dùng năm 1995 thay thế cho các loại dầu CD, CE và CF – 4.
Hiện nay ở nước ta và các nước trên thế giới đa số đều phân loại chất lượng dầu nhờn theo độ nhớt của Hoa kỳ.
2.2. Mỡ bôi trơn. 2.2.1. Đặc điểm: 2.2.1. Đặc điểm:
Mỡ bôi trơn là sản phẩm được pha chế từ dầu nhờn với cácchất phụ gia (thuộc nhóm đất sét) để tạo thành sản phẩm là mỡ nhờn (quá trình xà phòng hóa). Mỡ bôi trơn có tác dụng:
- Bôi trơn dùng cho các vị trí không thể dùng dầu nhờn được (do phức tạp về kết cấu), không tổ chức dầu bôi trơn từ bơm dầu đến được.
- Làm kín. - Chống gỉ.
2.2.2. Tính chất.
-Tính ổn định: Là khả năng giữ được tính chất lý hóa chủ yếu của mỡ nhờn trong điều kiện nhiệt độ và áp suất lớn.
- Tính chống ôxi hóa: Là khă năng chống lại hiện tượng ôxi hóa của mỡ nhờn trong điều kiện bảo quản và sử dụng.
- Tính thuần khiết: Là khả năng không bị lẫn các tập chất như nước, tro, các tạp chất cơhọc trong quá trình bảo quản và sử dụng.
-Tính ăn mòn: Là khả năng của mỡ với các loại vật liệu khác nhau khi bôi trơn mỡkhông ăn mòn và phá hủy các bề mặt của chúng.
2.2.3. Phân loại.
a. Dựa theo tính chất làm đặc: Có 4 nhóm
- Mỡ bôi trơn gốc xà phòng: Nhóm mỡ này có tính chất làm đặc là các loại xà phòng như xà phòng của kim loại kiềm, xà phòng của kim loại kiềm thổ…
- Mỡ bôi trơn gốc sáp (Hiđrôcacbon): Nhóm mỡ bôi trơn này có chất làm đặc là các hiđrô cacbon rắn có nhiệt độ nóng chảy cao như Parafin, Seredin…
- Mỡ bôi trơn gốc vô cơ: Nhóm mỡ này có chất làm đặc là các chất vô cơ như: Silicagen, đất sét…
- Mỡ bôi trơn gốc hữu cơ: Nhóm mỡ này có chất làm đặc là các chất hữu cơ rắn chịuđược nhiệt độ và nước, thông thường là các loại mỡ có gốc Polime.
- Mỡ bôi trơn thông dụng: Là các loại mỡ dùng hầu hết ở các bộ phận của ô tô, xe máy với phạm vi nhiệt độ sử dụng từ 50 – 2000C và được phân biệt theo độ nóng chảy thành 3 nhóm:
+ Mỡ bôi trơn nóng chảy thấp: Có nhiệt độ làm việc từ 40 – 700C. Được sử dụng ở các vị trí làm việc có nhiệt độ thấp hoặc làm mỡ bảo quản.
+ Mỡ bôi trơn nóng chảy trung bình: Có nhiệt độ làm việc từ 60 – 1000C. Loại này được dùng hầu hết ở các loại ô tô, xe máy.
+ Mỡ bôi trơn có nhiệt độ nóng chảy cao: Nhóm này có nhiệt độ làm việc từ 120 –1800C. Thường dùng cho các vị trí có nhiệt độ cao trên các loại tàu hoả, máy kéo.
- Mỡ bôi trơn chuyên dụng: Là các loại mỡ chỉ dùng cho một bộ phận máy móc nào đó theo đúng quy định của nhà thiết kế, chế tạo mà không được thay thế tuỳ tiện. Thuộc nhóm mỡ này có các loại: Mỡ đồng hồ, mỡ hàng hải, mỡ đường sắt, mỡ động cơ máy bay…
c. Phân loại mỡ bôi trơn theo NLGL (Viện mỡ bôi trơn quốc gia Mỹ)
- Ngày nay các hãng và các nước đều phân loại độ cứng của mỡ nhờn dựa trên độ xuyên kim(theo tiêu chuẩn ASTM của Mỹ)
Bảng 6.1-Phân loại mỡ bôi trơn theo NLGL (Viện mỡ bôi trơn quốc gia Mỹ)
NLGI Độ xuyên kim Mô tả
000 445-4475 Gần như lỏng 00 430-440 Đặc biệt mềm 0 355-385 Rất mềm 1 310-340 Mềm 2 265-295 Hơi mềm 3 220-250 Trung bình 4 175-205 Cứng 5 130-160 Rất cứng 6 085-115 Đặc biệt cứng 2.2.4. Kí hiệu.
a. Theo tiêu chuẩn của Nga (ΓOCT).
- Mỡ bôi trơn nóng chảy thấp có các loại: AФ70 (mỡ bảo quản). Mỡ ЦИАТИМ– 201, ЦИΑТИΜ – 203.
- Mỡ bôi trơn nóng chảy trung bình có các loại: YC -1, YC – 2, YCC – A. ở nước ta thường dùng YC –2 cho các vú mỡ phần gầm xe ô tô.
- Mỡ bôi trơn nóng chảy cao, có các loại YT-2 (còn gọi là mỡ 1-13), HK-50.
- Công ty BP có các loại : BP Grease C2, BP Specis FM, BP Grease L…
- Công ty Castron có các loại: Castron LM, Castron AP – 3, Castron EPL – 2, Castron MS –3…
- Công ty Vidamo, có các loại Vidamo MU – 2, Vidamo EP – 2, Cana 1- 13…
Câu hỏi ôn tập chương 6
Câu 1: Trình bày đặc điểm, tính chất, phân loại và ký hiệu của mỡ bôi trơn. Câu 2: Trình bày định nghĩa, thành phần, tính chất của chất dẻovà chất dẻo nóng. Câu 3: Để bảo vệ bề mặt của các chi tiết máy khỏi bị ô xy hóa người ta thường sử dụng dầu bôi trơn hày mỡ bôi trơn ? Cho biết đặc điểm và tính chất của loại đó.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Trần Mão, Phạm Đình Sùng - Vật liệu cơ khí - NXBGD 1998. - Hoàng Trọng Bá - Vật liệu phi kim loại - NXBGD 2007.
- Nguyễn Hoa Thịnh, Nguyễn Đình Đức - Vật liệu Composite - NXBKH&KT- 2002.