Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành Thông tin và Truyền thông

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) nâng cao hiệu quả sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức vào ngành thông tin truyền thông (Trang 37 - 38)

7. Kết cấu của luận văn

1.3.1 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành Thông tin và Truyền thông

Mỗi ngành lại có những đặc điểm riêng biệt, đặc điểm riêng biệt đó ảnh hưởng tới hoạt động tài chính trong ngành như tốc độ luân chuyển vốn, nhu cầu vốn, cơ cấu nguồn vốn của ngành. Đối với ngành thông tin và truyền thông đặc điểm riêng xuất phát từ sự khác biệt của sản phẩm và hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực thông tin và truyền thông, cụ tể.

– Sản phẩm có thời gian sử dụng lâu dài: Sản phẩm đối với ngành thông tin và truyền thông ở đây có thể đơn giản là các phần mềm, các hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ lĩnh vực viễn thông, bưu chính…. nên thường tồn tại thời gian dài, đặc điểm này đòi hỏi phải đặc biệt coi trọng công tác quản lý chất lượng sản phẩm trong tất cả các khâu, từ điều tra, khảo sát thiết kế đến thi công, nghiệm thu và bàn giao công trình. Chất lượng sản phẩm sẽ có ảnh hưởng lâu dài tới quá trình vận hành công trình sau này. Chất lượng sản phẩm là một trong những tiêu chí quan trọng sẽ phản ánh hiệu quả sử dụng vốn ODA đối với chương trình, dự án của ngành.

– Sản phẩm có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, giá thành và giá trị sản phẩm lớn: Kết cấu phức tạp thể hiện ở chỗ, mỗi một công trình đối với ngành thông tin, truyền thông gồm nhiều hạng mục công trình, mỗi một hạng mục có thể bao gồm nhiều đơn vị công trình, mỗi một đơn vị công trình bao gồm nhiều bộ phận công trình. Các bộ phận công trình lại thường có yêu cầu kỹ thuật khác nhau, giá thành và giá trị quyết toán mỗi sản phẩm rất lớn. Đặc điểm này đòi hỏi khối lượng vốn đầu tư, vật tư lao động, may móc thiết bị vận hành nhiều, giải pháp thi công khác nhau. Do đó, công tác quản lý xây dựng phải đặc biệt chú ý tới kế hoạch khối lượng, kế hoạch vốn đầu tư, lập định mức kinh tế – kỹ thuật và quản lý theo định mức. Mặc khác, đặc điểm này dẫn đến tình trạng có nhiều nhà thầu cùng tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm và điều đó đòi hỏi một sự phối hợp nhịp nhàng giữa các đơn vị tham gia để đảm bảo tiến độ thi công, cụ thể ở đây là sự phối hợp và năng lực của đội ngũ cán bộ điều hành với nhà thầu thi công ( ở đây

29

đã được nêu rõ trong luận văn ở phần 2.5.2 – các nhân tố tác động đến hiệu quả sử dụng vốn ODA)

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) nâng cao hiệu quả sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức vào ngành thông tin truyền thông (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)