6. Kết cấu của luận văn
2.2.4. Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động
Bảng 2. 6: Cơ cấu lao động Onecorp giai đoạn 2016 – 2020
Chi tiêu 2016 2017 2018 2019 2020 Số lƣợng % Số lƣợng % Số lƣợng % Số lƣợng % Số lƣợng % Tổng số lao động: 94 87 98 87 79 1. Theo trình độ: Trên đại học 9 9,57 9 9,57 9 9,57 9 9,57 9 9,57 Đại học 57 60,64 53 56,38 64 68,09 56 59,57 50 53,19 Cao đẳng - Trung cấp 28 29,79 25 26,60 25 26,60 22 23,40 20 21,28 2. Theo giới tính: Nam 38 40,43 40 45,98 40 40,82 40 45,98 39 49,37 Nữ 56 59,57 47 54,02 58 59,18 47 54,02 40 50,63 3. Theo tính chất lao động: Trực tiếp 90 95,74 83 95,40 94 95,92 83 95,40 75 94,94 Gián tiếp 4 4,26 4 4,60 4 4,08 4 4,60 4 5,06
Bảng 2. 7: Các chỉ số về hiệu quả sử dụng lao động của Onecorp giai đoạn 2016 – 2020
Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm
2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 17/16 18/17 19/18 20/19 1. DT thuần Triệu đồng 568.893 436.013 381.717 385.693 634.970 -23,36 -12,45 1,04 64,63
2. LN sau thuế Triệu đồng 9.641 7.934 5.929 4.069 6.046 -17,71 -25,27 -31,37 48,59 3. Tổng số lao động Lao động 94 87 98 87 79 -7,45% 12,64% -11,22% -9,20% 4. Tỷ suất sinh lời
của lao động (4=2/3) Triệu đồng/ Lao động 102,56 91,20 60,50 46,77 76,53 -11,08 -33,66 -22,69 63,63 5. Sức sản xuất lao
động (5=1/3)
Triệu đồng/
Lao động 6.052,05 5.011,64 3.895,07 4.433,25 8.037,59 82,81% 77,72% 113,82% 181,30%
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp theo tài liệu tại Onecorp)
Qua phân tích bảng số liệu 2.7 trên có thể thấy tổng số lao động tăng giảm không đồng đều qua các năm, cụ thể: Năm 2016, tổng số lao động là 94 lao động, năm 2017, tổng số lao động là 87 lao động. Số lao động của công ty năm 2017 giảm 7,45% so với năm 2016. Năm 2018, số lao động của công ty tăng 12,64% từ 87 lao động vào năm 2017 lên thành 98 lao động vào năm 2018. Tuy nhiên, trong giai đoạn năm 2019 và năm 2020, tổng số lao động lại giảm, năm 2019, tổng số lao động là 87 lao động và năm 2020, tổng số lao động chỉ còn 79 lao động. Do Onecorp hoạt động trong lĩnh vực CNTT nên
số lao động có trình độ đại học và trên đại học luôn chiếm tỷ lệ lớn, trình độ cao đẳng – trung cấp chỉ chiếm khoảng từ 21,28% đến 29,79%. Số lao động nữ luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn lao đồng nam trong các năm của kỳ khảo sát. So sánh giữa số lao động gián tiếp với số lao động trực tiếp thì ta thấy tỷ lệ lao động trực tiếp luôn lớn hơn lao động gián tiếp.
Tỷ suất sinh lời của lao động.
Tỷ suất sinh lời của lao động cao nhất là năm 2016 với 102,56 triệu đồng/lao động và con số này giảm đều qua các năm từ 2016 đến 2019. Tỷ suất sinh lời của năm 2017 giảm còn 91,20 triệu đồng/lao động, năm 2018 là 60,50 triệu đồng/lao động và năm 2019 là 46,77 triệu đồng/lao động. Tuy nhiên, đến năm 2020, tỷ suất sinh lời của lao động tăng lên 76,53 triệu đồng/lao động. Đây là một dấu hiệu khá tốt đối với DN.
Sức sản xuất của lao động.
Sức sản xuất của lao động sụt giảm đáng kể ở giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2018. Sức sản xuất của lao động năm 2016 là 6.052,05 triệu đồng/lao động nhưng đến năm 2017 giảm xuống còn 5.011,64 triệu đồng/lao động. Như vậy, so sánh sức lao động giữa năm 2017 với năm 2016 thì sức lao động của DN đã giảm 1.040,41 triệu đồng/lao động. Sang đến năm 2018 thì sức lao động của công ty tiếp tục giảm, giảm xuống còn 3.895,07 triệu đồng/lao động, tức là giảm 1.116,57 triệu đồng/lao động so với năm 2017. Ngược với xu hướng trên, sức lao động của năm 2019 đã tăng lên thành 4.433,25 triệu đồng/lao động. Và con số này của năm 2020 là 8.037,59 triệu đồng/lao động, tức là tăng 81,30% so với năm 2019. Như vậy, sức sản xuất của lao động năm 2020 đã tăng, kết quả này được xem là xu hướng tích cực của DN vì năng suất lao động của DN đã tăng lên, điều đó đồng nghĩa với việc hiệu quả hoạt động của DN sẽ tăng.