Nhóm các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần truyền thông số 1 (Trang 38 - 45)

6. Kết cấu của luận văn

1.3.2. Nhóm các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

Nhóm các nhân tố bên ngoài DN tác động gián tiếp đến HQKD của DN. Đó là những nhân tố liên quan đến môi trường kinh tế - xã hội mà DN đang tiến hành SXKD.

Theo Giáo trình Quản trị kinh doanh tổng hợp trong các DN của GS.TS. Ngô Đình Giao, NXB Khoa học & kỹ thuật, Hà Nội năm 1997, “Môi trường pháp lý bao gồm luật, văn bản dưới luật, quy trình, quy phạm kỹ thuật sản xuất,… Tất cả các quy phạm kỹ thuật SXKD đều tác động trực tiếp đến hiệu quả và kết quả hoạt động SXKD của DN”. Đó là những quy định của nhà nước về các thủ tục liên quan đến phạm vi HĐKD của DN, đòi hỏi DN khi tham gia vào môi trường cần phải tìm hiểu, nghiên cứu và chấp hành đúng những quy định đó.

Môi trường chính trị - pháp luật tác động mạnh mẽ đến HĐKD của DN. Sự ổn định của chế độ chính trị sẽ góp phần tạo ra cho DN sự phát triển một cách bền vững và dài hạn. Việc thiếu đi sự ổn định trong chính trị thì các DN có thể bị ảnh hưởng một cách nghiêm trọng, DN này có thể hưởng lợi nhưng DN khác lại bị kìm hãm sự phát triển. Hệ thống các văn bản pháp luật đã được hoàn thiện ảnh hưởng đến việc hoạch định và thực hiện chiến lược kinh doanh của DN. Luật cạnh tranh, chống độc quyền tạo sự bình đẳng cho mọi loại hình kinh doanh, các DN có quyền và nghĩa vụ như nhau trong HĐKD. Trong nền kinh tế thị trường mở cửa hội nhập như hiện nay, cạnh tranh để tồn tại, không thể tránh khỏi những DN lớn thâu tóm DN nhỏ và việc độc quyền một số sản phẩm, Nhà nước sẽ đứng ra để bảo vệ quyền lợi cho tất cả các DN để nền kinh tế được phát triển hơn. Các chính sách thuế điều tiết chu kỳ kinh doanh, đảm bảo cho nền kinh tế phát triển ổn định, bền vững thông qua việc khuyến khích DN đầu tư và hoạt động SXKD. Ngoài ra, các DN kinh doanh xuất nhập khẩu còn bị ảnh hưởng bởi các chính sách thương mại quốc tế, các quy tắc trong thương mại quốc tế. Nói tóm lại, môi trường chính trị - pháp luật ảnh hưởng rất lớn đến HQKD của các DN bằng cách tác động đến DN thông qua hệ thống công vụ luật pháp. Nếu mọi DN đều tuân thủ pháp luật thì hiệu quả của toàn xã hội sẽ lớn hơn, ngược lại, nếu nhiều DN có hành vi bất

chính, sản xuất hàng giả ảnh hưởng đến người tiêu dùng, trốn thuế, gian lận thương mại, vi phạm quy định về bảo vệ môi trường sẽ làm cho nền kinh tế ngày càng thụt lùi.

+ Môi trường kinh tế

Môi trường kinh tế là nhân tố bên ngoài tác động lớn đến HQKD của DN. Theo Giáo trình Quản trị kinh doanh tổng hợp trong các DN của GS. TS Ngô Đình Giao, NXB Khoa học & kỹ thuật, Hà Nội năm 1997: Tăng trưởng kinh tế quốc dân, chính sách kinh tế của Chính phủ, tốc độ tăng trưởng, chất lượng của sự tăng trưởng hàng năm của nền kinh tế, tỷ lệ lạm phát, thất nghiệp, cán cân thương mại,… luôn là các nhân tố tác động trực tiếp đến các quyết định cung cầu và từ đó tác động trực tiếp đến kết quả và HQKD của từng DN. Khi xem xét môi trường kinh tế, các yếu tố của môi trường kinh tế cần đánh giá là chính sách tài khoá, chính sách tiền tệ, lãi suất, chu kỳ kinh tế, tỷ giá hối đoái, mức độ tăng trưởng và lạm phát. Đây là những yếu tố có tầm ảnh hưởng rất lớn tới HĐKD và cách đưa ra những quyết định của DN.

Lãi suất là một phần có tác động rất nhiều đến chi phí vốn của DN và có ảnh hưởng đến chiến lược với mục đích mở rộng, phát triển DN. Tỷ giá hối đoái thì có 1 số tác động đến nguồn cung, chi phí của hàng hoá xuất khẩu và giá của hàng hoá nhập khẩu. Trong khi, lạm phát lại có ảnh hưởng đến tiền lương, lãi suất và DN phải điều chỉnh giá bán sản phẩm, giảm chi phí và từ đó làm cho khoản nợ dài hạn tăng lên. GDP tăng trưởng từ đó mở ra nhiều cơ hội cho DN ngày càng phát triển, có triển vọng kinh tế trong tương lai.

+ Các yếu tố về văn hoá – xã hội

Các yếu tố về văn hoá – xã hội tác động khá lớn đến sở thích, thói quen tiêu dùng và cách thức ứng xử, sở thích do mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ có những giá trị văn hoá và yếu tố xã hội khác nhau. Yếu tố văn hoá xã hội cũng là một phần góp phần hình thành văn hoá bên trong của DN và tác động đến

việc DN giao tiếp với các chủ thể bên ngoài. Ngoài ra các yếu tố về văn hoá xã hội có ảnh hưởng không nhỏ đến tổng cầu về sản phẩm và dịch vụ, cách DN đáp ứng lại nhu cầu của người tiêu dùng. Khi phân tích sự ảnh hưởng của các yếu tố văn hoá – xã hội đến DN, cần xem xét:

- Tăng trưởng dân số;

- Cơ cấu độ tuổi, tuổi thọ trung bình; - Di dân và nguồn lao động;

- Bình đẳng giới;

- Thu nhập trung bình, phân phối thu nhập; - Trình trạng sức khoẻ, chế độ dinh dưỡng; - Trình độ học vấn chung;

- An sinh xã hội.

Đây là những nhân tố quan trọng quyết định mức độ chất lượng, số lượng, chủng loại,… của hàng hoá. DN cần nghiên cứu, đánh giá và đáp ứng sức mua, thói quen tiêu dùng của người dân.

+ Yếu tố công nghệ

Công nghệ tạo ra các vật liệu mới và vật liệu thay thế, sản phẩm mới có tính năng tác dụng tốt hơn nhưng chi phí thấp hơn và chất lượng tốt hơn. DN sẽ có thêm đối thủ cạnh tranh do công nghệ tạo ra hàng hoá, dịch vụ thay thế.

Khi xem xét môi trường công nghệ, cần chú ý: chính sách để phát triển khoa học – công nghệ hiện nay thể hiện sự quan tâm của Chính phủ cho nghiên cứu; vòng đời của công nghệ; chi phí sử dụng và mức tiêu hao năng lượng; sự phát triển của thông tin, liên lạc; nghiên cứu phát triển, tự động hoá; sự phát triển công nghệ kỹ thuật hiện đại của toàn ngành và các sáng chế, phát minh, sự độc quyền công nghệ,…

Nếu tốc độ phát triển công nghệ khiến cho các sáng chế, phát minh được tạo ra ngày càng nhiều và ứng dụng nhiều hơn thì cũng khiến cho công

nghệ của DN bị lỗi thời, năng suất thấp. Vì vậy, DN cần quan tâm, chú ý những thông tin về công nghệ để áp dụng kịp thời những công nghệ mới nhất để giảm thiểu chi phí, gia tăng năng suất lao động.

+ Môi trường tự nhiên

Môi trường tự nhiên tạo nên thị trường cung ứng yếu tố đầu vào cho DN cũng như ảnh hưởng lớn đến thu nhập, việc làm và sự phân bố dân cư. Từ đó, nso tác động đến sức mua, khả năng tiêu thụ, khả năng bán hàng và chiến lược phát triển của DN. Các yếu tố môi trường tự nhiên cần xem xét: tài nguyên thiên nhiên; đất đai, khí hậu; thời tiết và ô nhiễm môi trường.

+ Môi trường quốc tế và yếu tố hội nhập

Trong xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế như hiện này thì môi trường quốc tế tạo cơ hội cho DN và ảnh hưởng rất lớn đến kết quả HĐKD của DN. Môi trường quốc tế ổn định, không có biến động về chính trị, không có khủng bố, bạo động, khủng hoảng,… là cơ sở để các DN dễ dàng trao đổi thương mại, hợp tác kinh doanh, nâng cao HQKD.

Yếu tố hội nhập tạo ra sức ép cạnh tranh từ các đối thủ từ nhiều quốc gia, nhiều khu vực khác nhau trên thế giới. Vì vậy, các DN cần phải điều chỉnh chiến lược kinh doanh phù hợp. Hội nhập làm cho các DN tiếp cận được với nhiều đối tác, khách hàng ở cách xa khu vực địa lý, mở rộng quan hệ hợp tác, mở rộng đầu ra và đầu vào.

+ Đối thủ cạnh tranh

Hiện tại, trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh để tồn tại thì bất cứ ngành nghề nào cũng sẽ bị cạnh tranh trong nội bộ ngành. Đối thủ cạnh tranh chia làm 2 loại: đối thủ cạnh tranh hiện tai và đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn.

Đánh giá đối thủ cạnh tranh hiện tại cần chú ý đến cường độ cạnh tranh trong ngành và đánh giá đối thủ cạnh tranh. Ta cần đi phân tích, đánh giá: số lượng đối thủ cạnh tranh, nhận biết đối thủ cạnh tranh trực tiếp; đánh giá sự

khác biệt giữa các đối thủ; đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ và dự kiến phản ứng của đối thủ. Các đối thủ cạnh tranh hiện tại thường bắt chước các lợi thế cạnh tranh hoặc tìm những lợi thế cạnh tranh khác, vì vậy, DN cần phải theo đuổi các lợi thế vượt trội hơn và không được để lộ lợi thế cạnh tranh.

Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là những DN hiện không cạnh tranh trong ngành nhưng khả năng gia nhập ngành và trở thành đối thủ cạnh tranh trong tương lai rất lớn. Những đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn này nếu gia nhập ngành sẽ làm tăng tính cạnh tranh của ngành rất cao vì họ sở hữu những công nghệ mới, sản phẩm dịch vụ có chất lượng tốt hơn, có tài chính mạnh.

+ Nhà cung cấp

Các nhà cung cấp đóng vai trò rất quan trọng trong HĐKD của DN, đảm bảo DN hoạt động ổn định, theo đúng mục tiêu đã đặt ra. Nhà cung cấp có thể tạo sức ép cho DN nếu có quá ít nhà cung cấp; chi phí chuyển nhà cung cấp khác cao; sản phẩm khan hiếm, ít có khả năng thay thế và nhà cung cấp có thể sáp nhập dọc chuyển thành đối thủ cạnh tranh.

+ Khách hàng

Khách hàng là yếu tố quan trọng mà bất kỳ DN nào cũng phải xem xét, đánh giá. Khách hàng luôn tạo ra sức ép cho DN, đòi jori giá thành thấp hơn nhưng chất lượng sản phẩm, dịch vụ phải tốt hơn vì chi phí chuyển đổi của người mua thấp; số lượng khách hàng ít trong khi có quá nhiều đối thủ cạnh tranh; nguy cơ sáp nhập dọc trở thành đối thủ cạnh tranh; người mua tạo uy tín cho DN và số lượng, chất lượng thông tin cho người mua tăng lên.

+ Sản phẩm, dịch vụ thay thế

Sản phẩm, dịch vụ thay thế chính là các sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu tương tự mà ngành DN đang cung cấp. Nguy cơ của sự thay thế xuất hiện khi nhu cầu về một sản phẩm, dịch vụ bị tác động vì giá cả của sản phẩm thay

thế. Các sản phẩm thay thế có thể tạo ra giới hạn khả năng sinh lời và khả năng đặt giá cao cho DN. Sự thay thế càng đơn giản thì càng nhiều sản phẩm thay thế được tạo ra, khách hàng càng có nhiều sự lựa chọn. Vì vậy, sản phẩm thay thế tác động vào ngành kinh doanh thông qua cạnh tranh về giá cả vì sản phẩm thay thế luôn có giá hấp dẫn, chi phí chuyển đổi sản phẩm thấp và sản phẩm thay thế có chức năng tương đương hoặc tốt hơn. Khi áp lực từ các sản phẩm thay thế tăng cao thì HQKD của DN cũng bị tác động xấu và ngược lại.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG SỐ 1

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần truyền thông số 1 (Trang 38 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)