4. Phương pháp nghiên
2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội
2.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế
Kinh tế huyện tăng trưởng khá, tốc độ tăng giá trị sản xuất giai đoạn 2015 – 2020 ước tăng bình quân 10,16%. Tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm bình quân giai đoạn 2016 – 2020 ước 9,37%. Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2020 ước đạt 53,7 triệu đồng, gấp 1,8 lần so với năm 2015. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng công nghiệp – xây dựng tăng từ 24,24%
36
năm 2015 lên 27,01% năm 2020; các ngành dịch vụ từ 40,76% năm 2015 lên 46,62% năm 2020; nông, lâm nghiệp, thủy sản giảm từ 35,0% năm 2015 xuống còn 26,37% năm 2020.
Hình 2.1: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Diễn Châu giai đoạn 2015-2020
Nguồn: Báo Nghệ An
Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản bình quân 5 năm tăng 3,5%. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng nâng cao giá trị gia tăng trên đơn vị diện tích; tăng nhanh diện tích cây trồng có hiệu quả kinh tế cao. Cùng với đó huyện đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ và cơ giới hóa nông nghiệp vào sản xuất, chăn nuôi theo hướng trang trại, gia trại tập trung. Vì thế giá trị sản xuất bình quân trên 1 ha canh tác đất nông nghiệp đạt 120 triệu đồng, cao hơn 30 triệu đồng so với đầu nhiệm kỳ.
2.1.2.2. Dân số, lao động
- Dân số năm 2010 của huyện là 64.031 người. Mật độ dân số trung bình là 865,5 người/km2. Bình quân thu nhập đầu người 12,6 triệu đồng/ người/ năm.
- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên: 0,93%, giảm 0,15% so với cùng kỳ. Tỷ lệ sinh con thứ 3: 19%, giảm 1% so với cùng kỳ năm trước. Số thôn, xóm không sinh con thứ 3: 197 xóm, tăng 7 xóm so với cùng kỳ năm trước. Công tác chăm sóc và bảo
37
vệ trẻ em ngày càng được quan tâm. Giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng (Trẻ em dưới 5 tuổi) 15,5%, giảm 1,0% so với cùng kỳ.
Trong năm qua huyện đã giải quyết được việc làm cho 3.850 người, trong đó đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài 560 người. Tổng số hộ nghèo hiện có 7.604 hộ, tỷ lệ hộ nghèo là 11,4%. Số hộ thoát nghèo 3.188 hộ. Đã hoàn thành thủ tục cấp 25.809 thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo, 310 thẻ bảo hiểm y tế cho các hộ cận nghèo.
2.1.2.3. Cơ sở hạ tầng
- Đường bộ:
+ Quốc lộ 1A chạy qua giữa huyện, theo hướng Bắc Nam, chiều dài khoảng 25km, nền đường rộng 12m, mặt đường đã được thảm nhựa.
+ Quốc lộ 7 chạy qua các xã (Diễn Thành, Diễn Phúc, Diễn Cát, Diễn Bình, Diễn Thắng), có tổng chiều dài khoảng 22km, nền đường rộng 6,5m và mặt đường đã được rải nhựa, nay chuẩn bị nâng cấp thành 4 làn xe.
+ Quốc lộ 48 chạy qua Diễn Yên, Diễn Đoài, Diễn Lâm) với chiều dài 10km, nền đường rộng 9m, mặt đường đã được nâng cấp hoàn chỉnh, đi lại rất thuận lợi.
- Đường sắt:
Tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy qua địa bàn huyện có chiều dài khoảng 30 km với 2 ga trung chuyển hàng hóa (ga Yên Lý, ga Diễn Phú) 1 ga hành khách (ga Sy). Nhìn chung các ga trên địa bàn huyện chưa được đầu tư nâng cấp, các thiết bị thông tin, tín hiệu trong ga đều lạc hậu và cần được nâng cấp cải tạo, để đáp ứng tốt nhu cầu lưu thông.
- Đường thủy:
Giao thông đường thủy có những điều kiện thuận lợi tuy nhiên tiềm năng phát triển mạng lưới giao thông đường thủy chưa được khai thác tối đa, còn nhiều hạn chế, mới chỉ mang tính chất nội khu vực, quy mô nhỏ. Đa phần tàu thuyền cập bến là tàu thuyền đánh bắt cá có công suất nhỏ, chủ yếu của ngư dân trong huyện và những vùng xung quanh. Hệ thống bến bãi phát triển tự phát chưa có quy hoạch
38 làm hạn chế tiềm năng giao thông đường thủy.
- Bưu chính viễn thông:
Với quỹ đất rất khiêm tốn, ngành bưu chính viễn thông của toàn huyện mới có được 1,52 ha. Nhưng công tác phát thanh, truyền hình, điện thoại cố định, điện thoại di động đang được thực hiện tốt tại huyện. Hiện nay có 39/39 xã, thị trấn có điểm truy cập Internet công cộng ở các bưu điện văn hóa xã, thị trấn và Bưu cục. 100% xã, thị trấn đã phủ sóng điện thoại di động đã đem lại sự thuận lợi trong thông tin liên lạc.
2.1.2.4. Văn hóa – Xã hội
- Hoạt động văn hóa, thông tin của huyện trong những năm qua phát triển sâu rộng từ huyện xuống các thôn xóm. Các hoạt động về văn hóa, nghệ thuật diễn ra đa dạng, phong phú thu hút được nhiều đối tượng tham gia như tổ chức các lễ hội, liên hoan văn nghệ quần chúng chào mừng các ngày lễ lớn, tổ chức các cuộc thi hội diễn nghệ thuật, sáng tác kịch, thơ, hò vè với nhiều chủ đề khác nhau nhằm tuyên truyền sâu rộng lối sống lành mạnh, ngợi ca tình yêu đất nước, con người, bài trừ các hủ tục lạc hậu và
các tệ nạn xã hội
- Mạng lưới cơ sở y tế của huyện phát triển cả hai tuyến, tuyến huyện và tuyến xã. Hiện tại Diễn Châu có một bệnh viện huyện, ngoài ra còn có một số bệnh viện, phòng khám tư nhân phục vụ khám chữa bệnh cho nhân dân, một đội vệ sinh phòng dịch và 39 trạm y tế của 39 xã, thị trấn. Đến nay, có 100% xã có bác sỹ. Nhìn chung về cơ bản mạng lưới y tế đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân trong huyện.
- Hệ thống trường học được củng cố và mở rộng, cơ sở vật chất được tăng cường đáp ứng nhu cầu dạy và học cho mọi độ tuổi, cấp học. Đội ngũ giáo viên được tăng cường bồi dưỡng và sắp xếp lại hợp lý hơn, chất lượng giáo dục được nâng lên rõ rệt.
39
2.1.3. Tác động của điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội đến sử dụng đất lâm nghiệp của huyện Diễn Châu
2.1.3.1. Thuận lợi
- Địa hình ở huyện chủ yếu là đồi núi thấp, nguồn đất đai phong phú nên thích hợp phát triển nhiều loại cây trồng.
- Nguồn nhân lực dồi dào.
- Đội ngũ cán bộ khuyến nông khuyến lâm ở xã nhiệt tình năng động, thường xuyên được tập huấn chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật mới đưa vào sản xuất.
- Được sự quan tâm của các ngành chức năng, các tổ chức tín dụng tạo điều kiện cho người dân vay vốn phát triển sản xuất.
- Vị trí địa lý của xã rất thuận lợi cho giao lưu, trao đổi mua bán hàng hóa. - Nền kinh tế của xã đang chuyền dịch chuyển dần từ nền kinh tế tự cung tự cấp sang nền kinh tế sản xuất hàng hóa tạo điều kiện cho người dân mở rộng sản xuất, giao lưu trao đổi mua bán hàng hóa với các địa phương khác.
- Hệ thống chính sách không ngừng thay đổi tạo điều kiện thuận lợi cho người dân mở rộng phát triển sản xuất, góp phần nâng cao đời sống.
- Huyện triển khai nhiều dự án hỗ trợ trồng rừng.
- Đất đai còn độ phì nhiêu, phù hợp nhiều loại cây lâm nghiệp. - Đầu ra lâm sản thuận lợi.
- Đất lâm nghiệp được giao cho các hộ, họ có quyền sử dụng và quản lý. - Diện tích đất chưa sử dụng còn nhiều.
- Ngoài diện tích đất rừng hiện có, tiềm năng để phát triển lâm nghiệp của huyện còn rất ít vì yêu cầu cấp thiết đặt ra là cần trồng rừng để phủ xanh diện tích đất này, để cải thiện môi trường sinh thái, cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến, tạo công ăn việc làm cho nhân dân, đặc biệt là số lao động thiếu việc làm ở khu vực nông thôn.
40
Hướng bố trí ở những vùng ven biển tổ chức trồng rừng phòng hộ. Ngoài ra phải chú ý đến phát triển vành đai cây xanh quanh các khu, cụm công nghiệp và các khu đô thị nhằm bảo vệ môi trường.
2.1.3.2. Khó khăn
- Do khai thác và sử dụng không hợp lý nên diện tích đất nông, lâm nghiệp của xã đang bị thoái hóa bạc màu.
- Trình độ của người dân còn hạn chế nên việc chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật còn gặp nhiều khó khăn, chưa có kỹ thuật trồng rừng.
- Vốn sử dụng cho sản xuất nông nghiệp còn thấp, đầu tư chưa đúng lúc, đúng thời điểm nên hiệu quả còn thấp, không như mong muốn.
- Giá cả hàng hóa nông sản không ổn định, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, chế biến bao tiêu sản phẩm nông sản chưa phát triển.
- Nhận thức của người dân còn hạn chế. - Phân chia ranh giới đất chưa rõ ràng.
- Người dân vẫn còn tâm lý trông chờ hỗ trợ.
- Khả năng tiếp cận thị trường lâm sản còn gặp nhiều khó khăn.