4. Phương pháp nghiên
3.2.1. Hoàn thiện bộ máy quản lý
Một bộ máy quản lý hoàn thiện là yếu tố cốt lõi giúp cho công tác quản lý đạt hiệu quả. Bộ máy QLNN về đất đai của huyện hiện nay còn nhiều hạn chế, chưa đồng bộ, số lượng cán bộ còn thiếu, chưa có sự chuyên môn hóa theo từng loại đất. Vì vậy, thời gian tới huyện cần bổ sung lực lượng cho Chi nhánh VPĐKĐĐ; đối với các xã có diện tích rộng cần bổ sung thêm biên chế cán bộ địa chính để hoàn thiện bộ máy quản lý đất đai, đáp ứng khối lượng công việc.
Cần rà soát, sửa đổi bổ sung quy định, hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của phòng TN & MT, Chi nhánh VPĐKĐĐ để kiện toàn tổ chức hoạt động, điều động, luân chuyển cán bộ phù hợp với chức năng, chuyên môn.
93
Nâng cao năng lực giải quyết công việc của cán bộ địa chính cấp cơ sở. Cán bộ địa chính ngoài sự hiểu biết về pháp luật, chính sách của Đảng, Nhà nước, về chuyên môn nghiệp vụ còn phải am hiểu về tình hình địa phương, nắm bắt được tình hình địa bàn. Để làm tốt nhiệm vụ này, phòng Tài nguyên Môi trường huyện cần thường xuyên mở các lớp tập huấn nâng cao nghiệp vụ cũng như hướng dẫn về chuyên môn nhằm chuyên môn hóa đội ngũ cán bộ địa chính, đưa công tác quản lý đất đai đi vào nề nếp.
Tiếp tục đổi mới, kiện toàn, củng cố tổ chức bộ máy làm công tác quản lý đất đai từ huyện tới cơ sở, cần phải hoàn thiện đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ có chuyên môn sâu của Phòng TN&MT đặc biệt là cán bộ địa chính các xã, thị trấn luôn phải nâng cao trình độ nghiệp vụ. Cần phải quy định cụ thể về chế độ làm việc đi đôi với mức đãi ngộ tiền lương phù hợp để tạo sự ổn định đối với đội ngũ cán bộ địa chính xã, thị trấn nhằm tạo cho cán bộ cấp cơ sở có bề dày kinh nghiệm, nắm chắc chính sách đất đai, am hiểu thực tế của địa phương. Bên cạnh đó, không để xảy ra tình trạng cán bộ địa chính xã, thị trấn kiêm nhiệm nhiều công việc khác để họ có đủ thời gian phục vụ cho công tác chuyên môn.
- Đổi mới công tác cán bộ, nâng cao trình độ năng lực của người làm công tác địa chính.
+ Xây dựng quy hoạch đội ngũ cán bộ làm công tác địa chính, trong đó chú trọng cả hai phẩm chất đạo đức chính trị và trình độ năng lực chuyên môn. Xây dựng tiêu chuẩn cán bộ công chức địa chính trong QLNN về đất đai, để góp phần nâng cao hiệu quả của công tác quản lý.
+ Củng cố, trang bị kiến thức quản lý đất đai trên bình diện rộng, làm cho họ nhận thức được vai trò, trách nhiệm của bản thân.
+ Đổi mới công tác cán bộ, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đất đai, trong đó đặc biệt coi trọng phẩm chất đạo đức, chính trị và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ địa chính. Việc xây dựng và chuẩn hóa đội ngũ cán bộ quản lý đất đai có ý nghĩa rất lớn trong việc
94
nâng cao hiệu quả QLNN về đất đai trên địa bàn. Vì vậy công tác đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đất đai bao gồm cả về khoa học quản lý và sử dụng đất, về pháp luật về đất đai trong cơ chế thị trường là hết sức cần thiết.
Công tác QLNN về đất đai chủ yếu thông qua biện pháp dân sự và biện pháp kinh tế, chính vì vậy việc kiện toàn củng cố tổ chức bộ máy QLNN về đất đai cũng phải theo hướng này, có nghĩa là người làm công tác quản lý đất đai phải có sự am hiểu sâu về chuyên môn, có khả năng vận động, tuyên truyền, áp dụng hợp lý các quy định của luật với vấn đề tâm lý con người, nhất là trong việc xử lý vi phạm, giải quyết tranh chấp.
Đối với cán bộ địa chính phụ trách về mảng đất lâm nghiệp, cần có chính sách đòa tạo, củng cố kiến thức về hoạt động phát triển lâm nghiệp, để bên cạnh quản lý đất đai, học còn có kiến thức nhất định về hoạch định, quy hoạch các giống cây trồng phù hợp với từng địa bàn và mục đích kinh tế của người sử dụng đất. Ngoài ra, do đặc thù địa bàn quản lý ở vùng sâu, vùng xa nên cần có những ưu đãi nhất định cho cán bộ địa chính lâm nghiệp như hỗ trợ về chi phí đi lại, xuống cơ sở,... để họ có thêm động lực, trách nhiệm trong công việc.