Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) nâng cao hiệu quả sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức vào ngành thông tin truyền thông (Trang 94 - 96)

7. Kết cấu của luận văn

2.6.1 Hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh đó, vẫn còn có một số nhân tố ảnh hướng đến hiệu quả sử dụng vốn ODA mà theo báo cáo của Bộ Trưởng Bộ TTTT báo cáo trước Thủ tưởng chính phủ trong cuộc họp giao ban liên ngành vào ngày 21/06/2021 cụ thể như sau:

Một là, về phía chính sách của Nhà nước, còn nhiều bất cập. Khi thực hiện

các chương trình, dự án ODA, các quốc gia viện trợ đều có những chính sách, thủ tục riêng yêu cầu quốc gia tiếp nhận cần tuân thủ như: xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thi, các thủ tục về đấu thầu, các thủ tục về giải ngân hay chế độ báo cáo định kỳ… Những thủ tục này có thể khiến đơn vị tiếp nhận vốn ODA gặp nhiều khó khăn trong quóc trình thực hiện, tiến độ các chương trình/ dự án có thể bị kéo dài hơn so với dự kiến gây ảnh hướng điến hiệu quả sử dụng vốn.

Hai là, năng lực đội ngũ quản lý điều hành còn kém. Đối với các dự án ODA

trong ngành thông tin và truyền thông, quy mô và phạm vi địa bàn thực hiện rộng, nếu cơ chế và năng lực đội ngũ quản lý chưa tốt về những yếu tố cơ bản như: Trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, kinh nghiệm công tác, khả năng tổ chức, năng lực điều hành, phẩm chất trung thực khách quan và khả năng chịu đựng được áp lực cao trong công việc... thì cho dù nguồn vốn viện trợ có nhiều đến đâu cũng không tránh được tình trạng thất thoát, lãng phí.

Ba là, năng lực của các nhà thầu thi công chưa đáp ứng được nhu cầu của các

chương trình, dự án. Các tiêu chí đưa ra để xếp loại nhà thầu của Bộ TTTT được đánh giá dựa trên khả năng huy động nhân sự và máy móc thiết bị; khả năng đáp ứng tiến độ tổng thể và chi tiết; đáp ứng chất lượng và an toàn lao động, an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ; giải quyết các thủ tục thanh, quyết toán; thực hiện bảo hành công trình. Hiện nay, các dự án ODA trong ngành có cả trong nước lẫn nước ngoài, tuy nhiên đơn vị thi công trong nước chỉ đáp ứng được một phần nhỏ yêu cầu của các dự án ODA do hạn chế về trình độ nguồn nhân lực, phương thức quản lý, trang thiết bị… Việc sử dụng các nhà thầu nước ngoài là điều gần như bắt buộc dù cách thức quản lý dự án ODA trong ngành thông tin và truyền thông của một số nhà thầu nước ngoài thực tế có thể chưa phù hợp với hệ thống pháp lý của Việt Nam.

86

Bốn là, hiệu quả ODA còn phụ thuộc vào nguồn lực đối ứng trong nước hay

khả năng hấp thụ viện trợ phụ thuộc vào mức độ đáp ứng của nguồn lực trong nước. Ví dụ đối với các chương trình/dự án, để tiếp nhận 1 USD vốn ODA thì các quốc gia tiếp nhận cần có ít nhất 0,15 USD vốn đối ứng (khoảng 15%). Ngoài ra, cũng cần một lượng vốn đầu tư nhất định từ ngân sách cho công tác chuẩn bị các chương trình/dự án. Năng lực tài chính của đối tượng tiếp nhận có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sử dụng ODA. Dù các quốc gia tiếp nhận có nhiều điều kiện thuận lợi và có nhiều cơ hội để phát triển nhưng nếu không có khả năng tài chính thì các quốc gia viện trợ cũng không thể thực hiện đầu tư được.

87

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC VÀO NGÀNH THÔNG TIN VÀ

TRUYỀN THÔNG

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) nâng cao hiệu quả sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức vào ngành thông tin truyền thông (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)