Đánh giá Năng lực tài chính

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) nâng cao hiệu quả sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức vào ngành thông tin truyền thông (Trang 80 - 81)

7. Kết cấu của luận văn

2.4.2. Đánh giá Năng lực tài chính

Bảng 2.10: Tổng hợp đánh giá về Năng lực tài chính Biến mã hóa Nhận định khảo sát Trung bình Độ lệch chuẩn TC1

Trong các giai đoạn thực hiện dự án ODA tiến độ giải ngân vốn của các nhà tài trợ luôn theo đúng kế hoạch đề ra?

4,23 0,704

TC2 Các nhà tài trợ luôn có vốn dự phòng cho các rủi

ro có thể xảy ra trong từng dự án? 3,97 0,636 TC3

Vốn đối ứng cho các dự án ODA của phía Việt Nam được triển khai đầy đủ, kịp thời giúp cho hiệu quả thực hiện các dự án tốt hơn?

3,79 0,588

TC4 Không có tình trạng sử dụng vốn ODA trong

ngành thông tin truyền thông sai mục đích? 3,85 0,716 Kết quả đánh giá đối với nhân tố Năng lực tài chính hiện nay đang ở mức khá và cao, mức điểm đánh giá cụ thể được thể hiện thông qua bảng 3.12. Các nhận định nằm dao động từ mức 3,79 đến 4,23. Nhận định đạt mức điểm đánh giá cao nhất là “Tiến độ giải ngân vốn của các nhà tài trợ” với 4,23. Nội dung có mức điểm đánh giá thấp nhất là “Vốn đối ứng” đạt 3,79. Thiếu vốn đối ứng cho các dự án ODA chắc chắn sẽ tiếp tục là một trong những rào cản lớn trong phát triển

72

thông tin truyền thông. Tình trạng thiếu vốn đối ứng gay gắt diễn ra trên diện rộng tại một loạt công trình trọng điểm sử dụng vốn vay ODA khiến tiến độ thi công bị kéo lùi. Ngoại trừ một lượng vốn đối ứng nhỏ dành cho chi trả thuế giá trị gia tăng của nhà thầu, phần lớn vốn đối ứng (thường chiếm 15 - 20% tổng mức đầu tư) tại các dự án ODA, nhưng việc vốn cấp không đủ đã làm chậm tiến độ chi trả cho các hộ dân bị ảnh hưởng và khiến chủ đầu tư lỡ các cam kết với nhà tài trợ, chưa kể khả năng phát sinh khiếu nại/khiếu kiện từ nhà thầu nước ngoài dẫn đến phải đền bù (như trường hợp Dự án mạng viễn thông cho vùng nông thôn các tỉnh phía Bắc trước đây) cũng là nguy cơ không thể loại trừ.

Không thể phủ nhận trách nhiệm của các cơ quan quản lý vốn khi kế hoạch sử dụng vốn đối ứng cho các dự án ODA đã được lên ngay từ khi ký kết hiệp định với các nhà tài trợ. Tuy nhiên, việc các chủ đầu tư tính toán chưa sát phần vốn đối ứng phục vụ công tác giải phóng mặt bằng được đề cập trong quyết định đầu tư và những phức tạp trong các thủ tục pháp lý hiện hành mới là nguyên nhân chính khiến việc bố trí vốn đối ứng trở lên căng thẳng. Nhận định trên hoàn toàn có cơ sở, khi có đến 90% các dự án ODA có số lượng hộ dân bị ảnh hưởng cũng như chi phí đền bù, hỗ trợ di dời tăng lên sau khi chính quyền địa phương chính thức bắt tay vào đo đạc, kiểm đếm và áp giá. Để tránh tình trạng các đơn vị cam kết với nhà tài trợ trong khi không đủ khả năng bố trí vốn đối ứng, đẩy ngân sách Trung ương vào thế bí, các chủ đầu tư, đặc biệt là các địa phương cần căn cứ vào nguồn vốn đối ứng trong nước hàng năm để tính toán nguồn vốn vay nước ngoài nhằm đảm bảo thực hiện đúng tiến độ dự án. Trong trường hợp thiếu vốn đối ứng, các bộ, ngành, địa phương tự chịu trách nhiệm bố trí vốn đối ứng. Đây chính là biểu hiện của việc thực hiện nghiêm kỷ luật ngân sách, nhất là trong giai đoạn kinh tế trong nước đang gặp nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) nâng cao hiệu quả sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức vào ngành thông tin truyền thông (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)