Thực trạng kết quả cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP phát triển thành phố hồ chí minh – chi nhánh bắc ninh (Trang 57 - 67)

6. Kết cấu luận văn

2.2.2. Thực trạng kết quả cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP

TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh – Chi nhánh Bắc Ninh

2.2.2.1. Dư nợ cho vay khách hàng cá nhân tại HDBank – CN Bắc Ninh

Tận dụng những ưu thế về địa bàn, nơi đặt trụ sở phòng giao dịch là khu dân cư đông đúc có nguồn thu nhập ổn định, nhiều cơ quan hành chính sự nghiệp... kết hợp với những tiện ích hấp dẫn của sản phẩm tín dụng mà Chi nhánh cung cấp, trong giai đoạn nghiên cứu 2018 – 2020, hoạt động cho vay KHCN có sự tăng trưởng tốt và chiếm một tỷ trọng ổn định trong tổng dư nợ cho vay.

Bảng 2.5. Tỷ trọng cho vay khách hàng cá nhân trong tổng dư nợ tại HDBank – CN Bắc Ninh giai đoạn 2018 – 2020

Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu Tổng dư nợ Cho vay khách hàng cá nhân Cho vay khách hàng tổ chức

Nguồn: Phòng quản trị tín dụng - HDBank – CN Bắc Ninh Trong giai đoạn nghiên cứu, dư nợ cho vay khách hàng cá nhân có xu hướng tăng dần. Năm 2019, dư nợ cho vay khách hàng cá nhân là 129.77 tỷ đồng, mức tăng tỷ lệ là 4.28% so với năm 2018. Năm 2020, dư nợ cho vay khách hàng cá nhân là 143.47 tỷ đồng, tăng 13.70 tỷ đồng, mức tăng tỷ lệ là 10.55%.

T ỷ tr ọn g (% ) 120.00 100.00 Thời gian

Cho vay khách hàng cá nhân

Hình 2.2. Tỷ trọng cho vay khách hàng cá nhân trong tổng dư nợ tại HDBank – CN Bắc Ninh giai đoạn 2018 – 2020

Nguồn: Phòng quản trị tín dụng - HDBank – CN Bắc Ninh Trong 3 năm qua, tuy dư nợ trong cho vay khách hàng cá nhân có mức tăng trưởng dương và luôn ổn định, nhưng xét về tỷ trọng trong tổng dư nợ, cho vay khách hàng cá nhân lại chiếm tỷ trọng nhỏ hơn rất nhiều so với cho vay tổ chức kinh tế, trung bình cả giai đoạn 2018 – 2020, chỉ tiêu này luôn duy trì ở mức ~13%, trong khi đó cho vay tổ chức kinh tế là ~86%.

2.2.2.2. Cơ cấu cho vay khách hàng cá nhân tại HDBank – CN Bắc Ninh i. Cơ cấu cho vay khách hàng cá nhân phân theo thời gian

Bảng 2.6. Dư nợ khách hàng cá nhân theo kỳ hạn tại tại HDBank – CN Bắc Ninh giai đoạn 2018 – 2020

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh HDBank – CN Bắc Ninh giai đoạn 2018 – 2020

Trong giai đoạn từ năm 2018 - 2020, tỷ lệ dư nợ trung và dài hạn trong tổng dư nợ của HDBank – CN Bắc Ninh luôn đạt ở mức trung bình. Chi nhánh chủ yếu đã tài trợ cho khách hàng vay tiêu dùng như mua ô tô, mua nhà, sửa nhà…ngoài ra là một số dự án cho vay mua TSCĐ của các hộ kinh doanh. Trong một số năm 2018, 2019 tỷ lệ cho vay trung dài hạn của Chi nhánh giảm nhưng không đáng kể. Một phần là do năm 2018 tuy tình hình Bất động sản ấm lên nhưng Chi nhánh thực hiện thắt chặt giải ngân hơn đối với các đối tượng khách hàng nhất định. Đến năm 2020 chi nhánh đã mở rộng hơn đối tượng cho vay trung dài hạn, một phần bởi những tác động từ dịch Covid - 19. Tỷ lệ Dư nợ trung dài hạn tăng 12,82% chủ yếu tăng ở cho vay tiêu dùng, khuyến khích cầu theo định hướng của chính phủ và của HDBank.

Tỷ tr ọn g (% ) 120.00 100.00 80.00 60.00 40.00 20.00 - Thời gian Cho vay ngắn hạn

Hình 2.3. Dư nợ cho vay khách hàng cá nhân phân theo kỳ hạn

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh HDBank – CN Bắc Ninh giai đoạn 2018 – 2020

Dư nợ ngắn hạn trong cho vay khách hàng cá nhân của HDBank – CN Bắc Ninh luôn ở mức trên 60% tổng dư nợ. Chi nhánh chủ yếu dùng vốn từ nguồn huy động thời hạn ngắn hạn để cho vay ngắn hạn do nguồn vốn huy động của Chi nhánh

đồng. Cơ cấu dư nợ theo thời gian của HDBank – CN Bắc Ninh được đánh giá là khá an toàn. Tuy nhiên, HDBank – CN Bắc Ninh sẽ mất đi một số cơ hội và doanh thu từ việc cho vay trung dài hạn.

ii. Cơ cấu cho vay khách hàng cá nhân phân theo mục đích vay

Bảng 2.7: Phân loại dư nợ khách hàng cá nhân theo mục đích vay tại HDBank – CN Bắc Ninh giai đoạn 2018 – 2020

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu

Tổng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân I. Cho vay tiêu dùng Cho vay mua nhà đất, nội thất gia đình … Cho vay mua xe ô tô II. Cho vay sản xuất kinh doanh

Ngành thương mại Công nghiệp Ngành khác III. Cho vay nông nghiệp

IV. Cho vay khác (cầm cố giấy tờ, công chức viên chức, …)

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh HDBank – CN Bắc Ninh giai đoạn 2018 – 2020; Phòng quản trị tín dụng - HDBank – CN Bắc Ninh Xét trong giai đoạn nghiên cứu 2018 – 2020, cho vay cá nhân có rất nhiều lĩnh

có giá và cán bộ công chức viên chức, …). Dư nợ cho vay cá nhân các năm qua đều tăng, sự tăng trưởng đó được chi tiết qua từng lĩnh vực như sau:

- Cho vay tiêu dùng: có rất nhiều sản phẩm nhưng tiêu biểu có cho vay tiêu dùng bao gồm cho vay mua sắm, sửa chữa nhà ở, cho vay mua sắm nội thất gia đình và cho vay mua ô tô … Nhìn chung cho vay tiêu dùng có sự gia tăng qua các năm về số lượng nhưng giảm về tỷ trọng trong tổng cơ cấu cho vay cá nhân. Năm 2018, tỷ lệ cho vay tiêu dùng là 48%. Do trong năm 2018, Chi nhánh tập trung cho vay ngắn hạn và sản xuất kinh doanh, không khuyến khích cho vay trung dài hạn và mục đích tiêu dùng. Đến năm 2019, tỷ trọng tăng 51.12%. Đây là những năm Chi nhánh thực hiện chính sách của nhà nước mở rộng cho vay KHCN lĩnh vực đời sống, tuy nhiên, đến năm 2020, khi tình hình dịch bệnh có nhiều tiến triển, hoạt động sản xuất kinh doanh bước vào giai đoạn bình thường mới đòi hòi nguồn vốn phục hồi sản xuất, vì vậy, Chi nhánh lại cơ cấu lại tập trung sang cho vay sản xuất. Trong tổng cho vay tiêu dùng, lĩnh vực cho vay mua nhà đất, nội thất chiếm tỷ trọng lớn trên 33.60% trong cơ cấu cho vay cá nhân.

Dư nợ cho vay mua xe ô tô các năm từ 2018 đến 2020 có nhiều biến động, năm 2019, khoản mục này có dư nợ là 21,23 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 14,40% trong tổng dư nợ cho vay KHCN, tăng 18.46% so với năm 2018. Năm 2020, tỷ trọng cho vay mua xe ô tô giảm chỉ còn 18,56 tỷ đồng, mức giảm 12,57% so với năm 2019, tỷ trọng chỉ chiếm 12.94% tổng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân, nguyên nhân được xác định do tác động từ đợt bùng dịch Covid 19 tiếp theo, nhà nước hạn chế hoạt động của dịch vụ vận tải chở người từ Bắc Ninh đi liên tỉnh.

- Về cho vay sản xuất kinh doanh: Trong cả giai đoạn, các khoản vay nhằm mục đích sản xuất kinh doanh có xu hướng gia tăng. Năm 2019, dư nợ cho vay đạt 56,45 tỷ đồng tăng 4.18 tỷ đồng, tương ứng mức tăng tỷ lệ là 8% so với năm 2018. Năm 2020, tiếp tục đà tăng trưởng dương, dư nợ đạt 64,56 tỷ đồng, tăng 14.37% so với năm 2019, tỷ trọng tăng và chiếm 45% tổng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân tại Chi nhánh. Nguyên nhân của sự tăng trưởng nhanh trong lĩnh vực cho vay sản xuất kinh doanh qua các năm là do trong những năm này nền kinh tế Việt Nam nói chung và tỉnh Bắc Ninh nói riêng có sự tăng trưởng mạnh mẽ đã thúc đẩy mạnh việc

các cá nhân đầu tư sản xuất kinh doanh. Lĩnh vực sản xuất kinh doanh cá nhân khá phong phú nhưng đa phần tập trung ở quy mô nhỏ lẻ cần vốn để đáp ứng trong thời gian ngắn như buôn bán thương nghiệp hộ kinh doanh, buôn bán ở chợ, buôn chuyến, trồng trọt, chăn nuôi,… nên vay ngắn hạn nhằm bổ sung vốn kinh doanh trong cho tổng cho vay sản xuất kinh doanh là khá cao. Tại địa bàn tỉnh Bắc Ninh, cho vay SXKD chủ yếu tập trung tại các hộ gia đình kinh doanh thương mại (chiếm gần 90%/tổng dư nợ cho vay SXKD), các ngành đặc thù khác như công nghiệp, nghư nghiệp hầu như chưa được khai thác và quan tâm đúng mức.

Để có được thành công này là do HDBank – CN Bắc Ninh nắm bắt kịp thời các nhu cầu cần thiết của khách hàng theo sự thay đổi của nền kinh tế, và áp dụng linh hoạt các chính sách tín dụng theo sản phẩm của HDBank từ đó mà phát triển các sản phẩm phù hợp như cho vay đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời ví dụ cho vay kinh doanh tại chợ, cho vay thương mại dịch vụ... là những sản phẩm đặc trưng hiện nay đang được áp dụng.

- Cho vay nông nghiệp: cho vay nông nghiệp tại HDBank – CN Bắc Ninh chiếm tỷ lệ rất thấp (chỉ từ 5-8%/tổng dư nợ cho vay KHCN). Do chính sách tín dụng của HDBank – CN Bắc Ninh chủ yếu tập trung ở nhóm mục đích tiêu dùng, sản xuất kinh doanh. Cho vay tiêu dùng đối với các cá nhân có thu nhập ổn định và uy tín, sử dụng nhiều dịch vụ (tập trung các DN lớn, bệnh viện, trường học, cơ quan HCSN) do đó đối tượng khách hàng vay phục vụ nông nghiệp HDBank – CN Bắc Ninh không đại trà mà có sự chọn lọc hơn.

- Cho vay cầm cố giấy tờ có giá: đây là mảng sản phẩm tuy chỉ chiếm một mảng nhỏ trong sản phẩm cho vay cá nhân nhưng là mảng không thể thiếu đối với ngân hàng. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do: ngày nay khi nền kinh tế ngày càng phát triển thì đời sống vật chất cũng ngày một nâng cao, vì thế dẫn đến việc các cá nhân thích tích trữ của cải trong đó có những giấy tờ có giá cũng là việc tất yếu, tuy nhiên, do những thủ tục rườm rà trong các khâu thẩm định, xác định tin cậy của các loại giấy tờ nên Chi nhánh đã chủ động hạn chế cho vay theo hình thức này.

Nhìn chung, cơ cấu tín dụng khách hàng cá nhân tại HDBank – CN Bắc Ninh trong những năm qua tương đối ổn định. Chủ yếu cho vay ngắn hạn, tỷ lệ cho vay

trung dài hạn chỉ chiếm 30-40% phù hợp với tình hình hoạt động kinh doanh, nguồn huy động vốn, đảm bảo thanh khoản tại Chi nhánh.

2.2.2.3. Chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại HDBank – CN Bắc Ninh

Xét trong tổng thể hệ thống HDBank, giai đoạn 2018 – 2020, nợ xấu và nợ quá hạn luôn là điểm nhức nhối, khi nợ xấu trong giai đoạn này tăng từ 1.36% lên 1.83% tổng dư nợ cho vay (BCTC hợp nhất quý 3/2020 của HDBank). Tại HDBank – CN Bắc Ninh, tình hình nợ xấu, nợ quá hạn cũng đang ở mức khá cao.

Bảng 2.8. Tình hình nợ xấu, nợ quá hạn khách hàng cá nhân tại HDBank – CN Bắc Ninh giai đoạn 2018 – 2020

Chỉ tiêu

Nợ quá hạn cho vay khách hàng cá nhân (tỷ đồng) Nợ xấu cho vay KHCN (tỷ đồng)

Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay KHCN/tổng cho vay khách hàng cá nhân (%)

Tỷ lệ nợ xấu cho vay KHCN/ tổng cho vay khách hàng cá nhân (%)

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh HDBank – CN Bắc Ninh giai đoạn 2018 – 2020; Phòng quản trị tín dụng - HDBank – CN Bắc Ninh Nợ quá hạn là chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ đến hạn mà khách hàng không có khả năng trả nợ cho ngân hàng và không có lý do chính đáng để xin gia hạn nợ. Khi đó ngân hàng sẽ chuyển từ tài khoản dư nợ sang tài khoản nợ quá hạn. Nợ quá hạn là chỉ tiêu phản ánh chất lượng của nghiệp vụ tín dụng tại một ngân hàng. Nếu tại một thời điểm nhất định nào đó, nợ quá hạn chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng dư nợ thì chất lượng tín dụng của ngân hàng kém hiệu quả. Ngược lại, nợ quá hạn càng nhỏ thì chất lượng tín dụng càng cao, hoạt động kinh doanh của ngân hàng đạt hiệu quả và an toàn. Nhìn vào bảng trên thấy được tỷ lệ nợ quá hạn của Chi nhánh không biến động nhiều, chất lượng nợ của Chi nhánh chưa được cải thiện đáng kể.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP phát triển thành phố hồ chí minh – chi nhánh bắc ninh (Trang 57 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w