Giai đoạn 2006 – 2015

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) nâng cao hiệu quả sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức vào ngành thông tin truyền thông (Trang 58 - 59)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.3Giai đoạn 2006 – 2015

Biểu đồ 2.2:Vốn ODA phân theo nghành, lĩnh vực giai đoạn 2006 – 2015

Trong giai đoạn này, sự bùng nổ của internet đã tác động rất lớn đến sự phát triển của ngành Truyền thông. Sự ra đời của báo điện tử (còn gọi là báo mạng) giống như thay đổi hoàn toàn bộ mặt của ngành báo chí. Thông tin được đưa đưa đến với công chúng một cách nhanh nhất có thể thông qua các phương tiện điện tử hiện đại, hình thức cũng sinh động và hấp dẫn hơn. Việc cơ giới hóa cơ sở hạ tầng các thiết bị thông tin được đẩy mạnh và phát triển vô cùng nhanh chóng. Điểm nhấn trong giai đoạn này về sự phát triển của ngành thông tin và truyền thông có thể kể đến việc phóng thành công ba vệ tinh Vina – Sat lên trạm không gian góp phần phủ sóng toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, nhằm phát triển các dịch vụ ứng dụng như dịch vụ thoại, truyền hình, thông tin di động, truyền số liệu, Internet, các dịch vụ đào tạo và y tế từ xa, truyền tin cho ngư dân trên biển, dự báo thời tiết, đảm bảo an ninh quốc phòng... Đặc biệt cung cấp đường truyền thông tin cho các trường hợp khẩn cấp như thiên tai, bão lụt, đường truyền cho các vùng sâu, vùng xa, hải đảo mà các phương thức truyền dẫn khác khó vươn tới được. Với những kết quả đạt được, trong thời điểm này ngành thông tin và truyền thông có thể tự vươn mình phát triển, đem lại nguồn

30.9 12.6 15.2 16.7 24.7 Sales

Thông tin và Truyền thông Nông nghiệp, thủy lợi, lâm nghiệp Cấp thoát nước và phát triển đô thị Năng lượng

50

thu vô cùng lớn cho ngân sách nhà nước mà không cần đên sự hỗ trợ của nguồn vôn ODA.

Cùng với đó, nguồn vốn trong giai đoạn này được phân cho các ngành và lĩnh vực khác, trong đó chiếm tỷ trọng cao nhất (30,9%) trong thu hút ODA đến thời điểm này là lĩnh vực y tế, giáo dục và đào tạo, khoa học công nghệ với 1,67 tỷ USD vốn ODA ký kết. Tiếp đến là lĩnh vực nông nghiệp, thủy lợi, lâm nghiệp, thủy sản kết hợp phát triển nông nghiệp và nông thôn, xóa đói giảm nghèo với gần 1,37 tỷ USD (chiếm 24,7%) Ở ba lĩnh vực còn lại, giao thông vận tải với 899 triệu USD, chiếm tỷ trọng 16,7%; năng lượng với 818 triệu USD, chiếm 15,2%; cấp thoát nước và phát triển đô thị với gần 679 triệu USD, chiếm 12,6%.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) nâng cao hiệu quả sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức vào ngành thông tin truyền thông (Trang 58 - 59)