Hệ thống chủ thể thực hiện chính sách bảo hiểm y tế đối với đồng

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách bảo hiểm y tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số (nghiên cứu thực tế tại tỉnh Lào Cai). (Trang 75 - 185)

đồng bào dân tộc thiểu số

Đối với đồng bào DTTS, BHYT là một trụ cột quan trọng trong đảm bảo ASXH. Để đảm bảo sự công bằng và bền vững trong thực hiện chính sách BHYT và tạo điều kiện chăm sóc sức khỏe cho đồng bào DTTS tốt nhất, pháp luật về BHYT đã quy định vai trò, trách nhiệm của các chủ thể trong việc thực hiện chính sách BHYT nói chung, trong đó có đối tượng là đồng bào DTTS.

Theo Luật BHYT quy định, Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về BHYT, Bộ Y tế chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về BHYT và các Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phối hợp với Bộ Y tế thực hiện quản lý nhà nước về BHYT. Đồng thời, UBND các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về BHYT tại địa phương.

Chủ thể ban hành chính sách BHYT đối với đồng bào DTTS là cơ quan có thẩm quyền ra các văn bản chỉ đạo, quy định, tổ chức thực hiện, thanh tra, kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh chính sách. Theo cách hiểu đó, Quốc hội và Chính phủ cùng tham gia vào quá trình ban hành chính sách BHYT đối với đồng bào DTTS. Quốc hội là chủ thể cao nhất “quyết định chính sách dân tộc” (Khoản 5, Điều 70, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt

Nam năm 2013), trong đó có chính sách hỗ trợ BHYT cho đồng bào DTTS và phân cấp thẩm quyền cho Chính phủ trong việc tổ chức các giải pháp, biện pháp thực hiện các chính sách đó.

Bộ Y tế, với chức năng và nhiệm vụ của mình được tham gia vào quá trình ban hành chính sách BHYT, trong đó có chính sách hỗ trợ BHYT đối với đồng bào DTTS, thể hiện ở việc nghiên cứu, xây dựng và trình các văn bản pháp lý, các đề án, chủ trương về BHYT cho Chính phủ, Quốc hội xem xét, thông qua và phê duyệt, ban hành; đồng thời Bộ cũng ban hành các Thông tư, chỉ thị, quyết định trong phạm vi thẩm quyền, phù hợp và nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả chính sách BHYT đối với đồng bào DTTS.

BHXH Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ, có chức năng tổ chức thực hiện chế độ, chính sách BHYT bắt buộc, BHYT tự nguyện; quản lý và sử dụng các quỹ BHYT theo quy định của pháp luật. BHXH Việt Nam chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Y tế về thực hiện chính sách BHYT và của Bộ Tài chính về chế độ chính sách đối với các quỹ BHYT. Như vậy BHXH Việt Nam là cơ quan trực tiếp chỉ đạo, tham mưu và tổ chức thực hiện chính sách BHYT nói chung, chính sách BHYT đối với đồng bào DTTS nói riêng.

Theo quy định hiện nay, BHYT là bộ phận của BHXH Việt Nam và được tổ chức thành 3 cấp từ trung ương đến địa phương như sau: BHXH Việt Nam, BHXH tỉnh và BHXH huyện. Để đảm bảo sự thống nhất, BHXH Việt Nam không tổ chức bộ máy chuyên trách về nghiệp vụ để thực hiện chính sách BHYT. Khoản 2, Điều 1 của Nghị định số 05/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam đã chỉ rõ “BHXH Việt Nam chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về BHXH, của Bộ Y tế về BHYT, của Bộ Tài chính về chế độ tài chính đối với các quỹ BHXH, BHYT” [19]. Trong đó, chức năng, nhiệm vụ của BHYT được quy định cụ thể tại Quyết định số 1399/QĐ-BHXH, ngày 22/12/2014 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam về

Ở địa phương, UBND các tỉnh căn cứ vào các quy định pháp luật của các cơ quan cấp trên sẽ ban hành các Quyết định làm cơ sở để tổ chức thực hiện chính sách BHYT đối với đồng bào DTTS phù hợp với yêu cầu, điều kiện và tình hình phát triển KT-XH địa phương. Các Sở Y tế, Ban Dân tộc và BHXH các tỉnh đóng vai trò là cơ quan tham mưu cho UBND cấp tỉnh trong việc ban hành các văn bản hướng dẫn, tổ chức thực hiện chính sách BHYT đối với đồng bào DTTS ở phạm vi cấp tỉnh.

Ở địa phương, chức năng quản lý nhà nước về BHYT của UBND các tỉnh, thành phố được giao cho Sở Y tế và cơ quan thực hiện chính sách BHYT là BHXH tỉnh, thành phố. Ở cấp huyện, Phòng Y tế là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương có chức năng tham mưu, giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về y tế trên địa bàn huyện, BHXH huyện trực tiếp thực hiện các chính sách BHXH, BHYT trên địa bàn huyện, trong đó có BHYT cho đồng bào DTTS.

Thực hiện quy định của Luật, hàng năm, BHXH các tỉnh, thành phố phối hợp với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Ban Dân tộc, cùng các ngành có liên quan rà soát, lập danh sách và cấp thẻ BHYT cho đối tượng người DTTS sinh sống tại vùng khó khăn, theo danh sách thôn, xã thuộc Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng DTTS và miền núi.

Để tạo thuận lợi nhất cho đồng bào DTTS KCB bằng thẻ BHYT, BHXH các địa phương tiến hành ký hợp đồng khám, chữa bệnh BHYT với các cơ sở y tế trên địa bàn, tổ chức khám, chữa bệnh BHYT từ tuyến xã đến tuyến huyện, tỉnh. Đồng thời, ở một số địa phương, việc thực hiện thông tuyến khám, chữa bệnh đối với tuyến huyện đã tạo điều kiện thuận lợi cho đồng bào DTTS được khám, chữa bệnh ở tất cả các cơ sở y tế trên địa bàn mà không phải thực hiện thủ tục chuyển tuyến.

Tiểu kết Chương 2

Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, trong đó có 53 DTTS. Đồng bào DTTS sinh sống thành cộng đồng và cư trú chủ yếu ở vùng núi cao, biên giới, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về quốc phòng, an ninh. Khái niệm DTTS được sử dụng chính thức và định nghĩa là những dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cùng với khái niệm DTTS thì ở Việt Nam còn có khái niệm vùng đồng bào DTTS. Vùng DTTS ở Việt Nam được hiểu là địa bàn có đông các DTTS cùng sinh sống ổn định thành cộng đồng trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Các DTTS có trình độ dân trí, trình độ phát triển KT-XH không đồng đều và tỷ lệ hộ nghèo trong vùng đồng bào DTTS còn cao.

Trong hệ thống chính sách phát triển KT-XH vùng DTTS, chính sách BHYT đóng vai trò hết sức quan trọng. Ở nước ta, BHYT là loại bảo hiểm do Nhà nước tổ chức, quản lý nhằm huy động sự đóng góp của cá nhân, tập thể và cộng đồng xã hội để chăm lo sức khỏe, khám bệnh và chữa bệnh cho nhân dân. Chính sách BHYT là cơ chế và nguồn lực được nhà nước thực hiện để phòng ngừa, hạn chế và khắc phục rủi ro về sức khỏe cho cho người dân khi họ có nhu cầu chăm sóc sức khỏe hoặc bị ốm đau.

Ở Việt Nam, việc thực hiện chính sách BHYT đối với đồng bào DTTS có sự tham gia của tất cả các chủ thể trong hệ thống chính trị, được tổ chức từ trung ương đến địa phương. Trong đó, vai trò quan trọng và trách nhiệm hàng đầu trong việc tổ chức thực hiện, phối hợp với các chủ thể khác thuộc về BHXH Việt Nam.

Chương 3

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM Y TẾ ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TỪ THỰC TẾ TỈNH LÀO CAI

3.1. Khái quát chung về điều kiện kinh tế - xã hội và đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai

3.1.1. Khái quát chung về điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai

Lào Cai là một tỉnh miền núi biên giới, nằm ở phía Tây Bắc, có diện tích tự nhiên 6364 km2, với trên 182 km đường biên giới với Trung Quốc và dân số tại thời điểm 01/10/2019 là 730.420 người, trong đó 483.654 người DTTS, chiếm trên 66,2% [116]. Về tổ chức hành chính, Lào Cai có 7 huyện, 1 thị xã và 1 thành phố, với 138 xã vùng DTTS và miền núi, được chia thành: Khu vực I: Có 64 xã; Khu vực II: Có 4 xã; Khu vực III: Có 70 xã [108].

Trong giai đoạn 2016 - 2019, KT-XH của Lào Cai đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Tăng trưởng kinh tế ổn định và duy trì ở mức cao với tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2016 - 2019 đạt 10,08%, thuộc nhóm các tỉnh có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong vùng Tây Bắc và cả nước. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp từ 15,4% xuống còn 12,2%; tỷ trọng các ngành công nghiệp xây dựng tăng từ 42,58% lên 45,3%, dịch vụ từ 42,02% lên 42,5% [30].

Nhờ những thành tựu trong phát triển kinh tế mà đời sống của người dân nói chung và đồng bào DTTS nói riêng trong tỉnh đã có nhiều thay đổi tích cực trên tất cả các mặt giáo dục, ASXH và việc làm. Quy mô, mạng lưới giáo dục đào tạo phát triển mạnh. Chính sách ưu tiên đầu tư cho giáo dục vùng cao, vùng đồng bào DTTS được mở rộng và thực hiện có hiệu quả. Hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú tiếp tục phát triển, trở thành nòng cốt của giáo dục vùng cao. Công tác đào tạo nghề cho người DTTS được quan tâm qua đó đã góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ

55% năm 2015 lên 65% năm 2020, trong đó đào tạo nghề tăng từ 43,1% lên 55%; cơ cấu lao động chuyển dịch tích cực từ khu vực nông nghiệp sang khu vực thương mại, dịch vụ, công nghiệp (bình quân 0,83%/năm) [30].

Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được chú trọng, hệ thống y tế được quan tâm đầu tư phát triển theo hướng đồng bộ, hiện đại. Tỷ lệ người dân tham gia BHYT đạt sấp xỉ 99%. Bảo vệ, chăm sóc trẻ em đạt nhiều kết quả, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể cân nặng trên tuổi còn 18%, giảm 1,9% so năm 2015. Số bác sỹ trên 01 vạn dân đạt 12,3; giường bệnh trên 01 vạn dân đạt 41,1 [30]. Mạng lưới y tế phát triển từ tỉnh đến thôn bản, cơ sở vật chất, trang thiết bị được tăng cường đầu tư, các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện được đầu tư nâng cấp, các trạm y tế cơ bản đáp ứng được bộ tiêu chí quốc gia về y tế.

Đời sống văn hóa, tinh thần của người dân trong tỉnh ngày càng được nâng cao, các di sản văn hóa các dân tộc được bảo tồn và phát huy, gắn bảo tồn văn hóa với phát triển du lịch, giảm nghèo bền vững. Các hoạt động văn hóa ở cơ sở được đẩy mạnh, chất lượng ngày càng được nâng cao. Hệ thống thiết chế văn hóa các cấp từng bước được xây dựng và củng cố. Kết quả thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đã góp phần tạo ra môi trường văn hoá lành mạnh cho nhân dân. Đến hết năm 2020 toàn tỉnh có 83% số hộ gia đình; 76% thôn, làng, tổ dân phố; 95% cơ quan, đơn vị; 80% doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa [30].

3.1.2. Khái quát về đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai

Việt Nam là quốc gia thống nhất gồm 54 dân tộc, trong đó có 53 DTTS, thuộc 6 ngữ hệ là Việt Mường, Thái - Ka Đai, Tạng Miến, Mông - Dao, Nam Đảo và Môn - Khmer. Theo số liệu điều tra thực trạng KT-XH của 53 DTTS năm 2019, tổng dân số của 53 DTTS là hơn 14,1 triệu người, chiếm 14,7% dân số cả nước; có 6 dân tộc trên 1 triệu người (Tày, Thái, Mường, Mông,

Nùng, Khmer), 14 dân tộc dưới 10.000 người, trong đó có 5 dân tộc dưới 1000 người là Ơ Đu, Brâu, Rơ Măm, Pu Péo và Si La [116].

Đồng bào DTTS sinh sống thành cộng đồng ở 51 tỉnh/thành phố (có 9 tỉnh đồng bào DTTS chiếm trên 70% dân số, 3 tỉnh chiếm từ 50-70% dân số, 4 tỉnh từ 30-50% dân số, 14 tỉnh trên 10% dân số), 548 huyện, 5266 xã trong cả nước. Trong đó phân bố chủ yếu ở vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ, Tây Duyên hải miền Trung. Địa bàn cư trú chủ yếu của đồng bào DTTS là vùng núi cao, biên giới, vùng có điều kiện KT-XH khó khăn và đặc biệt khó khăn.

Nằm trong vùng miền núi Tây Bắc, Lào Cai là một tỉnh biên giới và là địa bàn cư trú của 33 DTTS. Tại thời điểm 01/10/2019, dân số của các DTTS tỉnh Lào Cai là 483.654 người, chiếm trên 66,2% dân số toàn tỉnh [116]. Theo

Kết quả điều tra thực trạng KT-XH của 53 DTTS năm 2019, số lượng các DTTS ở Lào Cai được thể hiện trong bảng dưới đây:

Bảng 3.1: Dân số các DTTS tỉnh Lào Cai năm 2019

TT Dân tộc Số dân Tỷ lệ Nam Nữ

Tổng DTTS 483.654 100,0 246.458 237.196 1 Tày 108.326 22,4 55.024 53.302 2 Thái 2.859 0,6 1.183 1.676 3 Mường 1.904 0,4 1.000 904 4 Nùng 31.150 6,4 15.747 15.403 5 Mông 183.172 37,9 93.952 89.220 6 Dao 104.045 21,5 52.675 51.370 7 Giáy 33.119 6,8 17.085 16.034 8 Hà Nhì 4.661 1,0 2.362 2.299 9 Phù Lá 10.293 2,1 5.327 4.966 10 Bố Y 1.925 0,4 1.009 916 11 DTTS khác 2.200 0,5 1.094 1.106 Nguồn: [116]

Theo các nhà nghiên cứu, các DTTS ở tỉnh Lào Cai có thể chia thành các nhóm như sau:

- Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường: gồm các tộc người Việt và Mường; - Nhóm ngôn ngữ Tày - Thái và Ka đai: gồm các tộc người Tày (nhóm Thu Lao, Pa Dí), Thái (Thái Trắng, Thái Đen), Giáy, Bố Y (Tu Dí), Nùng (Nùng Dín, Nùng An) và La Chí;

- Nhóm ngôn ngữ Mông - Dao: gồm có người Mông (Mông Lềnh, Mông Đơz, Mông Đuz, Mông Suaz, Mông Njuôz) và Dao (Dao Đỏ, Dao Tuyển (Dao Làn Tẻn) và Dao Họ (Dao Quần Trắng)).

- Nhóm ngôn ngữ Hán - Tạng: có người Hoa (Xạ Phang, Hoa), Hà Nhì, Phù Lá (Xá Phó, Pu Dang).

Bản sắc văn hóa các DTTS tỉnh Lào Cai được thể hiện rõ nét trong đời sống hằng ngày, lễ hội, các nghề thủ công truyền thống, tri thức dân gian và không gian làng bản của cộng đồng. Ngày nay, bản sắc văn hóa các DTTS tỉnh Lào Cai đã tạo động lực cho phát triển KT-XH thông qua phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hóa, được cụ thể hóa bằng Đề án “Phát triển thiết chế văn hóa, thể thao, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Lào Cai” và Đề án “Phát triển kinh tế du lịch Lào Cai giai đoạn 2016 - 2020”. Theo đó, Lào Cai thực hiện việc bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc để hỗ trợ du lịch phát triển và ngược lại.

Đa số đồng bào DTTS tỉnh Lào Cai cư trú ở vùng biên giới, vùng sâu, vùng xa. Đây đều là những vùng có vị trí chiến lược trong phát triển KT-XH, bảo đảm quốc phòng - an ninh. Mặc dù năm 2019, dân số thành thị của Lào Cai đã tăng lên đạt 23,5%, nhưng điều này cũng không làm thay đổi thực trạng là hầu hết đồng bào DTTS sống ở khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa của tỉnh. Đáng lưu ý là trong khi dân tộc Kinh có phân bố tương đối cân bằng giữa nông thôn và thành thị thì chỉ có 7,7% đồng bào DTTS

sống ở thành thị và 92,3% sống ở nông thôn, trong đó dân tộc Mông hầu hết sống ở nông thôn (97,3%) [116]. Bảng 3.2: Số người DTTS sống ở vùng dân tộc DTTS thời điểm 01/7/2015 và 01/10/2019 Toàn quốc/tỉnh Năm Tổng số người DTTS (người) Số người DTTS sống ở vùng dân tộc (người) Tỷ lệ người DTTS sống ở vùng dân tộc (%) Toàn quốc 2015 13.386.330 11.959.384 89,34

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách bảo hiểm y tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số (nghiên cứu thực tế tại tỉnh Lào Cai). (Trang 75 - 185)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(185 trang)
w