Cao su nhân tạo: Được tổng hợp từ các hợp chất hữu cơ để tạo ra một số tính chất đặc biệt mà cao su tự nhiên không có được.

Một phần của tài liệu Giáo trình vật liệu cơ khí (nghề hàn) 2 (Trang 60 - 61)

chất đặc biệt mà cao su tự nhiên không có được.

1.3.2. Tính chất:

- Cao su có trọng lượng riêng từ 0,92 - 0,94g/cm3, cao su thiên nhiên có tính chịu nhiệt kém (trên 400C thì mềm, đến 1000C thì rất dẻo, đến 1800C thì chảy ra, - 80C thì cứng lại và mất tính đàn hồi).

- Cao su dùng trong công nghiệp và đời sống là cao su thiên nhiên đã lưu hoá, tức là pha thêm vào từ 1- 2 % Lưu huỳnh có tác dụng giữ cho cao su có tính đàn hồi ở nhiệtđộ – 200C đến 1000C.

- Cao su có tính đàn hồi cao, có tính chịu kéo rất tốt, có khả năng dập tắt các rung động, không thấm nước, chịu được tác dụng của axít, kiềm.

- Nhược điểm của cao su là tính dẫn nhiệt kém, bị giảm cơ, lý tính khi chịu tác dụng của ánh sáng và nhiệt độ và bị rạn nứt dưới tác dụng của lực kéo.

1.3.3. Công dụng:

Trong chế tạo máy, cao su được dùng rộng rãi như làm các đai truyền động, các đệm và vòng đệm làm kín các mặt tiếp xúc tránh chảy dầu chảy nước, hở khí hoặc làm các ống dẫn nước, ống dẫn hơi chịu áp suất thấp.

- Cao su thiên nhiên (có kí hiệu NR) được sử dụng làm lốp ô tô và các sản phẩm dùng trong môi trường xăng, dầu mỡ.

- Cao su cứng (lưu hoá với lượng lưu huỳnh lớn), dùng cho công nghiệp điện kỹthuật. Loại này không dùng trong môi trường axit với nồng độ cao hơn 5%.

2. DẦU MỞ BÔI TRƠN. 2.1. Dầu bôi trơn. 2.1. Dầu bôi trơn.

2.1.1. Công dụng.

- Bôi trơn cho các bề mặt ma sát các chi tiết chuyển động. Nhờ có dầu nhờn tạo thành lớp đệm giữa các bề mặt của các chi tiết chuyển động tương đối với nhau, vì vậy là giảm sự mài mòn, giảm tiêu hao công suất, tăng tuổi thọ cho các chi tiết.

- Làm kín: Nhờ có độ nhớt cao dầu nhờn có tác dụng làm kín cho các bộ phận. Ví dụ làm kín giữa vòng găng, xi lanh, piston trong buồng cháy động cơ …vv.

- Làm mát: nhờ có dầu nhờn khi bôi trơn nó nhận nhiệt của các bề mặt ma sát cho nên có tác dụng làm mát.

- Bảo vệ các bề mặt chi tiết: nhờ lớp dầu nhờn phủ trên bề mặt có tác dụng chống ôxi hóa, bảo vệ các bề mặt không bị han gỉ.

2.1.2. Tính chất.

- Độ nhớt của dầu: Là khả năng lưu động của dầu được đặc trưng bằng độ nhớt động học, nếu dầu có độ nhớt càng cao thì khả năng bôi trơn, làm kín càng tốt, song làm tăng sức cản khi lưu động và khó đưa tới những vị trí ở xa bơm dầu hoặc các khe hở nhỏ, do vậy sẽ xảy ra thiếu dầu bôi trơn cục bộ ở một số bộ phận.

- Khả năng chịu nhiệt: là khả năng duy trì được độ nhớt khi nhiệt độ của chi tiết cần bôi trơn thay đổi, đây là tính chất rất quan trọng vì đa số dầu sẽ giảm độ nhớt khi nhiệt độ tăng và ngược lại, vì vậy người ta dùng các phụ gia đặc biệt pha vào dầu.

Một phần của tài liệu Giáo trình vật liệu cơ khí (nghề hàn) 2 (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)