ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH THU ĐƯỢC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN:

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực cho học sinh trong dạy Ngữ văn ở trường THPT ứng dụng vào thực tiễn dạy bài học “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu. (Trang 47 - 50)

- Phương tiện: Các tài liệu tham khảo Năng lực cần hình thành:

10.ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH THU ĐƯỢC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN:

10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụngsáng kiến theo ý kiến của tác giả sáng kiến theo ý kiến của tác giả

10.1.1. Hiệu quả kiểm tra mức độ nhận thức của HS sau thực nghiệm

Sau giờ dạy thực nghiệm, chúng tôi có đánh giá kết quả học tập của HS bằng cách cho HS làm bài kiểm tra trong 15 phút ở cả 2 lớp.

Tiêu chí bài kiểm tra: chúng tôi xây dựng bài kiểm tra dựa trên cơ sở của yêu cầu mục tiêu bài học cần đạt mà giáo án xây dựng theo đúng chương trình chuẩn do Bộ Giáo dục và Đào đề ra. Cụ thể, ở bài Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu) mục tiêu bài học cần đạt về kiến thức là: HS cần “Nắm được những kiến thức cơ bản về thân thế, sự nghiệp và giá trị nội dung, nghệ thuật trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu và tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa. Nhận thức được đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của truyện hiện đại. Như vậy, tiêu chí bài kiểm tra thể hiện được sự phù hợp và đúng đắn, bởi dựa trên mục tiêu yêu cầu bài học của chương trình chuẩn do Bộ Giáo dục và Đào tạo đề ra chứ không phải do người viết luận án tự đặt ra.

Hình thức bài kiểm tra là trắc nghiệm, Đề kiểm tra có 10 câu, thang điểm 10, mỗi câu đúng được 1 điểm.

Cách đánh giá bài kiểm tra: Những bài làm khoanh đúng các câu hỏi trắc nhiệm sẽ được 1 điểm/1 câu, chấm điểm theo thang điểm 10 và kết quả như sau:

Kết quả Số HS Kết quả thực nghiệm Điểm giỏi (9 - 10đ) Điểm khá (7 - 8đ) Điểm TB (5 - 6đ) Điểm yếu (<5)

Lớp thực nghiệm (12A2) Số lượng 31 9 13 9 % 100 29 % 42 % 29 % % Lớp đối chứng (12A3) Số lượng 37 5 12 15 5 % 100 13.5 % 32.4 % 40.5 % 13.5 %

Bảng 3.1. Kết quả kiểm tra mức độ nhận thức của HS sau thực nghiệm.

Bảng 3.1 đã tổng hợp kết quả kiểm tra mức độ nhận thức của HS lớp thực

nghiệm và lớp đối chứng dựa trên thang điểm giỏi, khá, TB và yếu. Kết quả thống kê trên được thể hiện dưới dạng biểu đồ như sau:

Biểu đồ 3.1. So sánh kết quả kiểm tra sau khi dạy thực nghiệm.

Biểu đồ 3.1 đã biểu thị sự so sánh kết quả kiểm tra lớp thực nghiệm và lớp đối

chứng sau khi dạy thực nghiệm. Kết quả thực nghiệm đã cho chúng tôi thấy sự khác biệt giữa kết quả học tập của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Mức độ đạt được kiến thức ở 2 lớp có sự chệnh lệch nhau rõ ràng. Ở lớp đối chứng, tỉ lệ HS đạt điểm khá và giỏi chiếm 45.9 %; trong khi đó, ở lớp thực nghiệm tỉ lệ HS điểm khá và giỏi chiếm 71 %, hơn 25.1 % so với lớp đối chứng. Điểm TB ở lớp đối chứng chiếm tỉ lệ cao lên tới 40.5 % và có 13.5 HS đạt điểm yếu. Còn lớp đối chứng số HS đạt điểm yếu không có HS nào và số HS đạt điểm TB chiếm tỉ lệ ít trong tổng số HS, chiếm 29 %. Như vậy, với kết quả đó có thể khẳng định dạy học Nâng cao phẩm chất, năng lực HS qua giờ dạy học Ngữ văn đã đem lại hiệu quả và có tính khả thi.

10.1.2. Kết quả về mức độ hứng thú của HS sau khi thực nghiệm

Để khẳng định giờ học thực sự không gây nhàm chán, khó khăn cho cho HS, chúng tôi đã khảo sát HS thông qua 3 câu hỏi.

Câu hỏi đầu tiên chúng tôi khảo sát các mức độ: rất thích; thích học; không thích học. Kết quả như sau:

Đối tượng khảo sát Số phiếu Rất thích Thích học Không thích học Không rõ quan điểm Quan điểm khác Lớp12A2 Trường THPT X 31 15 48.3 % 11 35.4 % 4 12.9 % 1 3.22 % 0

Bảng 3.2. Khảo sát sự yêu thích của HS sau giờ thực nghiệm

Bảng 3.2 đã tổng hợp kết quả khảo sát về mức độ yêu thích khi học tác phẩm của

HS sau giờ thực nghiệm. Nhìn vào kết quả cho thấy, tỉ lệ số HS rất thích và thích học khi học tác phẩm chiếm 83.7 %. Điều đó cho thấy việc áp dụng dạy học Nâng cao phẩm chất, năng lực HS qua giờ dạy học Ngữ văn đem lại hiệu quả cao, có tính khả thi.

10.1.3. Khả năng áp dụng và nhân rộnga. Tính mới a. Tính mới

Về lý luận: Sáng kiến đóng góp với các bạn đồng nghiệp dạy bộ môn Ngữ văn

lớp 12 nói riêng và bộ môn Ngữ văn cấp THPT nói chung về thực trạng vấn đề đổi mới và sử dụng phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh hiện nay.

Về thực tiễn: Đi sâu vào vấn đề sử dụng phương pháp hợp tác qua giảng dạy

bộ môn mình phụ trách, tôi muốn đưa ra một số giải pháp mà bản thân tôi đã thực hiện trong quá trình giảng dạy tại trường THPT X với mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào việc thực hiện mục tiêu của ngành giáo dục: đào tạo các em học sinh trở thành con người toàn diện.

Khi tôi thay đổi phương pháp giảng dạy ở sáng kiến này, chất lượng giáo dục đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận từ chính quá trình đánh giá kiến thức của học sinh khối 12. Phương pháp đổi mới trong quá trình dạy hợp tác trong giảng dạy môn

Ngữ Văn qua thực nghiệm tác phẩm, đoạn trích giảng tiết 1 truyện ngắn Chiếc thuyền

ngoài xa của Nguyễn Minh Châu (Ngữ văn 12) đã thể hiện tính khả thi và hiệu quả xã

hội khá tốt, hoàn toàn có thể áp dụng trong việc giảng dạy tại trường THPT trong môn Ngữ Văn.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực cho học sinh trong dạy Ngữ văn ở trường THPT ứng dụng vào thực tiễn dạy bài học “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu. (Trang 47 - 50)