Vai trò của thực hiện chính sách bảo hiểm y tế đối với đồng bào dân

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách bảo hiểm y tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số (nghiên cứu thực tế tại tỉnh Lào Cai). (Trang 65 - 68)

bào dân tộc thiểu số

Chính sách BHYT là một trụ cột trong đảm bảo ASXH, đóng vai trò quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe, KCB, nâng cao chất lượng cuộc sống của đồng bào DTTS. Thực hiện chính sách BHYT góp phần tạo sự ổn định về chính trị - xã hội, an ninh quốc phòng và môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo vùng DTTS. Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 12/3/2003 về Công tác dân tộc đã xác định: “Tăng cường cơ sở khám, chữa bệnh, cán bộ y tế cho các xã, bản, thôn, ấp; nâng cao hơn nữa chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe cho đồng bào DTTS” [5] là một trong những nhiệm vụ cơ bản và cấp bách. Đặc biệt, “Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 122/QĐ-TTg, ngày 10/01/2013 cũng đã nêu rõ: “bảo đảm mọi người dân, đặc biệt người nghèo, đồng bào DTTS, trẻ em dưới 6 tuổi, các đối tượng chính sách, người dân vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo và các nhóm người dễ bị tổn thương được tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản có chất lượng” [103]. Có thể nói, thực hiện chính sách BHYT là một công cụ giúp cho đồng bào DTTS chống lại đói nghèo, bệnh tật, gánh nặng chi phí tài chính, đưa dịch vụ y tế có chất lượng gần hơn tới đồng bào DTTS. Thực hiện hiệu quả chính sách BHYT sẽ góp phần vào sự nghiệp phát triển KT-XH vùng DTTS nói riêng và cả nước nói chung. Vai trò của thực hiện chính sách BHYT đối với sự phát triển kinh tế, chính trị và xã hội ở vùng đồng bào DTTS được thể hiện ở một số mặt cụ thể như sau:

Một là, thực hiện chính sách BHYT góp phần đảm bảo ASXH và công bằng trong chăm sóc sức khoẻ cho đồng bào DTTS

Thực hiện chính sách BHYT sẽ tạo cơ hội cho đồng bào DTTS được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cơ bản, có chất lượng tốt và bình đẳng. Khi tham gia BHYT, đồng bào DTTS sẽ được quỹ BHYT chia sẻ khó khăn về chi phí KCB. Đồng thời, BHYT cũng đảm bảo cho đồng bào DTTS có điều kiện chăm sóc sức khỏe, bất kể là họ giàu hay nghèo, hay ở bất kỳ vị trí nào.

Những chính sách ưu đãi trong cấp phát thẻ BHYT miễn phí thể hiện tính nhân văn và sự chia sẻ. Chính sách BHYT đã giúp đồng bào DTTS giảm bớt khó khăn về kinh tế, tạo điều kiện ổn định cuộc sống, sản xuất, đẩy mạnh công cuộc xóa đói giảm nghèo, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, củng cố lòng tin của đồng bào DTTS đối với Đảng, Nhà nước.

Đồng bào DTTS ở những vùng khó khăn sẽ không có điều kiện tham gia BHYT và sẽ không có điều kiện tiếp cận, sử dụng các dịch vụ y tế để KCB, chăm sóc sức khỏe nếu không có chính sách hỗ trợ của nhà nước. Do đó, thực hiện hiệu quả chính sách BHYT đối với đồng bào DTTS sẽ trực tiếp góp phần đảm bảo công bằng trong chăm sóc sức khoẻ và tái phân phối thu nhập. Người DTTS tham gia BHYT sẽ được hưởng lợi và có công bằng trong tiếp cận dịch vụ chăm sóc y tế có chất lượng cao hơn.

Hai là, thực hiện chính sách BHYT góp phần thúc đẩy phát triển KT- XH vùng DTTS.

Đặc điểm chung của vùng DTTS là có điều kiện KT-XH khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo cao. Vì thế, thực hiện hiệu quả chính sách BHYT sẽ trực tiếp hỗ trợ đồng bào DTTS xóa đói giảm nghèo thông qua việc giảm gánh nặng tài chính khi khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe. Chính sách BHYT trang bị cho đồng bào DTTS cơ chế tài chính để chống lại những rủi

bản để giảm chi tiêu cho y tế, có điều kiện và chuyển đổi nguồn lực cho phát triển kinh tế gia đình. Thực tế đã cho thấy, thực hiện chính sách BHYT đã trở thành một “cứu cánh” tài chính khi đồng bào DTTS bị ốm đau, bệnh tật.

Thực hiện chính sách BHYT cho đồng bào DTTS sẽ góp phần quan trọng vào phát trển kinh tế, thúc đẩy tiến bộ xã hội. Một xã hội dù phát triển đến đâu thì cũng chỉ được coi là một xã hội tiến bộ thực sự khi có mạng lưới y tế tốt và mọi người dân khoẻ mạnh. Thực hiện chính sách BHYT đối với đồng bào DTTS góp phần vào thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo, công bằng xã hội và làm thay đổi nhận thức của người dân trong việc lựa chọn các giải pháp tài chính để chăm lo sức khỏe của bản thân. Việc thực hiện chính sách BHYT đối với đồng bào DTTS không chỉ có ý nghĩa nhân văn, thể hiện sự quan tâm chăm lo của Đảng và Nhà nước đối với sức khỏe, đời sống của người dân, đặc biệt là đồng bào DTTS, mà còn là giải pháp căn cơ giúp đồng bào từng bước vươn lên ổn định cuộc sống.

Chính sách BHYT trực tiếp góp phần ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng DTTS. Chính sách BHYT cùng với các chính sách ASXH khác đã có đóng góp quan trọng vào công cuộc chống lại đói nghèo, bệnh tật, bất bình đẳng và xung đột xã hội ở vùng DTTS. Nhờ vậy đã củng cố lòng tin, tạo sự đoàn kết xã hội, đồng thuận và ủng hộ hết mình của đồng bào DTTS đối với những chính sách của Đảng, Nhà nước và sự nghiệp phát triển KT-XH vùng DTTS và miền núi.

Ba là, thực hiện chính sách BHYT góp phần hỗ trợ đồng bào DTTS quản lý rủi ro trong cuộc sống

Thực hiện chính sách BHYT đối với đồng bào DTTS xuất phát từ điều kiện khách quan là đa phần họ không có điều kiện mua thẻ BHYT nếu không có sự hỗ trợ của nhà nước. Vì thế, thực hiện chính sách BHYT trợ giúp đồng bào DTTS khi gặp rủi ro, giúp đồng bào ổn định cuộc sống và sớm trở lại trạng thái sức khỏe ban đầu để lao động sản xuất. Nhờ tham gia BHYT, đồng

bào DTTS đã không phải đơn phương chống đỡ với những khó khăn gây ra bởi rủi ro sức khoẻ. Bởi lẽ, khi tham gia BHYT họ sẽ nhận được sự chia sẻ, giúp đỡ của cả cộng đồng - của người có thu nhập cao đối với người có thu nhập thấp, của người không ốm hoặc chưa ốm với người đang ốm, của người bệnh nhẹ với người bệnh nặng, v.v. Nhờ đó mà chính sách BHYT đã góp phần quan trọng làm thay đổi nhận thức của người dân trong việc quản lý, phòng ngừa rủi ro về sức khỏe cho bản thân. Đồng bào DTTS ngày càng hiểu rõ hơn về mục tiêu, nội dung và ý nghĩa nhân văn chính sách BHYT.

Bốn là, thực hiện chính sách BHYT đối với đồng bào DTTS có ý nghĩa xã hội và nhân văn sâu sắc

Thực hiện chính sách BHYT thể hiện sự quan tâm, chăm lo đặc biệt của Đảng và Nhà nước đối với sức khỏe, đời sống của đồng bào DTTS. Đây là sự cụ thể hóa quyền được đảm bảo ASXH, được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe và là sự thể hiện rõ nét nhất trách nhiệm của Nhà nước đối với đồng bào DTTS. Chính sách BHYT là cơ hội tốt để đồng bào DTTS được thụ hưởng các tiến bộ về y học, được chăm sóc sức khỏe. Đây là một cơ chế đảm bảo sự bình đẳng về cơ hội trong thụ hưởng các tiến bộ về y học, được chăm sóc sức khỏe với điều kiện và chất lượng cao của đồng bào DTTS. Kết quả thực hiện chính sách BHYT ở vùng DTTS đã góp phần thu hẹp khoảng cách phát triển, từng bước tạo sự bình đẳng trong KCB giữa vùng dân tộc, miền núi với các vùng khác.

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách bảo hiểm y tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số (nghiên cứu thực tế tại tỉnh Lào Cai). (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(185 trang)
w