4. Phương pháp nghiên
2.3.2. Nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất lâm nghiệp với vấn đề xã hội và phát
phát triển bền vững
- Về mặt KTXH:
+ Việc hình thành và phát triển lâm nghiệp đã góp phần tích cực trong công việc phân bố lại dân cư, ổn định đời sống cho nông dân vùng núi. Phát triển sản xuất các loại cây trồng trên đất lâm nghiệp huyện Diễn Châu với giá trị sản phẩm ngày càng tăng lên. Đáp ứng tốt hơn nhu cầu ăn ở mặc cho hộ gia đình và làm thayđổi bộ mặt nông thôn tạo cơ sở để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn của vùng.
+ Các mô hình kinh tế mới, trang trại lâm nghiệp trên các vùng đồi đã thu hút được nhiều lao động, giải quyết việc làm cho người lao động và thực sự đóng góp tích cực vào công cuộc xoá đói giảm nghèo của địa phương, ổn định an ninh chính trị và trật tự xã hội. Thông qua phát triển lâm nghiệp, hàng năm đã huy động được hàng vạn ngày công lao động tham gia nghề rừng. Sử dụng đất đai tốt hơn sẽ tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động hạn chế tình trạng bỏ ruộng lên thành phố kiếm sống của một số lao động trẻ.
+ Phát triển cơ sở hạ tầng và nâng cao trình độ dân trí trên toàn vùng.
+ Ngành lâm nghiệp đã có nhiều đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế chung của toàn huyện. Thông qua việc phát triển trồng rừng đã cơ bản giải quyết được nhu cầu củi đun cho nhân dân, giải quyết được một phần gỗ xây dựng cơ bản cho nông thôn.
+ Thông qua quá trình trồng rừng đã bước đầu hình thành được vùng nguyên liệu gỗ cho công nghiệp giấy và ván nhân tạo, chế biến nhựa thông trong tương lai, Lượng gỗ khai thác từ rừng trồng hàng năm khoảng 35.000 - 40.000 m3 là nguồn nguyên liệu đáng kể cung cấp cho các nhà máy trong khu vực, đồng thời là nguồn
75
thu lớn cho các hộ nông dân, góp phần tích cực và cuộc xoá đói giảm nghèo cho các địa phương.
- Về sinh thái và môi trường: * Về môi trường:
Việc phát triển lâm nghiệp của huyện đã góp phần tích cực vào việc ổn định môi sinh môi trường chung, góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp và các ngành kinh tế khác phát triển.
Sự ổn định và phát triển của rừng đã góp phần tích cực trong việc ổn định và điều tiết nguồn nước sông Bùng và bảo vệ các công trình thủy lợi như đê sông Bùng, Kênh N2 đồng thời nâng cao nguồn nước ngầm và chống bồi lấp góp phần phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Mặt khác, bảo đảm ổn định nguồn nước sinh hoạt cho các khu vực trên địa bàn và những vùng lân cận, góp phần cải thiện điều kiện khí hậu theo hướng có lợi cho con người và cây trồng, hạn chế các thiệt hại do thiên tai, hạn hán, lũ lụt gây ra hàng năm. Góp phần quan trọng trong việc bảo tồn nguồn gen động thực vật, thực hiện đa dạng sinh học trên địa bàn, tạo môi trường phát triển hài hòa, bền vững.
Để đánh giá một phương thức canh tác hay mô hình trồng cây lâm nghiệp nào đó là tiến bộ, đi đôi với việc xem xét hiệu quả kinh tế còn phải đánh giá chung về hiệu quả môi trường. Hiệu quả môi trường của một hệ thống canh tác trước hết phải phục vụ mục tiêu của sự phát triển một nền lâm nghiệp bền vững. Đó là:
+ Bảo vệ và làm tăng độ phì nhiêu của đất, cải tạo và phục hồi những loại đất nghèo dinh dưỡng, đất đã bị suy thoái do kỹ thuật canh tác gây nên, duy trì và nâng cao tiềm năng sinh học của các loại đất còn chưa bị suy thoái. Các tiêu thức dùng để đánh giá bao gồm:
• Bón phân và giữ gìn đất: Việc cung cấp lại lượng mùn bị mất đi hàng năm của đất là rất cần thiết để giữ độ phì cho đất.
• Hạn chế dùng hóa chất trong sản xuất lâm nghiệp.
76
+ Tính đa dạng sinh học, bảo vệ nguồn gen của các động vật, thực vật hoang dã dùng để lai tạo thành các giống chống chịu tốt với sâu bệnh và các điều kiện ngoại cảnh bất thường.
+ Tính đa dạng giữa các hệ phụ trồng trọt, chăn nuôi, ngành nghề phụ, bảo quản chế biến sau thu hoạch và tiêu thụ hàng hóa.
+ Phát triển phương thức nông, lâm, ngư kết hợp, xây dựng các mô hình RVAC nhằm mục đích cung cấp thực phẩm tại chỗ cho cuộc sống hàng ngày cho các hộ gia đình làm nghề rừng, chăm sóc bảo vệ rừng trồng được tốt hơn, tăng năng suất và chất lượng rừng trồng và đảm bảo môi trường sinh thái bền vững...
+ Bảo vệ và duy trì nguồn tài nguyên nước bằng việc trồng rừng, xoá bỏ đất trống đồi núi trọc, trồng cây lâu năm, kết hợp nông lâm với nuôi trồng thủy sản...