4. Phương pháp nghiên
3.1.4. Quan điểm hoàn thiện quản lý sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện
Diễn Châu
Trong thời gian tới, để nâng cao hiệu quả trong quản lý sử dụng đất lâm nghiệp, việc hoàn thiện công tác quản lý sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Diễn Châu cần bám sát các quan điểm chỉ đạo sau:
Một là, QLNN về sử dụng đất lâm nghiệp phải đảm bảo tính hợp lý và hiệu quả cao gắn với bảo vệ tài nguyên môi trường, cân bằng sinh thái phù hợp với điều kiện tự nhiên, KTXH ở trên địa bàn cũng như bối cảnh trong nước và quốc tế. Quản lý sử dụng đất lâm nghiệp phải thể hiện được yêu cầu phát triển sản xuất lâm nghiệp của người dân và không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực này. Khắc phục tình trạng quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp ở trên địa bàn thiếu căn cứ khoa học, chưa phù hợp với điều kiện thực tế, ỳ trước mắt mâu thuẫn lâu dài. Mặt khác, phải thể hiện được mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp với quy hoạch phát triển KTXH trên địa bàn, cũng như quy hoạch của các ngành liên quan. Điều này thể hiện mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại trong hệ thống quy hoạch ở trên địa bàn không thể tách rời.
91
mọi điều kiện, môi trường để thúc đẩy người nông dân hăng hái, tích cực phát triển lâm nghiệp, tham gia trồng rừng, bảo vệ rừng. Các cấp chính quyền địa phương phải tạo mọi điều kiện thuận lợi để cho người dân tham gia phát triển lâm nghiệp, bảo vệ rừng. Trên cơ sở xem xét các yếu tố cần và đủ, UBND các cấp cần tổ chức chỉ đạo xây dựng các phương án sử dụng đất lâm nghiệp một cách hợp lý, đúng mục đích và có hiệu quả ngày càng cao. Đồng thời công bố rộng rãi các chiến lược và quy hoạch để các hộ gia đình, tổ chức tự quyết định lựa chọn cây trồng phù hợp trên diện tích được giao.
Ba là, chính quyền địa phương phải quản lý việc sử dụng đất lâm nghiệp một cách chặt chẽ, đảm bảo hài hòa lợi ích của nhà nước và lợi ích của người dân. Quản lý sử dụng đất lâm nghiệp phải thực hiện mục tiêu cơ bản là chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp và nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, coi đây là một mục tiêu quan trọng mà trong QLNN về sử dụng đất lâm nghiệp cần phải hướng đến.
Bốn là, QLNN về sử dụng đất lâm nghiệp phải khắc phục tình trạng đất lâm nghiệp hiện nay ở trên địa bàn còn phân tán, khó quản lý. Tăng cường quản lý cập nhật thông tin và kịp thời điều chỉnh quy hoạch, chú trọng làm tốt quy hoạch loại cây giống trong trồng và phát triển diện tích rừng trên địa bàn. Phải làm tốt công tác giáo dục, bồi dưỡng trình độ của người dân trong việc sử dụng đất lâm nghiệp, nâng cao kỹ thuật trồng rừng, bảo vệ, chăm sóc rừng gắn với quy mô diện tích. Mặt khác, cần phải tôn trọng và nắm vững quy luật tự nhiên, quy luật xã hội, áp dụng kỹ thuật công nghệ hiện đại và kế thừa chọn lọc những kinh nghiệm quý báu trong quá trình quản lý sử dụng đất lâm nghiệp.
Năm là, QLNN về sử dụng đất lâm nghiệp phải được tiến hành một cách đồng bộ và thống nhất trước mắt không mâu thuẫn về lâu dài. Điều này đòi hỏi các cơ quan chức năng làm công tác xây dựng quản lý quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Diễn Châu phải quán triệt các vấn đề sau:
92
điểm của đất đai và môi trường sinh thái để từ đó làm cơ sở xây dựng quy hoạch thực sự có hiệu quả.
- Phải coi đây là một công tác không chỉ về kỹ thuật mà còn thể hiện về kinh tế, về xã hội, về môi trường.
- Phải có quan điểm đối với việc sử dụng đất của các hộ gia đình, các tổ chức kinh tế để nhằm thúc đẩy quá trình sử dụng đất lâm nghiệp có hiệu quả và lý luận mới hợp với thực tiễn và đi vào cuộc sống.
Sáu là, phải tăng cường công tác thanh tra kiểm tra trong quá trình quản lý sử dụng đất lâm nghiệp. Phải đảm bảo các hoạt động kiểm tra, giám sát nhằm tạo mọi điều kiện môi trường trong quá trình QLNN về sử dụng đất lâm nghiệp. Coi đây là nội dung rất quan trọng vì chỉ qua công tác thanh tra kiểm tra mới đánh giá được hiệu quả quản lý sử dụng đất lâm nghiệp.
Bảy là, không ngừng nâng cao trình độ, năng lực, phẩm chất của đội ngũ cán bộ làm công tác QLNN về sử dụng đất lâm nghiệp. Phải tạo mọi điều kiện thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ và năng lực quản lý không những về kỷ thuật mà cả về kinh tế, tâm lý xã hội.