Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn vốn hỗ trợ phát triển chính thức

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) nâng cao hiệu quả sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức vào ngành thông tin truyền thông (Trang 33 - 34)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.1.Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn vốn hỗ trợ phát triển chính thức

Hiệu quả là một phạm trù được sử dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật, xã hội. Hiệu quả là sự liên quan giữa nguồn lực đầu vào khan hiếm (như lao động, vốn, máy móc…) với kết quả trung gian hay kết quả cuối cùng. Hiểu theo nghĩa rộng, hiệu quả thể hiện mối tương quan giữa các biến số đầu ra thu được (outputs) so với các biến số đầu vào (inputs) đã được sử dụng để tạo ra những kết quả đầu ra đó.

Đối với các dự án của ngành thông tin truyền thông, hiệu quả đầu tư mang tính gián tiếp và lâu dài, không chỉ mang lại lợi nhuận đơn thuần cho các tổ chức thực hiện mà quan trọng hơn tạo điều kiện tiền đề cho các ngành sản xuất khác khai thác phát triển trong hiện tại cũng như ở tương lai. Mặt khác có thể thấy rằng hiệu quả sử dụng vốn ODA không thể đánh giá như những dự án đầu tư thông thường bằng cách dựa vào mối quan hệ so sánh giữa lợi ích và chi phí vì ODA là nguồn vốn hỗ trợ phát triển, chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực nâng cao dân trí, cải thiện sinh kế... Lợi ích của vốn ODA không thể đo lường một cách trực tiếp mà thông qua tác động của nó đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội địa phương và kéo dài sau khi dự án kết thúc.

Từ sự tổng hợp các nghiên cứu tiền nhiệm và theo quan điểm của tác giả “Hiệu quả sử dụng vốn ODA trong ngành thông tin truyền thông là việc sử

25

dụng vốn ODA để đạt được mục tiêu đã đề ra ban đầu của dự án về chất lượng công việc, chi phí và tiến độ thực hiện” Hiệu quả sử dụng vốn ODA trong ngành

thông tin truyền thông ở tầm vĩ mô được thể hiện thông qua việc vốn ODA trong ngành thông tin truyền thông có thực sự đóng góp đến tăng trưởng kinh tế của quốc gia tiếp nhận? Ở tầm vi mô, hiệu quả sử dụng vốn ODA trong ngành thông tin truyền thông được đánh giá thông qua sự phù hợp của chính sách, quá trình thực hiện; thông qua mức độ đạt được các mục tiêu đã đề ra của chương trình/dự án; tính hiệu suất thông qua việc so sánh, lựa chọn các yếu tố đầu vào để đạt được kết quả đầu ra như mong đợi, thấy được quy trình thực hiện dự án đã hợp lý nhất? Tính tác động thông qua những chuyển biến tích cực hoặc tiêu cực do việc thực hiện dự án gây ra và tính bền vững qua việc xem xét những lợi ích của việc thực hiện dự án sẽ được duy trì hoặc mở rộng như thế nào khi dự án kết thúc”.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) nâng cao hiệu quả sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức vào ngành thông tin truyền thông (Trang 33 - 34)