Nhược điểm: Thấm N lâu, đắt nên chỉ áp dụng cho chi tiết nhỏ, quan trọng hoặc đồ mỹ phẩm.

Một phần của tài liệu Giáo trình vật liệu cơ khí (nghề hàn) 2 (Trang 57 - 59)

hoặc đồ mỹ phẩm.

2.2.3. Thấm Xianua.

- Là phương pháp thấm đồng thời cả C và N. Phương pháp tiến hành giống như thấm C.

- Chất thấm thể rắn FeroxianuaKali K4Fe(CN)6 gọi là muối vàng hoặc K3Fe(CN)6 gọi là muối đỏ.

- Chất thấm thể khí là: CO, NH3, khí tự nhiên. - Thường hay dùng chất thấm ở thể lỏng là NaCN

- Nhiệt độ nung tuỳ theo ý muốn thấm cacbon hay thấm nitơ là chính để chọn cho thích hợp.

- Ưu điểm:

+ Có ưu điểm của hai cách thấm C và N + Tạo nên bề mặt bóng, đẹp cho sản phẩm.

Câu hỏiôn tập chương 5

Câu 1: Trình bày các phương pháp tôi trong nhiệt luyện.

Câu 2: Trình bày khái niệm, mục đích của hóa nhiệt luyện và phương pháp thấm các bon.

Câu 3: Trình bày định nghĩa, mục đích và các phương pháp ram thép.

Câu 4: Hãy cho biết thế nào là nhiệt luyện ? Tác dụng của nhiệt luyện để làm gì ? Khi nhiệt luyện một sản phẩm cụ thể thì các yếu tổ nào ảnh hưởng đến quá trình nhiệt luyện.

Câu 5: Hãy cho biết thế nào là độ thấm tôi.? Cách xác định nhiệt độ tôi và phương pháp chọn môi trường làm nguội như thế nào ?.

Câu 6: Khi nhiệt luyện một chi tiết cụ thể, thường sẩy ra các dạng khuyết tật nào ? nguyên nhận và biện khắc phục ra sao ?

Câu 7: Để cải thiện tính gia công cắt gọt cho một chi tiết trục bị biến cứng sau quá trình hàn người ta phải nựa chọn phương pháp nào trong nhiệt luyện.? Cho biết mục đích và phân loại của phương pháp đó.

Câu 8: Một phôi hàn vật liệu là thép C45 bị biến cứng bề mặt, cần nhiệt luyện để cải thiện tính gia công cắt gọt, hãy:

- Chọn phương pháp nhiệt luyện. - Nêu trình tự các bước tiến hành.

- Cho biết quá trình chuyển biến tổ chức khi nung nóng và làm nguội.

Câu 9: Để một chiếc đục nguội, vật liệu là thép Y9A có thể đạt độ cứng phần lưỡi cắt từ 58 –60HRC, phần thân đạt độ cứng từ 40 – 45HRC, hãy:

- Lựa chọn phương pháp nhiệt luyện. - Nêu trình tự các bước tiến hành.

- Cho biết quá trình chuyển biến tổ chức. Câu 10: Hãy vẽ sơ đồ quy trình ủ đẳng nhiệt.

CHƯƠNG 6: VẬT LIỆU PHI KIM LOẠI1. POLYME, CAO SU, CHẤT DẺO. 1. POLYME, CAO SU, CHẤT DẺO.

1.1. Polyme.

1.1.1. Định nghĩa:

Polyme là hợp chất cao phân tử được cấu tạo từ rất nhiều nhóm có cấu tạo hoá học giống nhau lặp đi lặp lại và chúng nối với nhau bằng liên kết đồng hoá trị

1.1.2. Phân loại:

a. Phân loại theo phương pháp tổng hợp.

+ Polyme tự nhiên. + Polyme trùng hợp. + Polyme trùng ngưng.

b. Phân loại theo cấu tạo hoá học.

+ Polyme mạch cacbon.

+ Polyme dị mạch: trong mạch chính ngoài nguyên tố cacbon còn có các nguyên tố khác như O, N, S …

c. Phân loại theo lĩnh vực ứng dụng: Chất dẻo, lớp phủ bảo vệ, sơn, sợi,

cao su, keo dán, polyme compozit.

1.1.3. Cách gọi tên polyme.

Cách gọi đơn giản nhất tên polyme = poly + tên của monome tạo thành polyme – tham giaphản ứng trùng hợp.

Monome: Là những phân tử hữu cơ đơn giản có chứa liên kết kép (đôi hoặcba) hoặc có ít nhất hai nhóm chức hoạt động có khả năng phản ứng với nhau.

Ví dụ: etylen = polyetylen Vinylclorua = polyvinylclorua

1.1.4. Đặc điểm của tính chất vật lý của polyme.

-Polyme đồng thời có tính chất của vật thể rắn và lỏng. -Độ nhớt của dung dịch rất cao.

-Khả năng polyme trương lên trong khi hòa tan.

-Khả năng thể hiện rất mạnh tính bất đẳng hướng của tính chất.

1.2. Chất dẻo.1.2.1. Định nghĩa: 1.2.1. Định nghĩa:

Chất dẻo là loại vật liệu nhân tạo được sản xuất ra từ các chất hữu cơ (phênol, anđehít, rượu…). ở nhiệt độ nhất định chất dẻo trở lên mềm, dẻo và có thể tạo hình dưới áp suất cao.Chất dẻo được tổng hợp từ các phản ứng hóa học.

Trong chất dẻo tuỳ theo công dụng người ta pha thêm một số chất khác để nâng cao tính năng của chất dẻo. Sau đây là một số chất thường dùng:

- Chất độn: Được cho thêm vào để làm tăng độ bền, độ cứng và làm giảm độ co ngót của chất dẻo khi tạo hình.

- Chất lỏng dẻo: Có tác dụng làm tăng tính dẻo, làm cho chất dẻo bền vững ngay cả khi ở nhiệt độ thấp.

- Chất bôi trơn: Có tác dụng làm cho chất dẻo không bị dính vào khuôn khi tạo hình.

- Chất lỏng rắn: Có tác dụng làm cho chất dẻo đang ở thể lỏng trở thành rắn khi nguội.

- Chất tạo màu: Cótác dụng làm cho chất dẻo có màu sắc theo ý muốn.

- Chất ổn định: Có tác dụng làm cho chất dẻo giữ được các tính chất ban đầu dưới tácđộng của các yếu tố môi trường như nhiệt độ, ánh sáng…

1.2.3. Tính chất của chất dẻo.

- Có trọng lượng riêng nhỏ: Thường chất dẻo có trọng lượng riêng từ 0,9 - 2g/cm3. Một số chất dẻo có trọng lượng 5- 6 g/cm3 hoặc chỉ có 0,02g/cm3. Loại chất dẻo nhẹ có độ xốp cao nên có tính cách âm và nhiệt rất tốt.

- Có độ bền cơ học khá cao, độ bền nhiệt và tính chống ăn mòn tốt, hệ số ma sát nhỏ vàtính cách điện rất tốt.

- Có tính công nghệ cao vì công nghệ chế tạo các chi tiết bằng chất dẻo rất đơn giản(chủ yếu là gia nhiệt và ép trong khuôn định hình tạo thành chi tiết).

- Tuy nhiên chất dẻo cũng có một số nhược điểm đó là: bị lão hóa theo thời gian, khi đó độ bền cơ, nhiệt và các tính chất của chất dẻo bị giảm sút nghiêm trọng hoặc bị pháhủy.

1.2.4. Các loại chất dẻo cơ bản:

Chất dẻo có nhiều loại nhưng trong chế tạo máy thường dùng hai loại chính là chất dẻo nóng và chất dẻo cứng nóng.

a. Chất dẻo nóng:

Là nó luôn luôn có thể nóng chảy và tạo hình lại được. Chất dẻo nóng có một số loại sau:

Một phần của tài liệu Giáo trình vật liệu cơ khí (nghề hàn) 2 (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)