6. Kết cấu luận văn
1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ
Hồ Chí Minh – Chi nhánh Bắc Ninh
Từ những kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Chương Dương và Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Quận 7, có thể rút ra những bài học kinh nghiệm HDBank – Chi nhánh Bắc Ninh như sau:
Thứ nhất, nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ tín dụng: Chi nhánh thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo cho các cán bộ tín dụng cũng như cán bộ thẩm định nhằm nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ tín dụng trong ngân hàng.
Thứ hai, đẩy mạnh công tác thẩm định, tiếp nhận và phân tích khách hàng từ nhiều nguồn thông tin khác nhau để có thể nhận định đầy đủ chính xác về khách hàng vay vốn. Phải chú trọng công tác thẩm định dự án, phương án nói chung và thẩm định tài chính của phương án và khách hàng nói riêng. Kịp thời nắm bắt thông tin và ứng phó trước những tình huống bất lợi xảy ra cho ngân hàng.
Thứ ba, có biện pháp kiểm soát và xử lý rủi ro đối với từng trường hợp cụ thể: Tuân thủ chặt chẽ việc trích lập dự phòng RRTD bao gồm cả dự phòng chung và dự phòng riêng cho từng nhóm nợ theo quy định của NHNN.
Đối với những khách hàng cá nhân vay vốn sai mục đích, thiếu phương án sản xuất khả thi …Chi nhánh kiên quyết không cơ cấu lại nợ mà thực hiện chuyển nhóm nợ theo đúng thực trạng của khách hàng cá nhân đó. Đồng thời, kiên quyết chỉ đạo không cho gia hạn nợ đối với những khách hàng cá nhân không đủ điều kiện.
Thực hiện bán nợ nhằm giảm bớt chi phí do tình trạng nợ kéo dài đối với những khoản nợ xấu tồn đọng chưa xử lý được do tài sản đảm bảo khó phát mại
Thứ tư, Tuân thủ chính sách tín dụng hợp lý dựa trên nền tảng là các quy định của NHNN và các văn bản hướng dẫn của hệ thống và các chỉ tiêu đánh giá đã được xây dựng trong hệ thống.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ