dân tộc thiểu số
Chính sách BHYT đối với đồng bào DTTS là một thành phần quan trọng của hệ thống chính sách đảm bảo ASXH của Việt Nam. Chính sự tăng trưởng bền vững liên tục và hiệu quả của các chính sách công khác và chính sách BHYT đã góp phần cải thiện đáng kể cuộc sống của đồng bào DTTS.
Về mặt lịch sử hình thành, sự ra đời của Nghị định số 229-HĐBT ngày 15/8/1992 của Hội đồng Bộ trưởng nay là Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về việc ban hành Điều lệ BHYT đã đánh dấu cột mốc quan trọng trong lộ trình thực hiện chính sách BHYT cho người dân nói chung và đồng bào DTTS nói riêng. Dựa vào mức độ luật hóa và mức độ mở rộng đối tượng, phạm vi của chính sách có thể chia quá trình thực hiện chính sách BHYT đối với đồng bào DTTS ở Việt Nam làm 2 giai đoạn như sau:
* Giai đoạn từ trước năm 2008
Quá trình thực hiện chính sách BHYT đối với đồng bào DTTS giai đoạn trước năm 2008 có đặc điểm chung là các chế độ mới chỉ dừng lại cho người lao động làm việc trong các khu vực nhà nước. Mặc dù còn rất sơ khai nhưng tại Điều 56, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 được thông qua tại kỳ họp thứ Tư, Quốc hội khóa VIII đã quy định “Nhà nước ban hành chính sách, chế độ bảo hộ lao động. Nhà nước quy định thời gian lao động, chế độ tiền lương, chế độ nghỉ ngơi và chế độ BHXH đối với viên chức nhà nước và những người làm công ăn lương; khuyến khích phát triển các hình thức BHXH khác đối với người lao động” [42]. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng nhất, làm căn cứ để từng bước mở rộng phạm vi bao phủ BHYT, tiến tới xây dựng lộ trình BHYT toàn dân, trong đó có người DTTS trên cả nước. Đặc biệt Nghị định số 299-HĐBT về việc ban hành Điều lệ BHYT (gồm 5 Chương, 25 Điều; trong đó quy định rõ mức đóng góp và trách nhiệm đóng góp BHYT; quyền và trách nhiệm của các bên tham gia BHYT; sử dụng thẻ BHYT và Quỹ BHYT; giải quyết khiếu nại và xử lý vi phạm) là văn bản quy phạm pháp luật quan trọng, đặt nền móng cho việc hoàn thiện chính sách, pháp luật về thực hiện BHYT cho đồng bào DTTS ở nước ta trong những giai đoạn sau.
Đi kèm với việc ban hành chế độ, chính sách, tổ chức thực hiện chính sách BHYT cũng đã được thành lập nhằm đảm bảo thực hiện các quy định
trong thực tế. Ngày 16/02/1995, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 19/CP thành lập BHXH Việt Nam, trên cơ sở thống nhất các tổ chức BHXH thuộc hệ thống Lao động, Thương binh và Xã hội và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. BHXH Việt Nam là cơ quan thống nhất quản lý Quỹ và thực hiện các chế độ bảo hiểm (BHXH, BHYT).
Đặc biệt, ngày 24/01/2002, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 20/QĐ-TTg chuyển BHYT sang BHXH Việt Nam. Và, tại Nghị định số 100/2002/NĐ-CP (6/12/2002) quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam đã chỉ rõ: Vị trí của BHXH Việt Nam được xác định là cơ quan thuộc Chính phủ có chức năng quản lý quỹ và thực hiện chế độ chính sách BHXH, BHYT. Trong hoạt động, hệ thống BHXH Việt Nam có 19 nhiệm vụ và quyền hạn. Về cơ cấu tổ chức bộ máy, cơ quan BHXH Việt Nam ở Trung ương có 18 đơn vị trực thuộc giúp việc Tổng giám đốc; ở BHXH cấp tỉnh có 08 Phòng chuyên môn nghiệp vụ giúp việc giám đốc BHXH tỉnh và BHXH cấp huyện.
Trong giai đoạn này, bộ máy thực hiện chính sách BHYT tiếp tục được đổi mới và hoàn thiện nhằm đáp ứng những đòi hỏi của thực tiễn. Cụ thể, ngày 22/8/2008 Chính phủ ban hành Nghị định số 94/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao trong tình hình mới. Theo quy định tại Nghị định này, “BHXH Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ, có chức năng tổ chức thực hiện chế độ, chính sách BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện, BHYT bắt buộc, BHYT tự nguyện; tổ chức thu, chi chế độ BHTN; quản lý và sử dụng các quỹ: BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện, BHTN, BHYT bắt buộc, BHYT tự nguyện theo quy định của pháp luật” [17].
Để giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo và giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách và thu, chi, quản lý, sử dụng các quỹ BHXH, BHYT,
trong thành phần Hội đồng quản lý BHXH Việt Nam gồm đại diện lãnh đạo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam và thành viên khác do Chính phủ quy định tùy vào từng thời điểm.
Về chế độ BHYT đối với đồng bào DTTS, Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg ngày 15/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc khám, chữa bệnh cho người nghèo đã giao cho UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập Quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo với định mức tối thiểu là 70.000 đồng/người/năm, đồng thời quy định đối tượng được hưởng chế độ khám, chữa bệnh theo quyết định gồm:
(1) Người nghèo theo quy định hiện hành về chuẩn hộ nghèo quy định tại Quyết định 1143/2000/QĐ-LĐTBXH ngày 01/11/2000 của Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội;
(2) Nhân dân các xã có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg ngày 31/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt "Chương trình phát triển KT-XH các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa";
(3) Nhân dân các DTTS vùng Tây Nguyên theo Quyết định số 168/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 30/10/2001 về việc "Định hướng dài hạn, kế hoạch 5 năm 2001 - 2005 và những giải pháp cơ bản phát triển KT-XH vùng Tây Nguyên" và nhân dân các DTTS tại 6 tỉnh đặc biệt khó khăn của miền núi phía Bắc theo Quyết định số 186/2001/QĐ-TTg ngày 7/12/2001 của Thủ tướng Chính phủ về "Phát triển KT-XH ở 6 tỉnh đặc biệt khó khăn miền núi phía Bắc thời kỳ 2001 - 2005".
Để cụ thể hóa chính sách trên, Điều lệ BHYT năm 2005 cũng đã tiếp tục xác định người dân vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn và đồng
bào các DTTS như trong Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg là những đối tượng ưu tiên được NSNN đảm bảo đóng BHYT để chi trả vào các hoạt động KCB theo quy định của BHYT và chi phí vận chuyển trong trường hợp chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật theo quy định. Trong Điều lệ này, mức phí BHYT đóng tạm thời cho các đối tượng này là 50.000 đồng/người/năm.
Đến tháng 8 năm 2008, Quyết định số 117/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã điều chỉnh mức đóng BHYT đối với các đối tượng thuộc diện chính sách xã hội, trong đó có đồng bào DTTS. Theo đó, mức đóng BHYT hàng tháng đối với các đối tượng này bằng 3% mức tiền lương tối thiểu hiện hành. Ngoài ra, quyết định cũng nêu rõ NSNN bảo đảm nguồn đóng BHYT (hỗ trợ 100%) cho các đối tượng là người nghèo, người dân vùng đặc biệt khó khăn, người DTTS và hỗ trợ tối thiểu 50% mức đóng BHYT cho đối tượng là người cận nghèo. Quyết định này cũng quy định rõ nguồn kinh phí hỗ trợ cho các đối tượng này lấy 100% từ ngân sách trung ương đối với các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách, 50% từ ngân sách trung ương đối với các địa phương có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương dưới 50% gồm Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Đà Nẵng, Khánh Hoà, Cần Thơ; các địa phương còn lại, bố trí từ ngân sách địa phương.
* Giai đoạn từ 2008 đến nay
Giai đoạn từ năm 2008 đến nay được đánh dấu sự khác biệt so với giai đoạn trước trong thực hiện chính sách BHYT đối với đồng bào DTTS bằng sự ra đời của Luật BHYT thay thế cho các Điều lệ BHYT trước đó. Thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng, lộ trình thực hiện BHYT toàn dân đã được quy định trong Luật BHYT số 25/2008/QH12 do Quốc hội ban hành ngày 14/11/2008. Mục tiêu đến năm 2020 phấn đấu đạt 80% dân số tham gia BHYT đã được xác định bởi Nghị quyết số 15-NQ/TW, ngày 01/6/2012 của Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khoá XI về “Một số vấn đề
ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “Tăng cường lãnh đạo công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012-2020”.
Luật BHYT năm 2008 được ban hành, ngoài đánh dấu một bước tiến quan trọng trong hệ thống pháp luật về BHYT, còn là cơ sở pháp lý cao nhất để thể chế hoá quan điểm, định hướng của Đảng và Nhà nước về phát triển BHYT toàn dân. Người nghèo, đồng bào DTTS ngày càng được quan tâm trong tiếp cận, thụ hưởng các dịch vụ y tế. Luật BHYT năm 2008 quy định rõ người DTTS đang sinh sống tại vùng có điều kiện KT-XH khó khăn, đặc biệt khó khăn được tham gia BHYT và do NSNN đóng với mức tối đa bằng 6% mức lương tối thiểu.
Nghị định 62/2009/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết mức đóng BHYT của người DTTS. Cũng như trong Luật BHYT, mức hưởng BHYT của người DTTS theo quy định là 95% chi phí KCB, trong khi mức hưởng của người cận nghèo là 80%.
Nghị định số 05/2011/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14/01/2011 về
“Công tác dân tộc” cũng đã thể hiện quan điểm thống nhất của Đảng và Nhà nước trong việc tạo mọi điều kiện tốt nhất để đồng bào DTTS được tiếp cận dễ dàng các dịch vụ y tế, với mục tiêu “Đảm bảo đồng bào các DTTS được sử dụng các dịch vụ y tế; thực hiện chương trình chăm sóc sức khoẻ, BHYT cho đồng bào DTTS theo quy định của pháp luật; tập trung xây dựng, củng cố, mở rộng cơ sở y tế, KCB; bảo đảm thuốc phòng và chữa bệnh cho đồng bào các dân tộc ở vùng có điều kiện KT-XH khó khăn và đặc biệt khó khăn…” [18].
Đề án thực hiện lộ trình BHYT toàn dân đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 29/3/2013 với mục tiêu cụ thể là: “Tăng tỷ lệ dân số tham gia BHYT, tiếp tục duy trì các nhóm đối tượng đã tham gia BHYT đạt 100%, mở rộng các nhóm đối tượng để đến năm 2015 trên 70% dân số tham gia BHYT, đến năm 2020 trên 80% dân số tham gia BHYT”. Mục tiêu của Đề án là mở
khỏe nhân dân theo hướng công bằng, hiệu quả, chất lượng và phát triển bền vững. Đây được xem là sự cam kết chính trị mạnh mẽ trong việc hỗ trợ toàn bộ hoặc một phần mức đóng BHYT đối với người DTTS. Đây cũng là chính sách bảo đảm ASXH và là một trong những nhiệm vụ chiến lược quan trọng trong phát triển KT-XH vùng DTTS và miền núi nước ta.
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT năm 2014 tiếp tục quy định người DTTS đang sinh sống tại vùng có điều kiện KT-XH khó khăn, đặc biệt khó khăn được tham gia BHYT và do NSNN đóng. Theo đó, đồng bào DTTS đang sinh sống tại vùng có điều kiện KT-XH khó khăn, người đang sinh sống tại vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn và người đang sinh sống ở xã đảo, huyện đảo đều được nhà nước hỗ trợ đóng BHYT. Việc nhà nước tiếp tục hỗ trợ mua thẻ BHYT là một chính sách đúng đắn giúp đồng bào DTTS tiếp tục được bảo đảm và tiếp cận các dịch vụ y tế có chất lượng hơn.
Đặc biệt, từ năm 2016 đến nay, nội dung thực hiện chính sách BHYT cho đồng bào DTTS được Nhà nước triển khai theo 3 nhóm nhiệm vụ ưu tiên:
1) Ưu tiên giải quyết các vấn đề sức khỏe của đồng bào DTTS; 2) Tăng cường khả năng tiếp cận cũng như cung cấp dịch vụ y tế có chất lượng phục vụ đồng bào;
3) Giảm gánh nặng chi phí chăm sóc sức khỏe cho người nghèo và đồng bào DTTS.
Cùng với đó là Nhà nước đã quan tâm và nâng mức đầu tư cho y tế cơ sở vùng DTTS, cấp thẻ BHYT miễn phí cho đồng bào DTTS, mở rộng mạng lưới cơ sở KCB BHYT nhằm tạo điều kiện cho đồng bào được khám bệnh, chữa bệnh ở tất cả các cơ sở y tế trên địa bàn, được BHYT chi trả tiền thuốc, vật tư y tế.
Luật BHYT, các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành vẫn lồng ghép việc thực hiện chính sách BHYT đối với đồng bào DTTS với các đối tượng khác. Tuy nhiên, trong nhiều quyết định, quy định khác nhau, Nhà nước đều có quy định về việc hỗ trợ đồng bào DTTS được tham gia BHYT, tăng cường khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế để chăm sóc sức khỏe, khám, chữa bệnh. Nhìn chung các chính sách đều hướng đến mục tiêu hỗ trợ tối đa cho người DTTS trong việc tiếp cận dịch vụ bảo vệ và chăm sóc sức khỏe. Với sự hỗ trợ từ các chính sách BHYT và Quỹ KCB, đồng bào DTTS đã và đang nhận được sự hỗ trợ để góp phần hạn chế các tổn thương có thể dẫn đến nghèo và tái nghèo.