Hoạt động luyện tập – thực hành * Mục đích của hoạt động

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực cho học sinh trong dạy Ngữ văn ở trường THPT ứng dụng vào thực tiễn dạy bài học “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu. (Trang 26 - 27)

b) Thiết kế bài dạy đọc hiểu nhằm phát triển năng lực b.1 Hoạt động khởi động

b.3. Hoạt động luyện tập – thực hành * Mục đích của hoạt động

* Mục đích của hoạt động

Yêu cầu học sinh phải vận dụng những kiến thức vừa học được ở hoạt động hình thành kiến thức mới để giải quyết những nhiệm vụ cụ thể. Thông qua đó giáo viên xem học sinh đã nắm được kiến thức hay chưa và nắm được ở mức độ nào.

* Nội dung và hình thức các bài tập/nhiệm vụ

– Hoạt động thực hành gồm các bài tập/nhiệm vụ yêu cầu học sinh củng có các tri thức vừa học và rèn luyện các kỹ năng liên quan.

– Các bài tập/nhiệm vụ trong phần thực hành cũng theo trình tự; Đọc hiểu văn bản, Tiếng Việt và Tập làm văn.

– Các bài tập/nhiệm vụ trong Hoạt động thực hành tập trung hướng đến việc hình thành các kỹ năng cho học sinh, khác với bài tập trong Hoạt động hình thành kiến thức mới chủ yếu hướng tới việc khám phá tri thức. Đây là hoạt động gắn với thực tiễn bao gồm những nhiệm vụ như: trình bày, viết văn…

Lưu ý:

Học sinh có thể được hướng dẫn hoạt động cá nhân hoặc nhóm để hoàn thành các câu hỏi, bài tập, bài thực hành…Hoạt động cá nhân để học sinh hiểu và biết được mình hiểu kiến thức như thế nào, có góp gì vào hoạt động nhóm và xây dựng các hoạt động của tập thể lớp. Hoạt động nhóm để trao đổi, chia sẻ kết quả mình làm được, thông qua đó học sinh có thể học tập lẫn nhau, tự sửa lỗi cho nhau, giúp cho quá trình học tập của học sinh hiệu quả hơn. Kết thúc hoạt động này học sinh sẽ trao đổi với giáo viên để được bổ xung, uốn nắn những nội dung chưa đúng.

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực cho học sinh trong dạy Ngữ văn ở trường THPT ứng dụng vào thực tiễn dạy bài học “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu. (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w