7. Kết cấu của luận văn
3.3.2. Đối với Bộ Tài chính
Để thúc đẩy giải ngân đầu tư công, Bộ Tài chính tiếp tục đơn giản hóa quy trình kiểm soát chi và hồ sơ yêu cầu rút vốn; tăng cường công tác hậu kiểm trong giải ngân vốn đầu tư công. Triển khai đơn rút vốn của các nhà tài trợ bằng chứng từ điện tử, chữ ký số.
Bộ Tài chính nên có những cơ chế quản lý, nâng cao hiệu quả việc chống tham nhũng, quản lý nguồn ngân sách nhà nước trong đó có vốn ODA. Đề cao tinh thần trách nhiệm cá nhân trong xử lý công việc, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ở các cơ quan quản lý nhà nước đối với lĩnh vực TT&TT. Tăng cường phối hợp với các Bộ Thông tin và Truyền thông xử lý vấn đề tài chính. Duy trì cơ chế đối thoại thường xuyên giữa lãnh đạo Bộ Tài chính và Bộ Thông tin và Truyền thông hàng năm để xử lý kịp thời các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện chính sách và phát luật hiện hành, đảm bảo các dự án hoạt động đúng tiến độ và hiệu quả, nhằm tiếp tục củng cố lòng tin của các nhà đầu tư đối với môi trường đầu tư lĩnh vực TT&TT tại Việt Nam, tạo hiệu ứng lan tỏa và tác động tích cực tới nhà đầu tư mới.
Mặc dù phải đương đầu với không ít khó khăn, thách thức, trong điều kiện dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp và những tác động không thuận của đại dịch này tới nền kinh tế đất nước ta, song triển vọng lĩnh vực TT&TT tại Việt Nam là sáng sủa, nếu các giải pháp cơ bản nêu trên được thực hiện nhất quán với sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành.