Hoạt động bổ sung * Mục đích của hoạt động

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực cho học sinh trong dạy Ngữ văn ở trường THPT ứng dụng vào thực tiễn dạy bài học “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu. (Trang 27 - 29)

b) Thiết kế bài dạy đọc hiểu nhằm phát triển năng lực b.1 Hoạt động khởi động

b.5.Hoạt động bổ sung * Mục đích của hoạt động

* Mục đích của hoạt động

Hoạt động này giúp học sinh sử dụng kiến thức, kỹ năng đã học để giải quyết các vấn đề, nhiệm vụ trong thực tế. “Thực tế” ở đây được hiểu là thực tế trong nhà trường, trong gia đình và trong cuộc sống của học sinh. Hoạt động này sẽ khuyến khích học sinh nghiên cứu, sáng tạo, tìm ra cái mới theo sự hiểu biết của mình; tìm phương pháp giải quyết vấn đề và đưa ra những các giải quyết vấn đề khác nhau; góp phần hình thành năng lực, phẩm chất học tập với gia đình và cộng đồng.

* Nội dung và hình thức bài tập/nhiệm vụ

Các bài tập ứng dụng gồm các loại:

– Vận dụng kiến thức đọc hiểu để giải thích, phân tích một hiện tượng văn học, văn hóa khác tương ứng. Ví dụ: giải thích các câu tục ngữ, phân tích các bài ca dao, nêu ý kiến về một hiện tượng văn hóa…

– Vận dụng kiến thức, kỹ năng Tiếng Việt để giải quyết một số vấn đề như: giải nghĩa, từ loại, xác định cấu tạo từ…trong các hiện tượng ngôn ngữ của cuộc sống.

– Tiếp tục rèn luyện kỹ năng làm văn. Lưu ý:

Hoạt động ứng dụng khác với Hoạt động thực hành. Hoạt động thực hành là làm các bài tập cụ thể do giáo viên hoặc sách hướng dẫn đặt ra, còn Hoạt động ứng dụng là hoạt động được triển khai ở nhà, cộng đồng; động viên khuyến khích học sinh nghiên cứu, sáng tạo; giúp học sinh gần gũi với gia đình, địa phương, tranh thủ sự hướng dẫn của gia đình, địa phương. Học sinh tự đặt ra yêu cầu cho mình, trao đổi và thảo luận với gia đình và cộng đồng để cùng giải quyết. Tuy nhiên Hoạt động ứng dụng vẫn có thể được tổ chức trên lớp nếu giáo viên thấy cần thiết và có thời gian.

b.5. Hoạt động bổ sung* Mục đích của hoạt động * Mục đích của hoạt động

Hoạt động này giúp học sinh tiếp tục mở rộng kiến thức, kỹ năng. Hoạt động này dựa trên lập luận cho rằng, quá trình nhận thức của học sinh là không ngừng, như vậy cần có sự định hướng để đáp ứng nhu cầu tiếp tục học tập, rèn luyện sau mỗi bài học cụ thể.

– Đọc thêm các đoạn trích, văn bản có liên quan

– Trao đổi với người thân về nội dung bài học như: kể cho người thân nghe về câu chuyện vừa học, hỏi về ý nghĩa câu chuyện…

– Tìm đọc sách, báo, mạng internet…một số nội dung theo yêu cầu. Lưu ý:

– Các nhiệm vụ trong Hoạt động bổ xung được thiết kế cho học sinh tự làm việc ở nhà.

– Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm, đồng thời yêu cầu học sinh làm các bài tập đánh giá năng lực.

Thời gian cho mỗi hoạt động cần được xác định sao cho phù hợp với số tiết học được phân bố cho từng cụm bài/chủ đề, thời khóa biểu lên lớp của giáo viên.

Trong thiết kế bài học Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh cấp THPT nói trên, giáo viên cần xác định và nêu rõ các cách thức tổ chức hoạt động cho cá nhân, hoạt động cho cặp đôi, hoạt động nhóm, hoạt động chung cả lớp, hoạt động với cộng đồng.

+ Hoạt động cá nhân: là hoạt động yêu cầu học sinh thực hiện các bài

tập/nhiệm vụ một cách độc lập. Loại hoạt động này nhằm tăng cường khả năng hoạt động độc lập của học sinh, diễn ra khá phổ biến, đặc biệt là đối với các bài tập/nhiệm vụ có yêu cầu khám phá, sáng tạo, hoặc rèn luyện đặc thù. Giáo viên cần đặc biệt coi trọng hoạt động cá nhân vì nếu thiếu nó, nhận thức của học sinh sẽ không đạt tới mức độ sâu sắc và chắc chắn cần thiết, cũng như các kỹ năng sẽ không được rèn luyện một cách tập trung.

+ Hoạt động cặp đôi và hoạt động nhóm: là những hoạt động nhằm giúp học

sinh phát triển năng lực hợp tác, tăng cường sự chia sẻ và tính cộng đồng.

Khi tổ chức hoạt động này, giáo viên cần xác định rõ mục đích, nội dung bài tập/nhiệm vụ cho phù hợp với hoạt động cặp đôi hay hoạt động nhóm. Thông thường, hình thức hoạt động cặp đôi được sử dụng trong những trường hợp, những bài tập cần sự chia sẻ. Ví dụ: kể cho nhau nghe, nói với nhau một nội dung cần chia sẻ, đổi bài cho nhau để đánh giá chéo,…Hình thức hoạt động nhóm được sử dụng trong trường hợp cần sự hợp tác.

+ Hoạt động chung cả lớp: là hình thức hoạt động phù hợp với số đông học

sinh. Đây là hình thức nhằm tăng cường tính cộng đồng, giáo dục tinh thần đoàn kết, sự chia sẻ, tinh thần chung sống hài hòa.

+ Hoạt động cộng đồng: là hình thức hoạt động cue học sinh trong mối tương

tác với xã hội. Hoạt động với cộng đồng bao gồm các hình thức từ đơn giản như: tham gia bảo vệ môi trường, tìm hiểu các di tích văn hóa, lịch sử ở địa phương….

Định hướng thiết kế bài học Ngữ văn theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh cấp THPT trên đây là một hướng đi mới đáp ứng đổi mới PPDH.

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực cho học sinh trong dạy Ngữ văn ở trường THPT ứng dụng vào thực tiễn dạy bài học “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu. (Trang 27 - 29)