6. Kết cấu của luận văn
2.2.5. Phân tích các chỉ tiêu khái quát về tình hình tài chính
Bảng 2. 8: Một số chỉ tiêu tài chính khác của Onecorp giai đoạn 2016 – 2020
STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
1 Hệ số thanh toán tổng quát Lần 1,35 1,35 1,37 1,47 1,25 2 Hệ số thanh toán ngắn hạn Lần 1,34 1,34 1,37 1,47 1,23 3 Hệ số thanh toán nhanh Lần 1,03 0,98 0,92 0,91 0,96 4 Hệ số thanh toán lãi vay Lần 1,01 0,89 1,04 4,78 5,22 5 Hệ số nợ trên vốn chủ sở
hữu Lần 2,85 2,85 2,68 2,12 4,01
6 Hệ số vốn chủ sở hữu trên
tổng tài sản Lần 0,26 0,26 0,27 0,32 0,20 7 Số vòng quay hàng tồn kho Vòng 4,22 4,13 3,00 3,10 5,57 8 Số ngày của vòng quay
hàng tồn kho Vòng 85,40 87,07 119,89 116,02 64,68 9 Số vòng quay nợ phải thu Vòng 2,48 1,74 1,74 2,36 3,03 10 Số ngày của vòng quay nợ
phải thu Ngày 145,19 207,34 206,97 152,43 118,63
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp theo tài liệu tại Onecorp)
(1)Các hệ số thanh toán
+ Hệ số thanh toán tổng quát.
Qua bảng số liệu, ta thấy Hệ số thanh toán tổng quát của Công ty đều lớn hơn 1, cụ thể: Hệ số thanh toán tổng quát từ năm 2016 đến năm 2020 lần lượt là: 1,35 – 1,35 – 1,37 – 1,47 – 1,25. Xét về mặt lý thuyết, điều đó cho thấy Onecorp có thể sử dụng tài sản của mình để thanh toán các khoản nợ
ngắn hạn cũng như dài hạn. Tuy nhiên, xét về thực tế, hệ số trên tương đối thấp đối với DN. Bởi để có thể đảm bảo DN hoạt động bền vững mà không ảnh hưởng bởi áp lực thanh toán thì số này thanh toán tổng quát phải từ 2 trở lên.
Xét sự biến động trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020 thì ta thấy Hệ số thanh toán tổng quát tăng từ năm 2016 đến năm 2019 và giảm vào năm 2020. Cụ thể:
Năm 2017 so với năm 2016 thì Hệ số thanh toán tổng quát vẫn giữ nguyên mức 1,35 lần, năm 2018 so với năm 2017 thì Hệ số thanh toán tổng quát đã tăng lên thành 1,37 lần, năm 2019 so với năm 2018 thì Hệ số thanh toán tổng quát tăng tiếp lên thành 1,47 lần, năm 2020 so với năm 2019 thì Hệ số thanh toán tổng quát giảm xuống còn 1,25 lần. Hệ số thanh toán tổng quát của công ty tăng thể hiện tính thanh khoản của công ty tăng và ngược lại, đây là dấu hiệu khá tốt đối với DN nhưng đến năm 2020 thì lại là dấu hiệu không tốt .
+ Hệ số thanh toán ngắn hạn.
Hệ số thanh toán ngắn hạn của công ty trong giai đoạn 2016 – 2020 tương tự như Hệ số thanh toán tổng quát, tức là đều lớn hơn 1, điều đó cho thấy trong giai đoạn khảo sát, công ty đều có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn của mình, điều này tạo cho DN rất có uy tín đối với đối tác.
+ Hệ số thanh toán nhanh.
Hệ số thanh toán nhanh của DN trong giai đoạn khảo sát này chỉ có năm 2016 là lớn hơn 1, cụ thể là 1,03; còn từ năm 2017 đến năm 2020, hệ số thanh toán nhanh của DN đều nhỏ hơn 1, cụ thể: Năm 2017 là: 0,98, năm 2018 là: 0,92, năm 2019 là: 0,91, năm 2020 là: 0,96. Đây là một dấu hiệu không tốt của công ty bởi nếu khi nào cần vốn nhanh để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn thì DN không đảm bảo được. Xét về sự biến độ thì ta thấy chỉ
tiêu này không có sự biến động nhiều giữa các năm, các con số này đều gần với 1.
Sơ đồ 2. 7: Biểu đồ biểu diễn hệ số thanh toán của Onecorp giai đoạn 2016 – 2020
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp theo tài liệu tại Onecorp)
(2) Hệ số thanh toán lãi vay
Hệ số thanh toán lãi vay của công ty từ năm 2016 đến năm 2020 lần lượt là 1,01 – 0,89 – 1,04 – 4,78 – 5,22. Hệ số thanh toán lãi vay của Công ty năm 2017 nhỏ hơn 1, điều này cho thấy năm này, công ty gặp khó khăn trong việc thanh toán các khoản lãi vay cho ngân hàng và các tổ chức tín dụng, hơn nữa năm 2017 công ty phải trả lãi cho các khoản vay ngắn hạn ngân hàng phát sinh trong cuối năm 2016. Các năm còn lại trong kỳ khảo sát đều có hệ số thanh toán lãi vay lớn hơn 1, điều này cho thấy công ty hoàn toàn có khả năng thanh toán các khoản lãi vay cho ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác.
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Hệ số thanh toán tổng quát 1.35 1.35 1.37 1.47 1.25 Hệ số thanh toán ngắn hạn 1.34 1.34 1.37 1.47 1.23 Hệ số thanh toán nhanh 1.03 0.98 0.92 0.91 0.96 0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 1.6
(3) Hệ số nợ trên vốn sở hữu
Hệ số nợ trên vốn sở hữu giảm liên tục từ năm 2016 đến năm 2019 và tăng vào năm 2020. Hệ số này dùng để so sánh mối quan hệ tương quan giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của DN. Năm 2016 và 2017, hệ số nợ trên vốn sở hữu bằng nhau là 2.85, năm 2018 giảm xuống còn 2.68, năm 2019 giảm tiếp còn 2.12 và năm 2020 tăng lên 4.01 – cao nhất trong 5 năm khảo sát.
(4) Hệ số vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản
Đây là chỉ tiêu phản ánh mức độ độc lập về mặt tài chính. Số liệu cho thấy khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính hay nói cách khác là mức độ độc lập về mặt tài chính của DN là rất thấp. Năm 2016 và năm 2017, trong tổng tài sản của DN, nguồn vốn chủ sở hữu chỉ chiếm 26%, năm 2018, tăng lên 27%, sang năm 2019 tăng lên thành 32% và năm 2020, giảm xuống còn 20%. Như vậy, mức độ của Hệ số vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản qua các năm cho thấy mức độ độc lập về tài chính của DN ngày một tăng nhẹ và chỉ giảm vào năm 2020.
(5) Các chỉ tiêu hoạt động
+ Số vòng quay hàng tồn kho và số ngày của vòng quay hàng tồn kho. Do đặc thù là DN thương mại kinh doanh trong lĩnh vực CNTT nên số vòng quay hàng tồn kho tương đối thấp. Số vòng quay của hàng tồn kho giảm từ năm 2016 đến năm 2018 kéo theo số ngày của một vòng quay hàng tồn kho tăng lên. Ngược lại, năm 2019 và năm 2020, số vòng quay của hàng tồn kho tăng lên làm cho số ngày của một vòng quay hàng tồn kho giảm xuống. Cụ thể: số vòng quay hàng tồn kho năm 2016 là 4,22 vòng/năm, số ngày một vòng quay hàng tồn kho là 85,40 ngày/vòng. Năm 2017, số vòng quay hàng tồn kho giảm xuống còn 4,13 vòng/năm và số ngày một vòng quay hàng tồn kho là 87,07 ngày/vòng. Năm 2018, số vòng quay hàng tồn kho giảm xuống còn 3 vòng/năm và số ngày một vòng quay hàng tồn kho tăng lên 119,89
ngày/vòng. Năm 2019, số vòng quay hàng tồn kho tăng lên 3,10 vòng/năm và số ngày một vòng quay hàng tồn kho giảm xuống 116,02 ngày/vòng. Năm 2020 có số vòng quay hàng tồn kho cao nhất là 5,57 vòng/năm và số ngày một vòng quay hàng tồn kho là 64,68 ngày/vòng. Trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2018, hàng tồn kho tăng đã làm cho số vòng quay hàng tồn kho giảm khiến cho khả năng luân chuyển hàng tồn kho giảm, từ đó gây ra hiện tượng ứ đọng vốn, giảm HQKD của DN. Tuy nhiên, năm 2019 và năm 2020, hiện tượng ứ đọng hàng tồn kho đã được khắc phục, đây là dấu hiệu tốt cho DN trong năm tiếp theo.
+ Số vòng quay nợ phải thu và số ngày của vòng quay nợ phải thu. Số vòng quay nợ phải thu cũng có biến động tương tự số vòng quay hàng tồn kho, cụ thể: giảm từ năm 2016 đến năm 2018 kéo theo số ngày của một vòng quay nợ phải thu tăng lên. Năm 2017 và năm 2018 số vòng quay nợ phải thu là 1,74 vòng/năm, cho thấy khả năng thu hồi vốn của DN là không hiệu quả. DN vị khách hàng chiếm dụng vốn nhiều trong khi DN thiếu vốn nên phải đi vay bên ngoài, điều này làm cho HQKD của DN giảm xuống. Năm 2019 và năm 2020, số vòng quay nợ phải thu tăng lên lần lượt là 2,36 vòng/năm và 3,03 vòng/năm, số ngày một vòng quay nợ phải thu lần lượt là 152,43 ngày/vòng và 118,63 ngày/vòng. Điều đó cho thấy khả năng thu hồi vốn của DN đã tốt lên, đây là dấu hiệu tốt trong việc thu hồi vốn của DN. Đặc thù của Onecorp là DN chuyên thực hiện các dự án triển khai lắp đặt hệ thống CNTT cho các Bộ, Ban, Ngành, Ngân hàng,… vì vậy tiến độ thanh toán của các chủ đầu tư này tương đối chậm, ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thu hồi vốn của DN.