Các tiêu chi đánh giá hiệu quả sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) nâng cao hiệu quả sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức vào ngành thông tin truyền thông (Trang 34 - 37)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.2. Các tiêu chi đánh giá hiệu quả sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính

chính thức

Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ODA đối với mọi lĩnh vực nói chung và ngành Thông tin và Truyền thông nói riêng, cần phải đáp ứng các tiêu chí cơ bản như sau:

Tính phù hợp (Relevance)

Là mức độ phù hợp của việc sử dụng bằng vốn ODA đối với những ưu tiên và chính sách của nhóm mục tiêu, bên viện trợ và bên tiếp nhận viện trợ. Xem xét tính phù hợp sẽ cho thấy việc triển khai chương trình/dự án bằng vốn ODA đó tại địa phương, khu vực có thực sự hợp lý hay không? Có đáp ứng được nhu cầu của người dân thụ hưởng hay không, có đạt được mục tiêu đã đề ra ban đầu từ đó có những điều chỉnh cần thiết để dự án theo đúng lộ trình đã đặt ra. Một số nội dung cụ thể được xem xét khi đánh giá tính phù hợp của việc sử dụng bằng vốn ODA như: Bản quy hoạch tổng thể làm căn cứ cho dự án này đã có trước thời điểm bắt đầu xây dựng hay chưa? Khi lập kế hoạch xây dựng dự án này, có xem xét ý kiến, tâm tư nguyện vọng của nguời dân địa phương và đã tính đến các điều kiện mang tính địa phương liên quan đến khả năng ủng

26

hộ hoặc phản đối dự án hay không? Và trên thực tế, trong quá trình thực hiện dự án, có vấn đề hoặc ý kiến phản đối nào của người dân đưa ra không? Nếu có thì đã giải quyết như thế nào? Kế hoạch xây dựng và bản thiết kế được lập trước khi khởi công đã được thay đổi bao nhiêu lần cho tới trước khi hoàn thành công trình? Và những sự thay đổi đó có ảnh hưởng như thế nào đến thời gian và chi phí xây dựng công trình?...

Tính hiệu quả (Effectiveness)

Là thước đo mức độ đạt được các mục tiêu đã đề ra của chương trình/dự án sử dụng vốn ODA, đánh giá sự phù hợp của đầu vào và mức độ đạt được các mục tiêu thiết lập. Hiệu quả sử dụng vốn ODA được xác định bằng cách so sánh khái quát các kết quả mà chương trình/dự án sử dụng vốn ODA đã đạt được với mục tiêu đã đề ra trong báo cáo khả thi hay văn kiện dự án được duyệt. Một số nội dung cụ thể khi đánh giá tính hiệu quả của vốn ODA như: Sau khi kết thúc, chương trình/dự án đã đạt được các mục tiêu đề ra ban đầu? Việc sử dựng vốn ODA vào hoạt động của chương trình/dự án giúp đem lại tăng trưởng kinh tế cho ngành, cho nền kinh tế của đất nước ? Vốn ODA được giải ngân đáp ứng tốt, giúp cho dự án thực hiện đạt hiệu quả tốt hơn ?...

Tính hiệu suất (Effciency)

Thông qua việc so sánh, lựa chọn các yếu tố đầu vào để đạt được kết quả đầu ra như mong đợi thấy được quy trình thực hiện chương trình/dự án bằng vốn ODA đã hợp lý nhất hay chưa? Xem xét tính hiệu suất cho thấy để đạt được mục tiêu đã đề ra thì chương trình/dự án bằng vốn ODA đã tiết kiệm được nguồn lực đầu vào như thế nào? Một số nội dung cụ thể được xem xét khi đánh giá tính hiệu suất của vốn ODA như: Thời gian xây dựng thực tế có đồng nhất với thời gian xây dựng trên kế hoạch không? Chi phí xây dựng thực tế có đồng nhất với chi phí xây dựng trên kế hoạch không? Nếu chi phí vượt quá so với kế hoạch thì lí do là gì? Nguồn tài chính thiếu hụt đã được giải quyết như thế nào? So sánh với các dự án khác có đặc điểm tương đồng với dự án (ít nhất 2 trường hợp) về thời gian thực hiện và các đặc tính khác (quy mô và các thiết bị) thì chi phí dự án này ở mức nào? Trong chi phí dành cho việc xây dựng, về mặt

27

tổng thể, có trường hợp nào vẫn chưa thanh toán kịp thời cho bên cung ứng nguyên vật liệu và nhân công không (nợ lương, chưa trả tiền nguyên vật liệu…)?

Tính tác động (Impact)

Là những chuyển biến tích cực hoặc tiêu cực do sự can thiệp trực tiếp hoặc gián tiếp do việc thực hiện chương trình/dự án bằng vốn ODA gây ra. Một số nội dung cụ thể được xem xét khi đánh giá tính tác động của vốn ODA như: Có sự thay đổi rõ rệt nào về công nghiệp, hoặc sự phát triển của địa phương kể từ thời điểm hoàn thành dự án hay không? Thông qua dự án này, mối quan hệ trên mọi mặt, bao gồm cả lĩnh vực ngoại giao giữa 2 nước có sự thay đổi tích cực nào trước và sau khi có dự án hay không? Có công trình nào được lắp đặt (thuộc dự án) để người dân Việt Nam biết được đây là dự án hợp tác với quốc gia (hay tổ chức viện trợ) hay không?...

Tính bền vững (Sustainability)

Xem xét những lợi ích của việc thực hiện chương trình/dự án bằng vốn ODA sẽ được duy trì hoặc mở rộng như thế nào khi dự án kết thúc. Tính bền vững thể hiện ở những khía cạnh ngay khi dự án còn đang thực hiện có được tạo điều kiện về thể chế, chính sách cho sự phát triển tiếp theo của dự án sau khi hoàn thành. Một số nội dung cụ thể được xem xét khi đánh giá tính bền vững của dự án bằng vốn ODA như: Vào thời điểm hoàn công, đã có kế hoạch thực tế thỏa đáng về việc duy trì và bảo dưỡng các hạng mục thuộc dự án này chưa? Cơ cấu tổ chức và nhân lực quản lý, điều hành công tác duy trì và bảo dưỡng các hạng mục thuộc dự án đã được thành lập vào thời điểm hoàn thành việc xây dựng? Kế hoạch mở rộng nguồn tài chính cần thiết cho việc duy trì và bảo dưỡng các hạng mục thuộc dự án đã được thiết lập vào thời điểm hoàn thành việc xây dựng? Các cấp có liên quan sẽ thực hiện cam kết đảm bảo các yêu cầu trong vận hành, bảo dưỡng, bảo vệ các công trình, dự án sau khi đã được bàn giao? Dự án sẽ tiếp tục được theo dõi, giám sát, đánh giá các cấp khi đã kết thúc?...

28

1.3. Nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức trong ngành thông tin truyền thông

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) nâng cao hiệu quả sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức vào ngành thông tin truyền thông (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)