Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp huyện Diễn Châu

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản lý sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện diễn châu, tỉnh nghệ an (Trang 48 - 55)

4. Phương pháp nghiên

2.2.1. Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp huyện Diễn Châu

2.2.1.1. Hiện trạng và cơ cấu các loại đất ở huyện Diễn Châu

Bảng 2.2: Diện tích, cơ cấu các loại đất huyện Diễn Châu

Loại đất hiệu Ký Diện tích (ha) Cơ cấu (%) 1. Cồn cát trắng Cc 1.345 4,41 2. Đất cát biển C 8.618 28,26 3. Đất mặn ít Mi 691 2,27 4. Đất mặn trung bình M 48 0,16 5. Đất mặn nhiều Mn 442 1,45

41

6. Đất phù sa không được bồi không có tầng glây P 6.735 22,09

7. Đất phù sa Glây Pg 1.870 6,13

8. Đất phù sa ngập úng Pj 1.600 5,25

9. Đất đỏ vàng trên đá sét Fs 4.354 14,28

10. Đất vàng nhạt trên đá cát Fq 303 0,99

11. Đất xám bạc màu trên phù sa cổ B 1.395 4,57

12. Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước Fl 122 1,57

13. Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ D 41 0,13

14. Đất xói mòn trơ sỏi đá E 1.557 5,11

(Nguồn:Kết quả điều tra đất năm 2015 - Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp)

Không tính diện tích đất chuyên dùng, đất ở, sông suối, mặt nước chuyên dùng và núi đá, toàn huyện có 9 nhóm đất chính, được chia ra thành 14 đơn vị đất như sau:

- Cồn cát trắng: (Cc)

Diện tích 1.345 ha (chiếm 4,41% diện tích tự nhiên của huyện). Được phân bố tập trung ở các xã Diễn Hùng, Diễn Trung.

- Đất cát biển: (C)

Diện tích 8.618 ha (chiếm 28,26% diện tích tự nhiên của huyện) Được phân bố tập trung ở các xã ven biển từ Diễn Hùng đến Diễn Trung

- Đất mặn nhiều: (Mn)

Diện tích 442 ha (chiếm 1,45% diện tích tự nhiên của huyện), được phân bố ở địa hình thấp ven biển, ven sông chưa thoát khỏi ảnh hưởng của thủy triều, nên thường bị ngập. Hiện tại một số diện tích đang được khai thác nuôi trồng thủy sản, còn lại đang bỏ hoang hóa.

42

Diện tích 48 ha (chiếm 0,16% diện tích tự nhiên của huyện). Loại đất này hiện đang trồng 2 vụ lúa, những nơi cao trồng thêm một vụ khoai lang hoặc một vụ lúa mùa, những nơi trũng nên sử dụng theo phương thức lúa cá.

- Đất mặn ít: (Mi)

Diện tích 691 ha (chiếm 2,27% diện tích tự nhiên của huyện), phân bố ở địa hình cao hơn đất mặn trung bình nên mực nước ngầm thường thấp.

- Đất phù sa không được bồi, không có tầng glây và loang lổ: (P)

Diện tích 6.735 ha (chiếm 22,09% diện tích tự nhiên của huyện), phân bố ở các xã Diễn Yên, Diễn Trường, Diễn Xuân, Diễn Đoài …

Loại đất này hiện đang trồng 2 vụ lúa có năng suất cao nhất của huyện, những nơi có địa hình cao không chủ động về nguồn nước tưới nên trồng hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày như ngô, khoai, lạc hoặc luân canh lúa màu chú ý trong quá trình canh tác cần bón vôi cải tạo độ chua, tăng cường bón phân hữu cơ và các loại phân khoáng để đảm bảo dinh dưỡng cho cây, đồng thời nâng cao độ phì cho đất.

- Đất phù sa Glây: (Pg)

Diện tích 1.870 ha (chiếm 6,13% diện tích tự nhiên của huyện), phân bố chủ yếu ở các xã Diễn Yên, Diễn Trường, Diễn Đoài, Diễn Hạnh, Diễn Liên,…

Loại đất này hiện đang sử dụng trồng lúa, nhưng năng suất còn thấp. Đối với vùng đất ở địa hình vàn, vàn thấp, tưới tiêu chủ động nên trồng lúa theo hướng thâm canh; đối với vùng đất thấp trũng nên sử dụng mô hình canh tác lúa - cá.

- Đất phù sa ngập úng (Pj): Diện tích 1.600 ha (chiếm 5,25% diện tích tự nhiên của huyện), phân bố dọc theo sông Bùng. Loại đất này hiện nay chủ yếu trồng lúa, để sử dụng có hiệu quả loại đất này nên sử dụng mô hình canh tác lúa cá.

- Đất đỏ vàng trên đá sét: (Fs)

Diện tích 4.354 ha (chiếm 14,28% diện tích tự nhiên của huyện).

Hiện tại loại đất này đang trồng cây hoa màu và cây lâu năm. Đất đỏ vàng trên đá sét thích hợp với cây hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày ở độ dốc, 0 -

43

30 và cây công nghiệp ngắn ngày như: lạc, vừng, đỗ,… vùng có độ dốc từ 3 - 150 phù hợp với trồng cây lâu năm; vùng có độ dốc từ 15 - 250 thích hợp với mô hình sản xuất nông lâm kết hợp; nơi đất dốc trên 250 nên khoanh nuôi bảo vệ trồng rừng.

- Đất vàng nhạt trên đá cát: (Fq)

Diện tích 303 ha (chiếm 0,99% diện tích tự nhiên của huyện).

* Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước: (Fl)

Diện tích 122 ha (chiếm 0,40% diện tích tự nhiên của huyện).

- Đất xám bạc màu: Loại đất này hiện đang sử dụng 2 vụ lúa ở vùng chủ động nước tưới, canh tác lúa màu ở những vùng kém chủ động nguồn nước. Song trong quá trình canh tác cần chú ý bón vôi cải tạo độ chua, tăng cường bón phân hữu cơ, bón lân và Kali để đảm bảo dinh dưỡng cho cây trồng.

- Đất xám bạc màu trên phù sa cổ (B): Diện tích 1.395 ha (chiếm 4,57% diện tích tự nhiên của huyện), phân bố ở xã Diễn Lâm,…

- Đất dốc tụ: (D)

Diện tích 41 ha, chiếm 0,13% diện tích tự nhiên của huyệnLoại đất này hiện đang sử dụng trồng lúa nước. Để đảm bảo tăng năng suất lúa cần chú ý bón vôi khử chua, tăng cường bón phân hữu cơ và các loại phân vô cơ. Đối với chân đất nhẹ nên bón đạm nhiều lần để tránh hiện tượng cây trồng sử dụng chưa hết sẽ bị rửa trôi.

- Đất xói mòn trơ sỏi đá (E): Diện tích 1.557 ha (chiếm 5,11% diện tích tự nhiên của huyện).

2.2.1.2. Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp ở huyện Diễn Châu

Tính đến năm 2015, Diễn Châu có 6980,27 ha đất lâm nghiệp, chiếm 29,06% diện tích đất nông nghiệp. Diện tích đất lâm nghiệp của huyện chủ yếu tập trung ở xã Diễn Lâm, Diễn Phú, Diễn Lợi và xã Diễn Đoài. Phân theo mục đích sử dụng gồm có:

- Đất rừng sản xuất 5391,85 ha, chiếm 77,24% diện tích đất lâm nghiệp. - Đất rừng phòng hộ 1588,42 ha, chiếm 22,76% diện tích đất lâm nghiệp.

44 Năm 2015 2020 Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Đất lâm nghiệp 6980,27 100 5862,67 100 Đất rừng sản xuất 5391,85 77,24 4261,11 72,68 Đất rừng phòng hộ 1588,42 22,76 1601,56 27,32 Đất rừng đặc dụng 0 0 0 0

(Nguồn: Biểu mẫu quy hoạch đất huyện Diễn Châu giai đoạn 2015-2020)

Tính đến năm 2020, Diễn Châu có 5.862,67 ha đất lâm nghiệp, chiếm 28,88% diện tích đất nông nghiệp. Diện tích đất lâm nghiệp của huyện vẫn chủ yếu tập trung ở xã Diễn Lâm, Diễn Phú, Diễn Lợi và xã Diễn Đoài. Phân theo mục đích sử dụng gồm:

- Đất rừng sản xuất 4261,11 ha, chiếm 72,68% diện tích đất lâm nghiệp. - Đất rừng phòng hộ 1601,56 ha, chiếm 27,32% diện tích đất lâm nghiệp. Ta thấy rằng diện tích đất rừng sản xuất chiếm tỷ trọng lớn, do mấy năm trở lại đây, đa số người dân chuyển diện tích đất canh tác ít hiệụ quả và một phần diện tích chưa sử dụng sang trồng rừng. Nguyên nhân là:

+ Có nhiều dự án về trồng rừng như dự án phủ xanh đất trống đồi trọc, dự án trồng rừng.

+ Là dự án của nhà nước và các tổ chức nước ngoài nên có nguồn vốn lớn. + Nhiều lớp tập huấn tại địa phương nên người dân họ rất chú trọng và tận tình nên diện tích trồng rừng sản xuất vẫn giữ ở mức cao.

+ Đất đai ở đây khá phù hợp nên diện tích trồng rừng ngày càng tăng.

Ngoài diện tích đất rừng hiện có, tiềm năng để phát triển lâm nghiệp của huyện còn rất ít vì yêu cầu cấp thiết đặt ra là cần trồng rừng để phủ xanh diện tích đất này, để cải thiện môi trường sinh thái, cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến, tạo công ăn việc làm cho nhân dân, đặc biệt là số lao động thiếu việc làm ở khu vực nông thôn.

45

phải chú ý đến phát triển vành đai cây xanh quanh các khu, cụm công nghiệp và các khu đô thị nhằm bảo vệ môi trường.

* Tình hình biến động sử dụng đất lâm nghiệp giai đoạn 2015 - 2020

Trên địa bàn huyện Diễn Châu trong những năm giáp đây đã có những biến động diện tích đất đai giữa các loại đất. Diện tích đất lâm nghiệp bị thu hẹp từ sau năm 2015. Đầu tư phát triển đất lâm nghiệp gần như không được chú trọng.

Theo mục đích sử dụng, đất lâm nghiệp của huyện được chia thành 2 loại: đất rừng sản xuất và đất rừng phòng hộ.

- Đất rừng sản xuất:

Diện tích đất rừng sản xuất năm 2015 là 5391,85 ha. Đến năm 2020 diện tích này chỉ còn 4261,11 ha, giảm đi 1130,74 ha, tức là giảm 20,97%.

- Đất rừng phòng hộ: Năm 2015, diện tích đất rừng phòng hộ của huyện là 1588,42 ha. Tuy nhiên đến năm 2020, diện tích tăng lên 1601,56 ha, tăng thêm 13,14 ha, tức là tăng lên 0,83%.

Như vậy, diện tích đất lâm nghiệp qua giai đoạn 2015-2020 bị sụt giảm. Tổng diện tích đất lâm nghiệp năm 2015 là 6980,27 ha, và đến năm 2020 chỉ còn là 5862,67 ha, giảm đi 1117,6 ha, tức giảm 16,01%. Đất rừng phòng hộ của huyện có chiều hướng tăng nhẹ. Tuy nhiên, đất rừng sản xuất có chiều hướng sụt giảm mạnh. Tốc độ suy giảm như vậy quả là một tình trạng báo động.

Bảng 2.4: Thống kê diện tích loại đất, loại rừng huyện Diễn Châu năm 2017

Loại Diện tích [ha] Số lô Tổng trữ lượng [m3] Trữ lượng [m3/ha] Rừng gỗ trồng núi đất 5369 2680 477958 89 Đất khác 886 576 0 0 Đất đã trồng trên núi đất 462 210 156 0 Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh phục hồi

379 112 31076 82

Rừng gỗ trồng đất cát 235 167 2370 10

Rừng gỗ trồng ngập mặn 96 43 966 10

46

Đất nông nghiệp núi đất 29 20 0 0

Đất có cây gỗ tái sinh núi đất 14 8 0 0

Đất đã trồng trên bãi cát 13 16 0 0

Không có giá trị 12 16 0 0

Đất trống núi đá 8 10 0 0

Rừng cau dừa trồng cạn 0 1 3 10

Tổng 7589 3921 512529

(Nguồn: Hệ thống thông tin Tài nguyên rừng Việt Nam)

Bảng 2.5: Thống kê diện tích rừng huyện Diễn Châu năm 2017

Loại Diện tích [ha] Số lô Tổng trữ lượng [m3] Trữ lượng [m3/ha] Rừng trồng 5986 2948 480202 80 Đất chưa có rừng 1152 810 679 1 Rừng tự nhiên 379 112 31076 82 Không có giá trị 72 51 571 8 Tổng 7589 3921 512529

(Nguồn: Hệ thống thông tin Tài nguyên rừng Việt Nam)

Bảng 2.6: Thống kê trữ lượng rừng huyện Diễn Châu năm 2017

Chỉ tiêu Diện tích [ha] Số lô Tổng trữ lượng [m3] Trữ lượng [m3/ha] 0 m3/ha 1509 917 0 0 < 50 m3/ha 814 565 10267 13 50 - 75 m3/ha 527 242 31214 59 75 - 100 m3/ha 3250 1881 274677 85 100 - 150 m3/ha 1490 316 196371 132 Tổng 7589 3921 512529

47

Bảng 2.7: Thống kê mục đích sử dụng đất lâm nghiệp huyện Diễn Châu năm 2017

Loại Diện tích [ha] Số lô Tổng trữ lượng [m3] Trữ lượng [m3/ha] Rừng sản xuất 4467 2536 310172 69 Rừng phòng hộ 1658 524 91765 55 Không có giá trị 1464 861 110593 76 Tổng 7589 3921 512529

(Nguồn: Hệ thống thông tin Tài nguyên rừng Việt Nam)

Qua số liệu ở bảng ta thấy: tổng diện tích đất có rừng của huyện năm 2017 là 6365 ha chiếm 83,87% diện tích đất lâm nghiệp. Diện tích đất giao cho hộ gia đình cá nhân sử dụng là 4597 ha (chiếm 60,57% diện tích đất); diện tích giao cho UBND xã là 2.469,7 ha (chiếm 39,2%).

Như vậy, hầu hết diện tích đất rừng trồng của huyện chủ yếu được giao cho hộ gia đình quản lý. Chủ trương giao đất lâm nghiệp lâu dài cho hộ gia đình và tổ chức kinh tế đã phát huy tác dụng rất lớn, tạo tính chủ động c ối tượng sử dụng trong việc cải tạo đất, đầu tư chi phí trên thửa đất của gia đình. Đồng thời việc quản lý, chăm sóc và bảo vệ rừng sẽ được nâng cao hơn. Từ những chủ trương chính sách đúng đắn và kịp thời của Đảng và Nhà nước đã giúp cho hộ nông dân không những có thu nhập mà còn gắn trách nhiệm của người dân trong công tác bảo vệ rừng, chủ động đầu tư thâm canh, khai thác và sử dụng đất đai có hiệu quả hơn. Đây là điều kiện thuận lợi góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản lý sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện diễn châu, tỉnh nghệ an (Trang 48 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)