1. Ổn định tổ chức lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. 3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
Hoạt động của Thầy và trò
Chuẩn kiến thức kĩ năng cần đạt, năng lực cần phát triển
a. Mục tiêu: Tạo hứng thu tiếp thu bài học.
b. Nội dung: Sử dụng kĩ thuật động não (làm việc nhóm đôi).c. Sản phẩm: câu trả lời của HS. c. Sản phẩm: câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: giao nhiệm vụ: GV trình chiếu 2 bức hình sau:
-Thông điệp anh/chị rút ra được từ 2 bức hình
-Yêu cầu các nhóm đôi thảo luận 2 phút, GV gọi 2HS trình bày, GV nhận xét, chốt ý
(A) (B)
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3: HS báo cáo kết quả
Bước 4: GV nhận xét, chốt kiến thức và giới thiệu
GV giới thiệu văn học thời kỳ đổi mới với sự thay đổi
cơ bản là quan niệm về con người đã thể hiện một cái nhìn cuộc sống và con người đa diện, ở nhiều chiều kích khác
- Nhận thức được nhiệm vụ cần giải quyết của bài học.
- Tập trung cao và hợp tác tốt để giải quyết nhiệm vụ.
- Có thái độ tích cực, hứng thú.
nhau, tạo nên sức hấp dẫn riêng của văn học thời kỳ này.
Sau năm 1975, miền Nam được giải phóng, Bắc Nam đã sum họp một nhà, đất nước Việt Nam bước vào giai đoạn xây dựng, phát triển trong hoà bình. Điều đó cũng đã mở ra cho văn học những tiền đề mới. Nhiều nhà văn đã trăn trở, tìm tòi hướng đi mới cho văn học: Khám phá đời sống ở phương diện đời thường, trên phương diện đạo đức, thế sự. Một trong những cây bút tiên phong mở đường tinh anh và tài năng nhất là nhà văn Nguyễn Minh Châu. Ta đã gặp một Nguyễn Minh Châu trong truyện ngắn đầy nghịch lý “Bến quê” và một lần nữa ta lại được tìm hiểu một truyện ngắn xuất sắc khác của ông – truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
a. Mục tiêu: Giúp HS hình thành những kiến thức khái quát về tác giả Nguyễn Minh
Châu và truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa.
b. Nội dung: Trả lời câu hỏi tập trung vào các nội dung:
- Những nét tiểu sử, cuộc đời và sự nghiệp văn học của Nguyễn Minh Châu. - Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ, tóm tắt được truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinhd. Năng lực cần hình thành: d. Năng lực cần hình thành:
+ Năng lực tự học
+ Năng lực giải quyết vấn đề + Năng lực sáng tạo
+ Năng lực hợp tác
+ Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông
e. Tổ chức thực hiện:
Thao tác 1: Tìm hiểu tác giả, tác phẩm
* Mục tiêu ý tưởng: HS nắm được nét khái quát về tg, tp
* Cách thức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập bằng cách đặt CH
? Đọc tiểu dẫn ?
? Tóm tắt những nét chính về tác giả (cuộc đời, sự nghiệp văn học ?)
? Nêu hoàn cảnh ra đời, chia bố cục TP?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập