ ký trên thư tín dụng ( kiểm tra chữ ký ủy quyền nếu phát hành bằng thư)...Neu ngân hàng đã sử dụng các giải pháp nghiệp vụ nhưng vẫn không thề xác định được tính chân thực bề ngoài của L/C thì phải có ý kiến phản hồi cho NHPH và từ chối thông báo cho người thụ hưởng. Nếu ngân hàng không kiểm tra tính xác thực của L/C đã thông báo cho nhà xuất khẩu để nhà xuất khẩu giao hàng nhưng không đòi được tiền do L/C giả mạo, nhà xuất khẩu có quyền yêu cầu NHTB phải bồi thường. Rủi ro của NHTB lúc này không chỉ cho chính lô hàng bị mất mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới uy tín của ngân hàng trong hoạt động TTQT.

Với vai trò là NHTB L/C, MSB thường xuyên nhăc nhở khách hàng kiêm tra nội dung của L/C so với hợp đồng ngoại thương. Bởi vì L/C được phát hành trên cơ sờ nội dung của hợp đồng ngoại giữa nhà xuất khấu và nhà nhập khẩu, tuy nhiên khi đã được phát hành thì L/C hoàn toàn độc lập với hợp đồng. Cam kết của NHPH dựa trên L/C, không liên quan đến hợp đồng kinh tế. Những điều khoản của L/C phải được phản ánh chân thật trách nhiệm và quyền hạn của mình đã thỏa thuận trong hợp đồng. Nếu phát hiện những điều khoản bất lợi, mâu thuẫn với hợp đồng, những quy định không rõ ràng thì nhà xuất khấu phải yêu cầu nhà nhập khấu đề nghị ngân hàng sửa đổi L/C rồi mới giao hàng. Đây là một vấn đề đơn giản những các khách hàng xuất khẩu cùa Ngân hàng MSB thường xuyên bở qua, cho đến khi giao hàng xong và xuất trình chứng từ để đòi tiền thì ngân hàng mới phát hiện ra bất đồng, do L/C quy định không giống như hợp đồng đã ký. Tại lúc đó việc sửa đổi L/C và nhà xuất khẩu phải chấp nhận rủi ro khi đòi tiền bằng bộ chứng từ có bất đồng thì quá muộn

* Khi ngân hàng là ngân hàng chiết khấu

Trong quá trình soạn thảo hợp đồng có những điều khoản sai với thông lệ quốc tế dẫn tới bộ chứng từ không hợp lệ. Đối với bộ chứng, ngân hàng chiết khấu ở thế bị động phải xuất trình theo đúng yêu cầu của thư tín dụng. Vì vậy, ngân hàng sè gặp phải rủi ro không thu được tiền hàng hoặc bị khẩu trừ những khoản phí bất hợp lệ và bị khách hàng đánh giá không tốt về trình độ nghiệp vụ. MSB đà từng gặp một tình huống như vậy: .

Tình huống 6: Ngày 25 tháng 6 năm 2016, MSB Chi nhánh Hải Phòng có nhận được bộ chứng từ xuất trình theo phương thức tín dụng chứng từ của Công ty TNHH xuất nhập khẩu T.A tại Hải Phòng xuất khẩu gạo trị giá 550.000 USD. Bộ chứng từ bất hợp lệ được Hội sở MSB tìm ra do thư tín dụng có điều khoản không thể thực hiện được “ Vận đơn đường biển lập theo lệnh của ngân hàng phát hành và ghi cước phí trả trước (freight prepaid)”. Trong khi đó điều kiện giao hàng là FOB Hai Phong port, Incoterms 2000 nên hãng tàu phát hành vận đơn thể hiện ‘freight collect”. Do đó, MSB đã đề nghị Công ty TNHH xuất nhập khẩu T.A thông báo

cho người nhập khâu sửa đôi thư tín dụng trước khi giao hàng đê ngân hàng phát hành không thể từ chối thanh toán. Tuy nhiên, 4 ngày sau Công ty TNHH xuất nhập khẩu T.A phải bồi thường hợp đồng do giao hàng trễ. Vì vậy, Công ty TNHH Tân Thạch An yêu cầu MSB gửi chứng từ đòi tiền nhưng phải kèm theo văn với điều khoản “ Bộ chứng từ có bất hợp lệ, đề nghị MSB Chi nhánh Hải Phòng gửi chứng từ. Nếu bộ chứng từ xuất trình có vấn đề bị ngân hàng phát hành từ chối thanh toán thì phía công ty chúng sẽ chịu trách nhiệm.

Kết quả: Mặc dù người nhập khẩu đồng ý thanh toán nhưng ngân hàng phát hành khẩu trừ phí bất hợp lệ 100 USD. Các ngân hàng hoàn toàn thường không thể chú động xuất trình được bộ chứng từ theo đúng yêu càu cửa thư tín dụng. Với trường hợp cụ thể này, quyền chủ động thanh toán sẽ thuộc về ngân hàng phát hành chứ không phải ngân hàng chiết khấu. Tuy nhiên, rủi ro như vậy có thể bị loại trừ nếu trước khi thư tín dụng được phát hành, ngân hàng chiết khấu tư vấn cho khách hàng nhừng điều khoản này gây bất lợi khi xuất trình bộ chứng từ.

3.2.3. Rủi ro trong phương thức nhờ thu kèm chúng tù'

Đối với nhà xuất khẩu

Nếu ngân hàng thu hộ sai sót trong việc thực hiện lệnh nhờ thu thi hậu quả phát sinh do nhà xuất khẩu chịu

Nhà nhập khẩu khước từ thanh toán hay chấp nhận thanh toán trong khi hàng hóa đã được gửi đi trc. Nhà xuất khẩu có thể kiện nhưng sẽ tốn nhiều thời gian

Đối với nhà nhập khâu

Chịu rủi ro khi có gian lận trong thương mại ( nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ giả), các ngân hàng ko chịu trách nhiệm khi chứng từ là giả mạo hay có sai sót hay hàng hóa không khớp với chứng từ

- Ngân hàng nhờ thu: nếu không nhận dc tiền từ ngân hàng thu hộ thì ngân hàng nhờ thu phải chịu rủi ro tín dụng từ phía nhà xuất khẩu

- Ngân hàng thu hộ: nếu ngân hàng này chuyển tiền cho ngân hàng nhờ thu trc khi nhà nhập khẩu chấp nhận thanh toán thì phải chịu rũi ro nếu như nhà nhập khẩu ko nhận chứng từ và không thanh toán

Như vậy, trong phương thức nhờ thu hôi phiêu kèm chứng từ, người xuât khâu ngoài việc uỷ thác cho ngân hàng thu tiền còn nhờ ngân hàng thông qua việc khống chế bộ chứng từ hàng hoá để buộc người nhập khấu phải trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền. Nhờ vậy phương thức này đảm bảo khả năng thu tiền hơn phương thức chuyển tiền và nhờ thu hối phiếu trơn. Đồng thời, đã có sự ràng buộc chặc chẽ giừa việc thanh toán tiền và việc nhận hàng của bên mua. Tuy nhiên việc bên mua có nhận hàng và thanh toán hay không vẫn tuỳ thuộc vào thiện chí của người mua, như vậy quyền lợi của bên bán vẫn chưa được bảo đảm. Đó cũng là lí do vì sao phương thức thanh toán nhờ thu kèm chứng từ được sử dụng khá nhiều trong thanh toán quốc tế.

Nghiệp vụ TTQT là nghiệp vụ đòi hỏi tính chuyên môn, vì vậy không chỉ đối với riêng MSB và các ngân hàng khác cũng đều gặp phải rủi ro như rủi ro từ hệ thống công nghệ ngân hàng ( lồi mạng, mất tín hiệu đường dần từ máy chủ...)... Đối với các nhà nhập khấu Việt Nam, thường hay thanh toán đặt cọc hoặc thanh toán trước giá trị hợp đồng, hoặc trong việc mở L/C bất lợi cho mình, khiến việc nhận hàng diễn ra chậm, chứng từ xuất trình không sạch...: chấp nhận thanh toán bộ chứng từ không có chứng từ gốc dễ dẫn đến việc đòi tiền trên bộ chứng từ khác có chứng từ gốc, nhà nhập khấu nhận hàng dưới dạng bảo lãnh nhận hàng do MSB phát hành. Trong xuất khẩu, thời hạn xuất trình ngắn, làm việc xuất trình không được đảm bảo dễ bị viện cớ đế trả chứng từ không thanh toán, chọn phương thức thanh toán không phù hợp gây nhiều rủi ro, kỹ năng thương thảo còn yếu kém, kiến thức không chuyên sâu nên ký hợp đồng không rõ ràng và bất lợi...

Không chỉ thế, rủi ro trong vi phạm hợp đồng đang được quan tâm. Khi khởi kiện những vấn đề liên quan đến vi phạm hợp đồng rất phức tạp và nan giải ví dụ như khởi kiện bên mua hàng đế thu hồi nợ chưa dược thanh toán thì sẽ áp dụng luật pháp của nước người mua, luật của nước người bán hay của một nước thứ ba? Vụ kiện sẽ được xử lý ở đâu? Việc khởi kiện tại nước ngoài thường gây tốn kém và bên bán thường gặp bất lợi. vấn đề ở đây là cần một giải pháp để giảm thiều rủi ro trong việc này.

3.3. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong thanh toán quốc tế tại MSB

3.3.1. Các nguyên nhân khách quan

3.3.1.1. Nguyên nhân từ thực trạng nền kinh tế Việt Nam

Thứ nhất, từ thực trạng vẫn diễn ra trên nền kinh tế: Nen kinh tế Việt Nam luôn biến động chịu sự tác động chủ quan và khách quan, môi trường pháp lý cho hoạt động thanh toán quốc tế chưa hoàn thiện. Thị trường hối đoái của Việt Nam đang dần phát triển cùng với thị trường ngoại hối của thế giới. Hiện nay, hoạt động của thị trường này đang dần sôi động nhờ những nghiệp vụ thanh toán quốc tế dần khó hon, sự giao thương, hình thức xuất nhập khẩu ngày càng nhiều, các hợp đồng kỳ hạn dần xuất hiện nhiều hơn, các hợp đồng giao ngay, kỳ hạn, quyền chọn... là những công cụ để hạn chế rủi ro về tỷ giá cho doanh nghiệp và NHTM hiện nay.

Một vấn đề nữa là tỷ giá USD và VNĐ thường xuyên biến động, tỷ giá liên ngân hàng thấp hơn nhiều so với tỷ giá ngoài thị trường tự do, gây ra tình trạng cá nhân có USD không muốn bán cho ngân hàng, thường xuyên tích trữ USD dẫn đến khan hiếm USD mặt hoặc sẽ bán cho thị trường tự do với giá cao hơn ngân hàng, làm thị trường USD hay biến động và khó kiểm soát.

Thông tin tín dụng đầy đủ: hiện nay công tác xây dựng và cung cấp thông tin phục vụ hoạt động cúa ngân hàng chưa được giám sát chặt chẽ và đầy đủ. Trung tâm thông tin (CIC) cùa NHNN cung cấp thông tin còn cũ kỹ chưa có tính thời sự, thiếu dữ liệu và thiếu chính xác.

Các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu phụ thuộc nhiều vào các chính sách liên quan đến thương mại, nếu chính sách thương mại không ổn định sẽ làm đáo lộn hoạt động kinh doanh. Thủ tục hành chính rườm rà, dẫn đến không nắm bắt đúng thời cơ kinh doanh của doanh nghiệp và ngân hàng.

Từ thực trạng nền kinh tế biến động dẫn đến nguyên nhân gây ra chênh lệch tỷ giá, sự khó kiểm soát về ngoại tệ trong nước và khi các chính sách liên quan đến kinh tế chưa được rõ ràng, minh bạch, dẫn tới sự bất ổn trong hoạt động kinh doanh. Có thể đưa ra một vài tình huống cụ thể:

Tình huông 1: Công ty A là khách hàng thường xuyên có những nguôn ngoại tệ là USD và Euro khá đều đặn do đối tác của công ty thanh toán tiền hàng nhập khẩu chuyển về. Tuy nhiên, khi kinh tế gặp phải ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và tỷ giá của USD, Euro đều đang giảm mạnh, công ty A có nhu cầu bán lại nguồn ngoại tệ đó cho ngân hàng để quy đồi thành VNĐ. Nhưng do tỷ giá chênh lệch, công ty A quyết định không bán ngoại tệ mà giữ lại trong tài khoản ngoại tệ để giao dịch. Điều này gây ra sự nắm giữ ngoại tệ lớn trong doanh nghiệp, khiến kinh tế không thể bù đắp những thâm hụt của cán cân thanh toán, làm giảm dự trữ ngoại hối quốc gia...

Tình huống 2: Khách hàng B có ngoại tệ, thường xuyên giao dịch với MSB. Khi tham khảo tỳ giá mua bán USD sáng VNĐ tại ngân hàng thấp hơn giá bán tại thị trường tự do, khách hàng liền mang tiền trao đổi bên ngoài. Không chỉ với khách hàng B mà các khách hàng khác của các ngân hàng thương mại đều mang ngoại tệ trao đổi với thị trường ngoài, điều này đã gây nhũng nhiễu về tỷ giá, khó kiểm soát nguồn ngoại tệ và tiếp tay cho những hành động không đúng khi sử dụng ngoại tệ sai mục đích, vi phạm quy định của Ngân hàng Nhà nước về quản lý ngoại hối.

3.3.1.2. Từ phía khách hàng:

Khâu quản lý được đánh giá là trình độ yếu kém, sử dụng nguồn vốn kém hiệu quả, không khoa học, chưa bắt kịp với nhịp độ sản xuất của các đối tác nước ngoài dẫn đến các doanh nghiệp bị chậm thanh toán nợ khi đến hạn dẫn đến rủi ro tín dụng cho ngân hàng.

Các doanh nghiệp Việt Nam ít có cơ hội lựa chọn các bạn hàng nước ngoài có uy tín do không có dữ liệu tìm kiếm và mối liên hệ với các đại lý trung gian nước ngoài. Sự chủ quan cùng với thiếu thông tin làm sự các doanh nghiệp Việt Nam dễ bị lừa đảo. Thêm nữa, có nhiều doanh nghiệp không thể hiện được chữ “ Tín”trong làm ăn, sự trung thực không có, ảnh hường không nhỏ tới MSB.

Nguyên nhân từ phía khách hàng, dẫn đến nguyên nhân của nhiều tình huống, có

Một phần của tài liệu Rủi ro trong thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải việt nam (MSB) (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)