6. Kết cấu luận văn
1.2.2. Mục tiêu, nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng
đo lường, kiểm soát và xử lý rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân nhằm tối đa hoá lợi nhuận của ngân hàng với mức rủi ro có thể chấp nhận được.
1.2.2. Mục tiêu, nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay kháchhàng cá nhân hàng cá nhân
i. Mục tiêu
Xuất phát từ vai trò quan trọng của hoạt động tín dụng, mục tiêu quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại là tối đa hóa thu nhập bằng cách duy trì rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN ở mức chấp nhận được. Quản trị rủi to tín dụng trong cho vay KHCN có hiệu quả là một bộ phận quan trọng trong cách tiếp cận rủi ro tổng thể và được coi là đóng vai trò cốt lõi cho sự thành công của ngân hàng thương mại trong dài hạn.
ii. Nguyên tắc
Theo Basel (2000), các nguyên tắc về quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN, đảm bảo tính hiệu quả và an toàn trong hoạt động cấp tín dụng. Trong đó, các nguyên tắc tập trung vào các nội dung cơ bản sau đây:
- Thực hiện cấp tín dụng trong cho vay KHCN lành mạnh: Các ngân hàng cần xác định rõ ràng các tiêu chí cấp tín dụng lành mạnh (thị trường mục tiêu, đối tượng khách hàng, điều khoản, điều kiện cấp tín dụng...). Ngân hàng cần xây dựng các hạn mức tín dụng cho từng loại khách hàng và nhóm khách hàng vay vốn có liên quan để có thể bao quát được các loại hình rủi ro tín dụng khác nhau nhưng có thể so sánh và theo dõi được trên cơ sở xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng trong các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Ngân hàng cần có quy trình rõ ràng trong phê duyệt tín dụng với sự tham gia của các bộ phận tiếp thị, bộ phận phân tích tín dụng và bộ phận phê duyệt tín dụng cũng như trách nhiệm rạch ròi của các bộ phận tham gia, đồng thời cần phát triển đội ngũ nhân viên quản trị rủi ro tín dụng có kinh
nghiệm, có kiến thức, nhằm đưa ra các nhận định thận trọng trong việc đánh giá, phê duyệt và quản trị rủi ro tín dụng.
- Xây dựng môi trường tín dụng thích hợp: Ủy ban Basel yêu cầu Hội đồng quản trị phải thực hiện phê duyệt và định kỳ (ít nhất 1 năm/lần) rà soát lại các chiến lược rủi ro tín dụng, các chính sách rủi ro tín dụng. Chiến lược này cần bao hàm mức độ chấp nhận rủi ro, khả năng ứng phó dự kiến nếu có xảy ra các loại hình rủi ro tín dụng. Trên cơ sở này, Ban Tổng giám đốc có trách nhiệm trong khi thực hiện chiến lược quản trị rủi ro tín dụng và xây dựng các chính sách, thủ tục nhằm phát hiện, đo lường, theo dõi và kiểm soát rủi ro tín dụng trong mọi hoạt động, ở cấp độ từng khoản tín dụng và cả danh mục đầu tư. Các ngân hàng cần xác định và quản trị rủi ro tín dụng trong mọi sản phẩm và hoạt động của mình.”
- Duy trì một quy trình quản lý, đo lường và giám sát có hiệu quả: Ngân hàng cần có hệ thống quản trị các danh mục tín dụng hiệu quả, có hệ thống giám sát đối với các điều kiện liên quan đến từng khoản tín dụng, bao hàm việc xác định quy mô thích hợp các khoản dự phòng, xây dựng và sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro nội bộ trong quản trị rủi ro tín dụng. Hệ thống xếp hạng cần phù hợp với tính chât, quy mô và tính phức tạp trong hoạt động ngân hàng. Ngân hàng cần có hệ thống thông tin và kỹ thuật phân tích giúp ban điều hành đánh giá rủi ro tín dụng cho các hoạt động trong và ngoài bảng cân đối kế toán; có hệ thống giám sát cơ cấu và chất lượng tổng thể của danh mục tín dụng.
- Đảm bảo kiểm soát đầy đủ đối với rủi ro tín dụng: Ngân hàng cần thiết lập hệ thống đánh giá độc lập và liên tục đối với các quy trình quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng và các kết quả đánh giá này cần thông báo cho Hội đồng quản trị và ban quản lý cấp cao. Quy trình cấp tín dụng cần phải được quản lý chặt chẽ, mức cho vay phải nằm trong các chuẩn mực an toàn và giới hạn cho phép. Kiểm soát nội bộ cần báo cáo kịp thời đến các cấp quản lý về những trường hợp ngoại trừ trong các chính sách, quy trình và hạn mức. Ngân hàng cần có hệ thống cảnh báo sớm đối với các khoản tín dụng có dấu hiệu xấu đi, quản lý các khoản tín dụng có vấn đề và các tình huống tương tự