theo là kí hiệu nguyên tố hợp kim và tiếp theo là ba số. Trong đó hai số cuối chỉ phần vạn lượngcacbon trung bình. Ví dụ: SCr xxx.
c. Ứng dụng:
Thép hợp kim kết cấu được dùng nhiềutrong công nghệ chế tạo chi tiết máy. - Thép Crôm: ví dụ 15X dùng chế tạo các bánh răng, trục cam động cơ đốt trong, loại20X chế tạo các vòng bi.
- Thép ni ken: ví dụ loại 13H5A loại này sau khi nhiệt luyện có độ bền dẻo dai cao thường chế tạo các chốt của piston hoặc làm lò xo.
- Thép Crôm- Niken: Ví dụ 20XHA loại này có độ bền và tính cơ học cao, thường dùng chế tạo bánh răng hoặc thanh truyền động cơ có công suất lớn.
2.5.2. Thép hợp kim dụng cụ.a. Đặc điểm. a. Đặc điểm.
Thép hợp kim dụng cụ hầu hết có thành phần Crôm là chủ yếu. Ưu điểm của thép này là tốc độ làm nguội chậm khi tôi, do đó tránh được sự nứt vỡ, cong vênh và thích hợp với việc chế tạo dụng cụ cắt, khuôn dập. So với thép cacbon dụng cụ, thép hợp kim dụng cụ có tính chống mài mòn tốt hơn, chịu nhiệt tốt hơn. Các thép hợp kim dụng cụ còn có độ thấm tôi sâu, biến dạng nhỏ hơn các loại thép khác.
b. Phân loại.Người ta phân thép hợp kim dụng cụ thành các loại sau:
* Thép có năng suất thấp: Đó là nhóm thép có thành phần cacbon cao (C ≥ 1%), được hợp kim hoá thấp và vừa phải với đặc điểm có độ thấm tôi tốt và tính chống mài mòn khá cao. Ví dụ: mác thép 90CrSi. Trong nhóm này người ta lại chia làm các loại:
- Loại có tính thấm tôi tốt:Loại này được hợp kim hoá thấp (các nguyên tố ≈ 1%). Ví dụ mác thép 90CrSi. 1%). Ví dụ mác thép 90CrSi.
- Loại có tính chống mài mòn cao: Loại này có lượng cacbon rất cao (C > 1,3%), và nhiều Vonfram là nguyên tố tạo thành cacbit. Ví dụ mác thép 140CrW5. 1,3%), và nhiều Vonfram là nguyên tố tạo thành cacbit. Ví dụ mác thép 140CrW5. Trong loại này người ta lại sử dụng nhiều loại thép hợp kim dụng cụ khác:
+ Thép hợp kim dụng cụ Crôm. Ví dụ: X12, 9X.
+ Thép hợp kim dụng cụ Crôm –Silic. Ví dụ: 9 XC, 6XC, 4XC.
* Thép làm dao có năng suất cao (Thép gió).
- Thép gió là tên gọi của Việt Nam (các nước gọi là thép cắt nhanh) do nó có thể tự tôi trong không khí (trong gió) cũng đạt được độ cứng cao nên gọi là thép gió. Trong thép gió người ta lại chia ra hai loại: Thép gió có năng suất thường và thép gió có năng suất cao.
- Đây là thép làm dao quan trọng nhất, nó thoả mãn nhiều yêu cầu đối với vật liệu làm dao như:tính chống mài mòn và tuổi bền cao, nó chịu được nhiệt độ cao (tới 6000C độ cứng hầu như không đổi). Tốc độ cắt có thể đạt 35– 80 m/phút (gấp 3 đến
7 lần các loại trên). Tính chống mài mòn và tuổi bền cao (gấp 8 đến 10lần các loại trên). Đặc biệt độ thấm tôi của thép gió rất cao (tôi thấu với tiết diện bất kì).
c. Tính chất.
* Nhóm có năng suất thấp