Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý sử dụng đất lâm nghiệp

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản lý sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện diễn châu, tỉnh nghệ an (Trang 28 - 35)

4. Phương pháp nghiên

1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý sử dụng đất lâm nghiệp

21

Nhóm các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến việc quản lý sử dụng đất lâm nghiệp: vị trí địa lý, địa hình, khí hậu thủy văn, đất đai thổ nhưỡng …

Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến gió mùa mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với nhiệt, ẩm dồi dào, thuận lợi cho thảm thực vật rừng phát triển đa dạng và phong phú. Cho nên hình thành diện tích rừng rộng lớn, bao gồm nhiều loại rừng như rừng cây lá rộng thường xanh, rừng nửa rụng lá, rừng rụng lá, rừng trên núi đá vôi, rừng hỗn giao lá rộng và lá kim, rừng lá kim, rừng tre nứa, rừng ngập mặn, rừng tràm, rừng ngập nước ngọt… do đó công tác quản lý rừng trên phần đất quy định của Nhà nước đặt ra nhiều yêu cầu để bảo vệ và phát triển vốn rừng phục vụ cho các mục tiêu khác nhau, đặc biệt là nhóm rừng đặc dụng và rừng phòng hộ như thống kê, đo đạc, rà soát… diện tích rừng và đất rừng.

Với địa hình đồi núi đã tạo không ít khó khăn cho các cán bộ quản lý trong việc đi lại, quản lý và chăm sóc cây rừng, không đi sâu đi sát được tất cả diện tích đất quản lý, nhất là địa bàn vùng sâu, vùng xa, cho nên một số đối tượng đã lợi dụng điều đó để khai thác gỗ lậu trái phép. Các hiện tượng thời tiết bất thường như hạn hán, gió Tây khô nóng gây ra nạn cháy rừng, ảnh hưởng đến những cánh rừng mới trồng hay một số vùng núi cao do mưa nhiều, có lũ quét, lũ ống… làm sạt lở đất ảnh hưởng tới một phần diện tích rừng. Những hiện tượng trên không thể tránh khỏi nên yêu cầu đặt ra cho các cán bộ quản lý phải đưa ra các giải pháp phòng ngừa, hạn chế tổn thất đến mức thấp nhất đặc biệt là nạn cháy rừng rất dễ xảy ra vào mùa khô nóng. Nước ta có đất feralit rất phổ biến, ngoài ra còn có đất nâu đỏ, đất đen, đất xám chủ yếu được sử dụng để trồng và phát triển rừng. Chất lượng đất tốt, đa dạng về chủng loại tạo điều kiện phát triển nhiều cây rừng. Bên cạnh đó, đặt ra việc quy hoạch sử dụng các loại đất phù hợp để sử dụng hợp lý, hiệu quả, tránh chuyển đổi mục đích sử dụng trái phép phá vỡ quy hoạch.

Tóm lại, điều kiện tự nhiên của nước ta mang lại những thuận lợi và không ít khó khăn trong công tác quản lý sử dụng đất lâm nghiệp. Điều quan trọng là tận dụng được lợi thế và khắc phục các hạn chế để quản lý hiệu quả.

22

1.1.5.2. Nhân tố kinh tế

Cơ chế khuyến khích kinh tế có thể đóng vai trò quan trọng khuyến khích các hoạt động hợp pháp trong lĩnh vực lâm nghiệp. Tuy nhiên, mặt khác những cơ chế khuyến khích kinh tế mạnh cũng có thể dẫn đến các hoạt động bất hợp pháp.

Lợi ích trực tiếp từ tài nguyên rừng là một cơ chế khuyến khích quan trọng đối với chủ rừng, kể cả hình thức chủ rừng là cá nhân và tập thể để thực hiện các hoạt động hợp pháp. Luật Bảo vệ và Phát triển rừng và Luật Đất đai cho phép những người sử dụng rừng và đất theo quy định của pháp luật được hưởng lợi ích lâu dài từ tài nguyên rừng được giao. Cơ chế chia sẻ lợi ích chính thức được xác định trong Quyết định 178.

Hình 1.1: Sơ đồ phân tích cơ chế hưởng lợi từ Quyết định 178

(Nguồn: Bảo Huy, Phillips Roth (RDDL/GFA/GTZ), 2006)

Tuy nhiên, do thiếu tính rõ ràng, phương thức tính toán lợi ích áp dụng cho các chủ rừng cụ thể rất phức tạp và khó có thể giám sát trong quá trình phân chia lợi ích. Vì vậy, quá trình áp dụng thực tế cơ chế này tại cấp hiện trường rất chậm. Mặt khác, việc sắp xếp chia sẻ lợi ích theo truyền thống lại không được luật pháp công nhận và có thể bị coi là bất hợp pháp. Ví dụ, luật tục cho phép khai thác gỗ để làm nhà khi có giấy phép của cộng đồng nhưng theo hệ thống luật pháp hiện hành thì người dân phải có giấy phép khai thác do cơ quan chức năng ở địa phương cấp,

23

nếu không thì hành động khai thác gỗ được coi là trái phép. Những người có địa vị trong cộng đồng thường chi phối quá trình ra quyết định theo luật tục và thường đưa ra kế hoạch phân bổ lợi ích rừng phục vụ cho mối quan tâm của họ.

Bên cạnh đó, cơ chế khuyến khích kinh tế mạnh đi cùng với tính tự giác, ý thức kỷ luật cá nhân kém của một số công chức nhà nước là cơ sở để họ lợi dụng chức quyền, cản trở các hoạt động lâm nghiệp hợp pháp và khuyến khích các hoạt động bất hợp pháp. Các hoạt động được ghi chép lại thường xuyên bao gồm thu phí trái phép không theo quy định để phê duyệt kế hoạch khai thác hoặc vận chuyển hợp pháp, hoặc cấp giấy cho khai thác gỗ và hoạt động lâm nghiệp trái phép. Trong nhiều trường hợp, cán bộ địa phương, bao gồm cả đội ngũ cán bộ thuộc hệ thống sản xuất (lâm trường) và trong hệ thống QLNN (như Cục Lâm nghiệp và Cục Kiểm Lâm) cũng tham gia hoặc dính lứu đến các hoạt động bất hợp pháp.

Cho nên,cơ chế khuyến khích kinh tế cần được tính toán thận trọng, cũng như các giải pháp để thực thi nó, ngăn chặn các hành vi bất hợp pháp.

1.1.5.3. Nhân tố chính sách, pháp luật

Nhằm quản lý sử dụng đất đai có hiệu quả, trong những năm gần đây Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật và dưới luật có liên quan đến quản lý sử dụng đất đai. Trong đó quan trọng nhất phải kể đến văn bản sau:

- Nghị định 01/CP ngày 4 tháng 1 năm 1995 về việc giao khoán đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản trong các doanh nghiệp Nhà nước.

- Nghị định 02/CP ngày 15 tháng 1 năm 1994 của chính phủ về việc giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp.

- Nghị định 163/1999 của CP ngày 16 tháng 11 năm 1999 về việc giao khoán, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp.

24

lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp.

- Luật bảo vệ và phát triển rừng 2004. - Luật đất đai 2013.

Bên cạnh đó, khuôn khổ pháp luật hiện hành thay đổi quá nhanh chóng nên chỉ một số ít người dân hiểu được yêu cầu của luật pháp do vậy gây bối rối cho người dân ở cấp thực thi.

Hệ thống luật pháp thiếu các chỉ số thích hợp và cơ chế để huy động người dân tham gia vào giám sát việc tuân thủ luật pháp. Các quy định về giám sát và thực hiện luật lỏng lẻo dường như khuyến khích tình trạng lách luật, lạm dụng luật. Thiếu cơ chế phạt áp dụng đối với các hoạt động gây thiệt hại về kinh tế trong quá trình thực hiện các quy định và luật hiện thời cũng khuyến khích sự gia tăng của các hoạt động bất hợp pháp.

Một vấn đề khác là sự thiếu thừa nhận luật tục đã làm cho người dân không tích cực tham gia giám sát thừa hành pháp luật. Sự bất cập giữa hai hệ thống luật pháp và luật tục tạo ra mối đe dọa tiềm tàng đối với các hoạt động bất hợp pháp khi luật pháp không thừa nhận các quy tắc truyền thống được người dân tôn trọng qua nhiều thế hệ.

Trên thực tế, người dân địa phương tuân thủ luật tục lại vi phạm luật pháp và vì vậy các hoạt động của họ bị coi là bất hợp pháp. Khi người dân mất lòng tin vào quyền hưởng dụng đất đai theo luật tục và quan niệm tài nguyên rừng là tài sản của nhà nước, họ không còn cảm thấy có nghĩa vụ quản lý tài sản đó một cách hợp pháp và bền vững. Thay vào đó, họ cố gắng tận dụng mọi cơ hội có được để tiếp cận tài nguyên rừng vì các lợi ích của mình.

1.1.5.4. Nhân tố xã hội

Nhận thức của người dân về vai trò của rừng, đất rừng cũng như công tác bảo vệ rừng và đất rừng ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý sử dụng đất lâm nghiệp. Bởi lẽ người dân sẵn sàng chặt phá rừng chỉ để phục vụ lợi ích bản thân

25

mình, khi mà nguồn thu nhập chính chủ yếu dựa vào rừng, đặc biệt với các vùng còn khó khăn, vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số.

Các chương trình lâm nghiệp cộng đồng đã gắn liền việc tăng thu nhập cho người dân địa phương với các mục đích về môi trường hay bảo vệ rừng. Đây thường là bước đầu tiên để đưa người dân địa phương vào lĩnh vực quản lý lâm nghiệp. Trong một chừng mực nhất định, các hợp đồng khoán bảo vệ ở Việt Nam là một ví dụ về sự thành công. Người dân địa phương, đặc biệt là các nhóm hộ, trực tiếp tham gia vào bảo vệ những khu rừng được giao. Họ được hưởng những lợi ích từ lâm sản ngoài gỗ (rất hạn chế) và nhận một khoản tiền (khá lớn) từ các hoạt động bảo vệ. Một nghiên cứu về mối quan hệ giữa giảm nghèo và ngành rừng ở Việt Nam đã chỉ ra ba quan hệ chính được miêu tả ngắn gọn như sau:

- Đó là những mối quan hệ nhân quả quan trọng giữa sự biến đổi sinh kế nông thôn và những thay đổi mạnh mẽ về độ che phủ rừng bởi hai yếu tố này xuất hiện trên cùng vị trí địa lý và cùng thời gian.

- Đời sống của người nghèo ở các vùng sâu vùng xa ở nông thôn phụ thuộc khá nhiều vào nguồn hàng hóa và dịch vụ môi trường từ các rừng tự nhiên.

- Mặc dù vẫn phụ thuộc vào rừng, một số người dân nông thôn vẫn có lợi ích lớn từ việc mất rừng thông qua việc chuyển đổi đất rừng thành đất nông nghiệp, khai thác và bán gỗ cũng như các sản phầm từ rừng khác lấy tiền làm vốn.

Vậy để quản lý tốt rừng thì cũng cần tìm ra các giải pháp giảm nghèo hay cải thiện sinh kế cho người dân sống gần rừng như tạo việc làm, tạo điều kiện cho người dân được hưởng lợi từ rừng như gỗ, lâm sản ngoài gỗ và các dịch vụ môi trường (khôi phục độ màu mỡ cho đất, duy trì lượng nước và bảo vệ chất lượng nước…), tránh việc chuyển đổi rừng sang sản xuất nông nghiệp.

26

Hình 1.2: Mô hình tứ diện về đời sống con người và độ che phủ rừng

Chất lượng của độ che phủ rừng

+ -

Đời sống con người

+ Được – Được Được – Mất - Mất – Được Mất – Mất

(Nguồn: Sunderlin (2003))

Mô hình này được áp dụng cho những người sống trong rừng và gần rừng, bao gồm những khái niệm sau:

- “Được - Được” nghĩa là giảm nghèo và bảo vệ môi trường được thừa nhận là luôn đi đôi với nhau.

- “Được - Mất” nghĩa là thành công trong công tác giảm nghèo gây ra suy giảm rừng và đa dạng sinh học.

- “Mất - Được” nghĩa là an toàn sinh kế của người dân không còn nữa vì họ không được phép sống gần rừng.

- “Mất - Mất” nghĩa là cả người dân địa phương và môi trường bị thua thiệt.

1.1.5.5. Nhân tố khoa học và công nghệ

Việc tăng cường công tác nghiên cứu khoa học đặc biệt là các nghiên cứu chuyên sâu về các trạng thái rừng, các kiểu rừng, các loài cây có giá trị kinh tế cao, cây đa tác dụng… tạo cơ sở cho các nhà quản lý, nhà hoạch định chính sách có cơ sở khoa học vững chắc giúp quản lý hiệu quả và nâng cao giá trị sản phẩm từ rừng.

Tăng cường quản lý chất lượng về giống song song với việc đầu tư chiều sâu cho nghiên cứu thử nghiệm giống mới, giống tốt sinh trưởng nhanh đáp ứng được mục tiêu trồng rừng; xây dựng chương trình chọn giống có định hướng cho các loài cây chủ yếu, có giá trị kinh tế cao phục vụ cho chương trình trồng rừng nguyên liệu giấy tập trung giúp tạo ra các cánh rừng trồng phát triển tốt, đem lại hiệu quả cao.

27

Xây dựng mô hình nông lâm kết hợp, mô hình canh tác trên đất dốc để chuyển giao kỹ thuật canh tác bền vững tới các hộ tham gia sản xuất lâm nghiệp. Chuyển giao và ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất lâm nghiệp. Đặc biệt áp dụng công nghệ mô tế bào vào sản xuất cây con đối với một số loài cây vừa cho hiệu quả kinh tế, phát huy chức năng phòng hộ và làm đẹp cảnh quan. Từng bước thực hiện quản lý sản xuất theo các tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững và tiến tới được cấp chứng chỉ rừng bền vững (FSC) tạo điều kiện thuận lợi cạnh tranh hàng gỗ xuất khẩu.

Tóm lại, yếu tố khoa học công nghệ ngày càng được chú trọng, có vai trò to lớn giúp cho việc quản lý có cơ sở khoa học để tiến hành cũng như mang lại năng suất hiệu quả đất cao.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản lý sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện diễn châu, tỉnh nghệ an (Trang 28 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)