Các chỉ tiêu khái quát về tình hình tài chính

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần truyền thông số 1 (Trang 30 - 36)

6. Kết cấu của luận văn

1.2.5. Các chỉ tiêu khái quát về tình hình tài chính

(1) Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán

+ Khả năng thanh toán tổng quát

Để đánh giá khả năng thanh toán tổng quát của DN, ta sẽ đánh giá đến hệ số thanh toán tổng quát của DN. Chỉ số này cho thấy năng lực thanh toán

của DN trong ngắn hạn và dài hạn. Hệ số thanh toán tổng quát được tính bằng tỷ lệ giữa tổng tài sản và nợ phải trả. Công thức tính như sau:

Hệ số thanh toán tổng quát =

Tổng tài sản Tổng nợ phải trả

Chỉ tiêu này cho biết với tổng số tài sản hiện có, DN có đảm bảo trả được các khoản nợ hay không. Hệ số thanh toán tổng quát thể hiện:

Hệ số thanh toán tổng quát > 2 thì khả năng thanh toán của DN rất tốt, tuy nhiên hiệu quả sử dụng vốn có thể không cao và đòn bẩy tài chính thấp.

1 Hệ số thanh toán tổng quát < 2, phản ánh về cơ bản, DN hoàn toàn đáp ứng được các khoản nợ đến hạn với lượng tổng tài sản hiện hành.

Hệ số thanh toán tổng quát < 1, cho thấy khả năng thanh toán của DN thấp, nếu hệ số thanh toán càng tiến về gần với 0 thì DN sẽ mất dần khả năng thanh toán.

+ Khả năng thanh toán ngắn hạn

Để đánh giá khả năng thanh toán ngắn hạn của DN, ta sẽ đánh giá đến hệ số thanh toán ngắn hạn. Khả năng thanh toán ngắn hạn phản ánh năng lực thanh toán của DN trong ngắn hạn (dưới 1 năm). Hệ số thanh toán ngắn hạn được tính bằng tỷ lệ giữa tổng tài sản ngắn hạn và tổng nợ ngắn hạn. Công thức như sau:

Hệ số thanh toán ngắn hạn =

Tổng tài sản ngắn hạn Tổng nợ ngắn hạn

Chỉ tiêu này cho biết với tổng tài sản ngắn hạn hiện có, DN có đảm bảo trang trải được các khoản nợ ngắn hạn phải trả hay không. Hệ số thanh toán ngắn hạn thấp, đặc biệt < 1 thì cho thấy khả năng trả nợ ngắn hạn yếu, là dấu hiệu báo trước những khó khăn tiềm ẩn về tài chính mà có thể DN sẽ phải đối mặt trong việc trả nợ ngắn hạn. Nếu hệ số thanh toán ngắn hạn càng dần về 0 thì DN càng mất khả năng chi trả, gia tăng nguy cơ phá sản. Nếu hệ số thanh

toán ngắn hạn cao, > 1 thì cho thấy DN có khả năng trả nợ ngắn hạn cao. Hệ số càng cao thì khả năng chi trả càng được đảm bảo, tính thanh khoản ở mức cao.

+ Khả năng thanh toán nhanh

Để đánh giá khả năng thanh toán của DN, ta cũng cần biết được hệ số thanh toán nhanh của DN. Hệ số thanh toán nhanh thể hiện khả năng thanh toán nhanh của một DN. Khả năng thanh toán nhanh cho thấy trình độ huy động các tài sản có khả năng chuyển đổi thành tiền để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Trong hệ số thanh toán nhanh, hàng tồn kho sẽ bị loại bỏ khỏi tài sản ngắn hạn vì hàng tồn kho được coi là tài sản có tính thanh khoản thấp. Công thức tính như sau:

Hệ số thanh toán nhanh =

Tổng tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho Tổng nợ ngắn hạn

Nếu hệ số thanh toán nhanh < 0,5 thì DN các gặp khó khăn trong việc chi trả nợ ngắn hạn, tính thanh khoản thấp. Nếu: 0,5 < hệ số thanh toán nhanh < 1 thì DN có khả năng thanh toán tốt, có tính thanh khoản cao. Nếu hệ số thanh toán nhanh càng lớn và có xu hướng tăng thì khả năng thanh toán nhanh càng tăng và rủi ro tài chính giảm và ngược lại.

+ Hệ số khả năng thanh toán lãi vay

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay cho thấy khả năng thanh toán lãi tiền vay của DN cũng như mức độ rủi ro có thể gặp phải của các chủ nợ. Hệ số khả năng thanh toán lãi vay được tính bằng tỷ lệ giữa LN trước thuế và lãi vay trên lãi vay. Công thức như sau:

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay =

Lợi nhuận trước thuế và lãi vay Lãi vay

Nếu hệ số khả năng thanh toán lãi vay càng cao cho thấy DN đảm bảo được việc thanh toán lãi vay cho các chủ nợ. Hệ số khả năng thanh toán lãi

vay là một trong các chỉ tiêu mà các bên cho vay (ví dụ như ngân hàng) rất quan tâm khi thẩm định mục đích vay vốn của DN. Chỉ số này ảnh hưởng rất lớn đến việc xếp hạng tín dụng, lãi suất vay vốn và phê duyệt quyết định cho vay.

(2) Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu nguồn vốn và tài sản

+ Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu

Hệ số cơ cấu nguồn vốn chủ yếu được thể hiện qua hệ số nợ. Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu là một chỉ số quan trọng đối với nhà quản lý DN, chủ nợ và các nhà đầu tư. Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu được tính bằng cách lấy tổng nợ chia cho giá trị vốn chủ sở hữu. Công thức như sau:

Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu =

Tổng nợ

Giá trị vốn chủ sở hữu

Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu đo lường quy mô của DN, cho thấy trong một đồng vốn chủ sở hữu có bao nhiêu đồng vay nợ. Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu ở trong khoảng từ 0,33 đến 0,82 là hợp lý.

+ Hệ số vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản

Hệ số vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản là chỉ tiêu phản ánh mức độ tài trợ tài sản của DN bằng vốn chủ sở hữu. Hệ số này được tính bằng vốn chủ sở hữu chia cho tổng tài sản. Công thức như sau:

Hệ số vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản = Vốn chủ sở hữu Tổng tài sản

Hệ số vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản phản ánh mức độ độc lập hay phụ thuộc về mặt tài chính của DN đối với các chủ nợ và phản ánh khả năng tự tài trợ cho các HĐKD của mình. Hệ số này càng cao thì càng đảm bảo cho các món nợ cho các chủ nợ, chứng tỏ mức độ độc lập về mặt tài chính của DN cao, rủi ro tài chính thấp và tình hình tài chính của DN lành mạnh. Tuy nhiên,

nếu hệ số này quá cao thì cũng không tốt do DN phải bỏ quá nhiều vốn chủ sở hữu ra để đầu tư. Hệ số này thuộc khoảng từ 0,55 đến 0,7 là hợp lý.

(3) Các chỉ số hoạt động

+ Số vòng quay hàng tồn kho

Số vòng quay hàng tồn kho là chỉ tiêu phản ánh việc kinh doanh của DN trong một kỳ nhất định, hàng tồn kho quay được mấy vòng. Số vòng quay hàng tồn kho được tính bằng tỷ lệ giữa giá vốn hàng bán và hàng tồn kho bình quân. Công thức như sau:

Vòng quay hàng tồn kho =

Giá vốn hàng bán Hàng tồn kho bình quân

(Hàng tồn kho bình quân trong kỳ được tính bằng trung bình cộng của hàng tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ của DN)

Vòng quay hàng tồn kho đo lường hiệu quả quản trị hàng tồn kho của DN. Vòng quay hàng tồn kho càng lớn phản ánh thời hạn tồn kho của hàng hoá càng ngắn, hàng tồn kho luân chuyển nhanh, sản phẩm của DN tiêu thụ nhanh nên khả năng sinh lời lớn, thu hồi vốn nhanh, từ đó giảm rủi ro tài chính. Chỉ tiêu này phụ thuộc và đặc điểm ngành nghề kinh doanh của việc quản lý hàng tồn kho của DN.

+ Số ngày một vòng quay hàng tồn kho

Số ngày một vòng quay hàng tồn kho cho biết số ngày cần thiết để hàng tồn kho quay được một vòng. Số ngày một vòng quay hàng tồn kho được tính bằng 360 chia cho số vòng quay hàng tồn kho. Công thức như sau:

Số ngày một vòng quay hàng tồn kho =

360

Số vòng quay hàng tồn

Số ngày một vòng quay hàng tồn kho càng nhỏ thì càng tốt, thể hiện tốc độ quay vòng của hàng tồn kho càng nhanh và ngược lại.

Số vòng quay các khoản phải thu là chỉ tiêu phản ánh việc kinh doanh của DN trong một kỳ nhất định, các khoản phải thu quay được mấy vòng. Số vòng quay các khoản phải thu được tính bằng tỷ lệ giữa DT thuần và các khoản phải thu bình quân . Công thức như sau:

Vòng quay các khoản phải thu =

Doanh thu thuần

Các khoản phải thu bình quân

(Các khoản phải thu bình quân trong kỳ được tính bằng trung bình cộng của các khoản phải thu đầu kỳ và cuối kỳ của DN).

Vòng quay các khoản phải thu cho biết tốc độ luân chuyển các khoản phải thu và khả năng thu hồi nợ của doanh nghiệp. Vòng quay các khoản phải thu càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu nhanh chóng, kịp thời, vốn của DN không bị chiếm dụng nhiều và không cần đầu tư nhiều vào việc thu hồi các khoản phải thu. Vòng quay các khoản phải thu nhỏ chứng tỏ DN bị chiếm dụng vốn nhiều gây thiếu vốn dẫn đến DN phải đi vay ngoài và phải trả lãi cho số vốn vay. Tuy nhiên, nếu vòng quay các khoản phải thu quá cao cho thấy phương thức bán hàng quá chặt chẽ hay khó khăn cho khách hàng trong việc thanh toán nên kho tiêu thụ được hàng.

+ Số ngày một vòng quay các khoản phải thu

Số ngày một vòng quay các khoản phải thu cho biết số ngày cần thiết để thu được các khoản phải thu. Số ngày một vòng quay các khoản phải thu được tính bằng 360 chia cho số vòng quay các khoản phải thu. Công thức như sau:

Số ngày một vòng quay các khoản phải thu =

360

Số vòng quay các khoản phải thu Số ngày một vòng quay các khoản phải thu càng nhỏ thì càng tốt, thể hiện tốc độ quay vòng của các khoản phải thu càng nhanh và ngược lại.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần truyền thông số 1 (Trang 30 - 36)